Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011

1/ Mục tiêu bài học.

 a/ Kiến thức:

 Thấy được những khó khăn mà Quang Trung phải vượt qua trong công cuộc xây dựng đất nước về nông nghiệp , công thương nghiệp, văn hoá giáo dục và quốc phòng.

 b/ Tư tưởng: Bồi dưỡng HS ý thức ủng hộ cái mới. Đặt biệt là những chính sách của Quang Trung phú hợp với yêu cầu lịch sử và xu thế thời đại.

 c/ Kỹ năng. Phân tích sự kiện lịch sử

2/ Chuẩn bị:

 a/ Giáo viên: Giáo án, Tranh ảnh về vua Quang Trung. Tư liệu về “ Chiếu khuyến nông”, “ Chiếu lập học”

 b/ Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
56 : QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
1/ Mục tiêu bài học.
	a/ Kiến thức:
	 Thấy được những khó khăn mà Quang Trung phải vượt qua trong công cuộc xây dựng đất nước về nông nghiệp , công thương nghiệp, văn hoá giáo dục và quốc phòng.
	b/ Tư tưởng: Bồi dưỡng HS ý thức ủng hộ cái mới. Đặt biệt là những chính sách của Quang Trung phú hợp với yêu cầu lịch sử và xu thế thời đại.
	c/ Kỹ năng. Phân tích sự kiện lịch sử
2/ Chuẩn bị:
	a/ Giáo viên: Giáo án, Tranh ảnh về vua Quang Trung. Tư liệu về “ Chiếu khuyến nông”, “ Chiếu lập học”
	b/ Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3/ Tiến trình dạy và học.
	a/ Kiểm tra bài cũ. (4’)
 Câu hỏi: Trình bày cuộc tiến công của vua QT đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789?
 Trả lời: - Tháng 11- 1788, Ng Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là QT.
	- Diễn biến:
	+ Đêm 30 tết trận sông Gián Khẩu.
	+ Đêm mùng 3 tết trận Hà Hồi.
	+ Mùng 5 tết trận Ngọc Hồi- Khương Thượng- Đống Đa.
	- Kết quả: Trong 5 ngày đêm ta đã quết sạch 29 vạn quân ra khỏi bờ cõi
	b/ Bài mới:
	Giới thiệu bài:(1’) Sau khi đánh ta 29 vạn quân Thanh và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống , Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng đất nước . Ông không chỉ là nhà quân sự tài ba lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc.
Hoạt động của Giáo Viên.
Hoạt động của Học sinh
Nội dung.
Gv: đất nước ta đã trả qua thời kì chiến tranh kéo dài.
Hỏi: Tình hình nước ta sau chiến tranh ntn?
Hỏi: Sau khi đánh đuổi ngoại xâm Quang Trung đã làm gì?
Hỏi: Vì sao?
Hỏi: Việc làm của QT có được sự giúp sức của ai không?
Gv: Nhờ chính sách cầu hiền chân thành QT đã tập hợp được nhiều sĩ phu có tài năng, yêu nước thương dân (như Ng Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích..) 
Hỏi: Về KT vua QT đã thi hành những chính sách gì?
Gv: Ban hành Chiếu khuyến nông nhằm giải quyết tình trạng thiếu ruộng đất, xoá bỏ chính sách bế quan toả cảng, mở cửa canh tân đất nước, nhà vua cho dò xét lại ruộng đất xã nào còn bỏ hoang đến hạn mà chưa nhận lấy khai khẩn.. 
Hỏi: Nhờ vậy nông nghiệp đạt được kq’ ntn?
Hỏi: Vua QT còn có những chính sách nào nữa?
Hỏi: Tại sao “mở cửa ải, thông thương chợ búa” thì công thương nghiệp pt’?
Hỏi: Em có nhận xét gì về những việc làm trên của vua QT?
Hỏi: QT đã thi hành những biện pháp gì về văn hoá, giáo dục?
Gv: lần đầu tiên trong ls nước ta, việc học được phổ biến đến tận xã, nd giáo dục: Chú trọng tính thiết thực, sáng tạo, trọng nhân tài 
Hỏi: Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua QT?
Hỏi: Ngoài việc ban hành chiếu lập học nhà vua còn có biện pháp gì trong gd?
Hỏi: Việc sd chữ Nôm có ý nghĩa ntn?
Gv: Thể hiện ý thức, tinh thần dân tộc QT muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.
Hỏi: Nước nhà thống nhất song vua QT gặp phải những khó khăn gì ?
Gv: Vừa mới giành được độc lập song nền an ninh đất nước bị đe doạ nghiêm trọng
Hỏi: Chủ trương của QT?
Gv: Chế độ quân dịch: cứ 3 xuất đinh lấy 1 xuất lính thành lập nhiều binh chủng....
Hỏi: Chính sách ngoại giao của vua Quang Trung có điểm gì đặt biệt?
Gv : đối với nhà Thanh vừa mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc buộc nhà Thanh phải công nhận nền độc lập của ta. 
Hỏi: QT đã đối phó ntn?
Gv: QT đã viết lời hịch kêu gọi nd Quảng Ngãi, Quy Nhơn đồng lòng hiệp sức tiêu diệt Ng Ánh.
Hỏi: Kế hoạch đánh Gia Định có thực hiện được không?
Gv: Quang Trung mất là một tổn thất cho triều Tây Sơn và cho cả dân tộc, công chúa Ngọc Hân đã ghi lại sự nghiệp của QT = 2 câu thơ:
Hỏi: Hai câu thơ đã nói lên điều gì?
Gv: Cho HS xem ảnh QT sgk
Giảng: Hình ảnh người a hùng áo vải hiên ngang, dũng cảm sừng sững đứng giữa đất trời, tiêu biểu cho khí thế đấu tranh anh dũng của dân tộc VN
Hỏi: Sau khi QT qua đời tình hình nước ta ntn?
- Loạn lạc, ruộng đồng bỏ hoang, xóm làng xơ xác,..
- Bắt tay vào xd chính quyền mới khôi phục kt
- Để khôi phục kt, ổn định xh
- Có, nd
+ Nông nghiệp: ban hành “chiếu khuyến nông”
- Mùa màng trở lại phong đăng
- Giảm tô thuế..
- Mở cửa ải thông thương hàng hoá 
- Vì có sự giao lưu, trao đổi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng 
- Nhà vua quan tâm đặt biệt đến đời sống của nhân dân, có nhiều tư tưởng tiến bộ 
- Ban hành chiếu lập học
- Xd đất nước lấy dạy học làm đầu, chú ý tuyển nhân tài 
- Tuyển chọn người có tài giúp việc cho đất nước 
- Dùng chữ Nôm 
- Ông giao cho Ng Thiếp lập Viện Sùng chính ..
- Ý thức, tinh thần dtộc
+Phía Bắc: bọn Lê Duy Chỉ hoạt động chống phá biên giới
+Phía Nam: Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp chiếm lại Gia Định
- Quân sự: xd qđội mạnh
- Thi hành chế đội quân dịch 
- Khôn khéo, mềm dẻo 
- Qđ mở cuộc tấn công Ng Ánh ở Gia Định
Không, QT qua đời
- Hs đọc 2 câu thơ
- Công lao to lớn của vua QT đã có công giữ nước, xd đất nước 
- Quang Toản lên ngơinhng không đủ năng lực điều hành đất nước.
- Nội bộ triều đình mâu thuẫn, suy yếu.
1. Phục hồi kinh tế xây dựng văn hoá dân tộc: (19’)
a. Kinh tế:
- Nông nghiệp: Ban hành “Chiếu khuyến nông”, giảm tô thuế cho dân.
- Công thương nghiệp: Mở cửa ải để lưu thông hàng hoá, khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền.
b. Văn hoá, giáo dục:
- Ban hành Chiếu lập học
- Khuyến khích mở trường học.
- Chữ Nôm được dùng là chữ viết chính thức. 
- Lập Viện Sùng chính 
2. Chính sách quốc phòng ngoại giao:
(17’)
a. Tình hình đất nước:
- Phía Bắc: bọn Lê Duy Chỉ hoạt động chống phá ở vùng biên giới
-Phía Nam: Nguyễn Ánh cầu cứu tb’ Pháp chiếm lại Gia Định
b. Những chủ trương của QT:
- Quân sự: + Củng cố quân đội.
+ Thi hành chế độ quân dịch
- Ngoại giao: 
+ Đường lối ngoại giao vừa khéo léo, mềm dẻo vừa kiên quyết.
+ Tiêu diệt nội phản.
- 16 /09/1792 QT qua đời 
	c. Củng cố, luyện tập: (3’)
	 Bài tập: Em hãy kể lại những công lao của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc?
	- Thống nhất đất nước
	- Đánh đuổi giặc ngoại xâm (q Xiêm, q Thanh )
	- Phục hồi kinh tế, văn hoá dtộc ...
	d. Hướng dẫn về nhà: (1’)
	- Học bài, tóm tắt lại những nội dung chính của bài.
	- Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi sgk.
Ngày soạn:23/3/2010	 Ngày giảng 7A: 25/3/2010
	 7D: 27/3/2010
	Tiết 57	LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
1/ Mục tiêu bài học.
	a/ Kiến thức:
	 - Cung cấp những tri thức lịch sử địa phương một cách khoa học, chính xác 
	 - Thấy được mqh giữa di tích ls địa phương với ls đất nước, dân tộc.
	b/ Tư tưởng: 
	Giáo dục cho hs lòng yêu mến, tự hào về quê hương, về địa phương mình đang sống và tình cảm trân trọng thế hệ đi trước.
	c/ Kỷ năng. 
	Quan sát, liên hệ với các sự kiện ls đất nước
2/ Chuẩn bị:
	a/ Giáo viên: Tham khảo tài liệu địa phương, soạn giáo án, Tư liệu về lịc sử địa phương, hình ảnh minh hoạ
	b/ Học sinh: Chuẩn bị bài về ls địa phương.
3/ Tiến trình dạy và học.
	a/ Kiểm tra bài cũ. (4’)
 Câu hỏi: Kể tên các di tích ls mà em biết? Nhwngx người anh hùng của quê hương Sơn La?
 	 Trả lời: Hs trảlời ý kiến riêng.
	b. Bài mới:
	 Giới thiệu bài: (1’) Trải qua thời kì chiến tranh kéo dài đã có bao người anh hùng đã phải hy sinh vì tổ quốc vì dân tộc vì chính quê hương mình, các anh là ai? Bài học hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu một số anh hùng tiêu biểu của quê hương mình.
I. TÌM HIỂU NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ TIÊU BIỂU: (24’)
	1 Nhà tù Sơn La.
	 	Trong những năm đầu TK XX, TDP tiến hành xd bộ máy cai trị tại khu Tây Bắc. Cùng với xd toà sứ, nhà giám binh, trại lính và các công sở khác, chính quyền thưc dân cũng tiến hành xd trại giam ở đây. Năm 1908 ra đời , diện tích 500 m2. Trước phong trào đấu tranh sôi sục, TDP ra sức đàn áp, đồng thời gấp rút xd hoặc MR các nhà tù trên phạm vi toàn quốc, trong đó Nhà tù Sơn La được MR gấp 3 lần so với thiết kế ban đầu, biến nơ đây thành trung tâm giam giữ, đầy ải tra tấn dã man những người dân yêu nước.Nhưng trong nhà tù khắc nhiệt của chế đọ thực dân những người yêu nước đã biến thành trường học cách mạng.
	2. Văn bia Quế Lâm Ngự Chế.
	Sau khi dẹp quân phản loạn, trên đường vua Lê Thánh Tông cùng các quân sĩ nghỉ chân tại Động La (tức Mường La). Trước cảnh đẹp hùng vĩ, nên thơ cùng với tâm trạng phấn khích nhà vua đã khắc 8 câu thơ chữ Hán lên vách đá ở cửa hang, trải qua hơn 500 năm mưa nắng dãi dầu nhưng bài thơ vẫn còn tồn tại trong lòng người dân Sơn La, trở thành di tích ls Văn bia Quế Lâm ngự Chế ở thị xã SL.	
	3. Di tích ls Cây đa bản Hẹo 
	Đây là một trong những điểm di tích quan trọng được xếp hạng cấp quốc gia, nơi đây từng là địa điểm liên lạc bí mật giữa TW Đảng với chi bộ Nhà tù Sơn La.
	4. Di tích chiến dịch Nà Sản và Đồn Mộc Lỵ
	Di tích ls chiến dịch Nà Sản thuộc xã Chiềng Mung huyện Mai Sơn- SL. Đây là điểm chốt cuối cùng mà TDP đã tháo chạy trong chiến dịch Tây Bắc (1952)
	Di tích Đồn Mộc Lỵ nằm ở trung tâm thị trấn Mộc Châu- SL, đây là cửa ngõ tiến vào Tây Bắc, đặc biệt là vùng thượng Lào, nên TDP đã xd đồn bốt rất kiên cố trên bốn phía của quả đồi cao(gần 21 đồn bốt).
	5. Tháp Mường Và.
	Nằm trên địa phận huyện Sốp Cộp, tháp Mường Và được xd từ TK XVIII, cao 16,5 m gồm 4 tầng, mỗi tầng của tháp được thể hiện bằng các hình hoa văn khác nhau hết sức độc đáo và sinh động.
	6. Hang Thẳm Tát Tòng, Hang Dơi.
	Hang Thẳm Tát Tòng nằm trong thị xã SL, nét độc đáo của thắng cảnh này là vừa có hang động khô phía trên che chở cho dòng suối mát ở dưới, tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng, cảnh sắc sơn thuỷ hữu tình.
	Hang Dơi thị trấn MC- SL thắng cảnh nổi tiếng kì vĩ, khi bước chân vào động ta có cảm giác bước vào cung đình của vua, được thả sức tưởng tượng ra vạn vật của vũ trựnh đang quy tụ ở nơi này.
II. TÌM HIỂU NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG TRÊN VÙNG ĐẤT SƠN LA. (12’)
	1. Tô Hiệu.
	(1912- 1944) quê ở tỉnh Hải Dương, là chiến sĩ cộng sản kiên trung của Đảng, tiêu biểu cho tình thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ cộng sảnbị giam cầm tại nhà tù Sơn La.
	2. Lò Văn Giá.
	Lò Văn Giá người con của quê hương SL, người thanh niên dân tộc Thái dũng cảm đã đưa đường cho đoàn tù chính trị Nhà tù SL vượt ngụcthành công năm 1943.
	c. Củng cố, luyện tập: (3’)
	Gv khái quát lại nội dung bài học, những điều hs cần ghi nhớ.
	d. Hướng dẫn về nhà (1’)
	Hs học 

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc