Giáo án lịch sử 7 Tuần 34 tiết 64 lịch sử địa phương ngành nghề truyền thống và văn hóa các dân tộc yên bái

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm được truyền thống văn hóa và truyền thống văn hóa gian của các dân tộc Yên Bái trong thời kì phong kiến.

 - Những nét văn hóa xã hội mang màu sắc tỉnh miền núi.

2. Tư tưởng:

 - Học sinh thấy tự hào về những thành tựu kinh tế văn hoá của địa phương, biết nâng niu trân trọng và giữ gìn phát huy truyền thống đó.

 - Giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

3. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích đối chiếu với các loại tài liệu lịch sử để rút ra nhận xét, kết luận.

II. CHUẨN BỊ:

 - Tài liệu sử địa phương tỉnh Yên Bái

 - Tìm hiểu truyền thống văn hóa ở địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1.Ổn định tổ chức:

 Sĩ số:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Nêu những thành tựu về khoa học-kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX?

 3. Bài mới:

 GV giới thiệu bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2900 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lịch sử 7 Tuần 34 tiết 64 lịch sử địa phương ngành nghề truyền thống và văn hóa các dân tộc yên bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/4/2014
TUẦN 34
TIẾT 64
Ngày dạy: 18/ 4/2014
 Lịch sử địa phương
NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC YÊN BÁI
PHẦN II: VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC YÊN BÁI
š š š ² › › ›
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: 
 - Học sinh nắm được truyền thống văn hóa và truyền thống văn hóa gian của các dân tộc Yên Bái trong thời kì phong kiến.
 - Những nét văn hóa xã hội mang màu sắc tỉnh miền núi.
2. Tư tưởng: 
 - Học sinh thấy tự hào về những thành tựu kinh tế văn hoá của địa phương, biết nâng niu trân trọng và giữ gìn phát huy truyền thống đó.
 - Giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
3. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích đối chiếu với các loại tài liệu lịch sử để rút ra nhận xét, kết luận.
II. CHUẨN BỊ:
 - Tài liệu sử địa phương tỉnh Yên Bái
 - Tìm hiểu truyền thống văn hóa ở địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Ổn định tổ chức:
 Sĩ số:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu những thành tựu về khoa học-kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX? 
 3. Bài mới: 
 GV giới thiệu bài
HĐ 1:
? Truyền thống văn hóa thể hiện ở những điểm nào?
? Truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc thể hiện như thế nào?
GV nêu các ví dụ: Nhân dân địa phương tích cực tham gia cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên thế kỉ XIII, ủng hộ cuộc đấu tranh giữ gìn sự thống nhất tổ quốc thế kỉ XVI- XVII, tham gia phong trào Cần vương chống Pháp, Khởi nghĩa Giáp Dần 1913-1914 của người Dao(Lục Yên), khởi nghĩa Yên Bái.
? Truyền thống nhân văn thể hiện như thế nào?
Ví dụ: khi có giặc ngoại xâm sẵn sàng xả thân vì đất nước. Trong cuộc sống ứng xử bao giờ cũng nhân ái, khoan dung, nghĩa tình và đạo lí……. Trân trọng và ghi nhớ công lao của những người có công trong quá trình dựng nước, giữ nước, quê hương….
GV nêu một số đền, chùa, di tích lịch sử ở địa phương 
HĐ 2:
? Các dân tộc Yên Bái có các truyền thống văn hóa dân gian nào?
GV giới thiệu một số điệu múa, hát, nhạc cụ của các dân tộc
Múa có múa khèn, múa xòe, dậm thuông, Xúc tép, Chim gâu, Mời rượu, Cá lượn, Hươu mạy…
- Hát then, hát cọi, hát ru, mưa rơi…..
- Nhạc có đàn tính, đàn môi, sáo, chiêng, trống, thanh la, khèn…… 
? Nêu một số truyện, sử thi, trường ca mà em biết?
- Truyện có “Kim Quế”, “Chim Báo”…. của người Tày. Người Dao có “Inh Tòi Dung”
? Lễ hội của các dân tộc thường tổ chức khi nào? Để làm gì?
- Lễ hội xuống đồng, Lễ hội đâm trâu…
- người dân mong các thần linh phù hộ đuổi ma tà, cầu thời tiết thuận hòa để cuối năm có mùa bội thu, là dịp để giao lưu, trai gái gặp gỡ nhau tỏ tình
GV giới thiệu một số lễ hội ở địa phương
II. Văn hóa các dân tộc Yên Bái.
1. Truyền thống văn hóa.
- Truyền thống yêu nước, ý thức tự lực tự cường dân tộc, thống nhất tổ quốc.
- Truyền thống nhân văn: đoàn kết sâu sắc, nhân ái, khoan dung nghĩa tình và đạo lí, trân trọng ghi nhớ công lao những người có công
2. Truyền thống văn hóa dân gian
- Truyện cổ, tục ngữ, ca dao, lễ hội, hát dân ca, múa...
- Lễ hội gắn với mùa xuân, với sản xuất nông nghiệp với hội xuống đồng.
	 4. Củng cố : 
 - Hệ thống lại bài, gọi học sinh trả lời câu hỏi trong tài liệu.
 ? Kể tên các ngành nghề kinh tế ở Yên Bái? Nhận xét về các ngành kinh tế đó?
 ? Truyền thống văn hóa của các dân tộc Yên Bái thể hiện ở những điểm nào?
 ? Các dân tộc Yên Bái có những truyền thống văn hóa dân gian nào? nêu một số lễ hội mà em biết?
 - GV yêu cầu HS biểu diên một vài điệu múa, hát cảu các dân tộc
 	5. Dặn dò : 
 - Sưu tầm liệu về địa phương để đọc thêm.
 - Ôn tập kiến thức giờ sau ôn tập chương V

File đính kèm:

  • docTiet lich su dia phuong lop 7.doc