Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011

1. Mục tiêu bài dạy.

a/ Kiến thức.

 Những sự kiện tiêu biểu của giai đoạn cuối. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động ; Chi Lăng – Xương Giang; Ý nghĩa của nhữgn chiến thắng đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

b/ Tư tưởng.

 Giáo dục HS lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.

c/ Kỹ năng.

 Sử dụng lược đồ học diễn biến trận đánh.

Đánh giá các sự kiện có ý nghĩa quyết định của một cuộc chiến tranh.

2. Chuẩn bị.

a. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị lược đồ trận Tốt Đồng- Chúc Đồng và Chi Lăng- Xương giang.

b. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới trong SGK.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn.08/1/2011 	 Ngày giảng.7A,B,C,D: 11/1/2011
Tuần 21
 Bài 19. CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN. (1418- 1427) (Tiếp..)
Tiết 40. 
 III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG.
 (cuối năm1426 cuối năm1427)
1. Mục tiêu bài dạy.
a/ Kiến thức.
 Những sự kiện tiêu biểu của giai đoạn cuối. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động ; Chi Lăng – Xương Giang; Ý nghĩa của nhữgn chiến thắng đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
b/ Tư tưởng.
 	 Giáo dục HS lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
c/ Kỹ năng.
 	Sử dụng lược đồ học diễn biến trận đánh.
Đánh giá các sự kiện có ý nghĩa quyết định của một cuộc chiến tranh.
2. Chuẩn bị.
a. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị lược đồ trận Tốt Đồng- Chúc Đồng và Chi Lăng- Xương giang.
b. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới trong SGK.
3. Phần thể hiện trên lớp.
a. Kiểm tra bài cũ. (4')
Câu hỏi. 
 Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi?
Trả lời.
 - Tháng 9- 1426 Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến công ra Bắc. Nghĩa quân chia làm 3 đạo.
 - Quân ta thắng nhiều trận lớn quân Minh phải cố thủ trong thành Đông Quan.
b. Dạy bài mới.
 Vào bài (1’) Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau nhiều năm chiến đấu gian lao, trải qua nhiều thử thách đã bước vào giai đoạn thắng lợi từ cuối năm 1426 đến cuối năm 1427 giai đoan này diễn ra như thế nào, hôm nay chúng ta tìm hiểu.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung.
 Gv: chỉ lược đồ cho HS vị trí Tốt Động – Chúc Động.
Giảng: Với mong muốn giành thế chủ động tiến quân vàoThanh Hóa đánh tan quân ta, nhà Minh cử Vương Thông đem 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan, nhưng chúng chỉ để lại Đông Quan 1 lực lượng nhỏ, còn lại tiến vào Thanh Hóa, trên đường tiến quân tập kích tại Cổ Sở đánh Cao Bộ.
Gv: Kết hợp chỉ lược đồ tường thuật diễn biến.
Hỏi: Qua 2 câu thơ trong “ Bình Ngô Đại Cáo” cho biết kết quả trận chiến này?
Hỏi: Vì sao trận thắng này được coi là trận thắng có ý nghĩa chiến lược?
Gv: Hướng dẫn hs thảo luận
Gv: dùng lược đồ trình bày diễn biến: Tháng 10 -1427 15 vạn viện binh giặc tiến vào nước ta. Liễu Thăng chỉ huy quân từ Quảng Tây qua Lạng Sơn
Mộc Thạnh từ Vân Nam qua Hà Giang.
Hỏi: Trước tình hình đó bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì?
Hỏi: Tại sao lại quyết định như vậy?
Gv: Giới thiệu cho HS về hội thề Đông Quan
Hỏi: Tại sao ta lại tập trung tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng trước mà không tập trung lực lượng giải phóng Đông Quan?
Gv: Sau khi giải phóng đất nước, Nguyễn Trãi viết bài “Bình Ngô Đại Cáo” – đây được xem là bảng tuyên ngôn độc lậop lần thứ hai của dân tộc ta.
Hỏi: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Hỏi: Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa?
- HS quan sát lược đồ, xác định vị trí của TĐ – CĐ
- 5 vạn tên bị giết, 1 vạn bị bắt sống, VThông bị thường chạy về Đông Quan.
- HS thảo luận nhóm:
Vì; nó làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch làm cho ý đồ phản công của địch bị thất bại.
Tìm hiểu trận đánh thắng lợi Chi Lăng Xương Giang.
- Quan sát lược đồ
- Tập trung lực lượng tiêu diệt quân của Liễu Thăng. 
- Vì tiêu diệt được quân của Liễu Thăng thì buộc V. Thông đầu hàng còn nếu hạ thành Đông Quan thì lúc ấy quân Minh đông không thể hạ thành ĐQ mà Liễu Thăng đến thì tình hình sẽ khó khăn phức tạp.
- Vì đạo quân của Liễu Thăng lực lượng lớn hơn 10 vạn quân sẽ buộc Vương Thống phải đầu hàng. 
- Đọc bài Bình Ngô Đại Cáo minh họa cho trận chiến ác liệt này.
- Sự ủng hộ mọi mặt tích cực của nhân dân.
- Xây dựng được khối đoàn kết toàn dân, quy tụ sức mạnh cả nước.
- Đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn..
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
- Mở ra một thời kỳ mới cho đất nước.
1. Trận Tốt Động – Chúc Động: (13’)
- Tháng 10/ 1426 Vương Thông đem 5 vạn quân vào Động Quan.
- Ta bố trí mại phục tại Tốt Động – Chúc Động.
- 11/ 1426 Vương Thông đánh Cao Bộ, quân ta dụ địch lọt vào trận địa.
- Kết quả: 5 vạn tên địch bị giết, 1 vạn tên bị bắt sống . Vương Thông chạy về Đông Quan.
2. Trận Chi Lăng – Xương Giang. (12’)
- Tháng 10/1427 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào nước ta.
- Ngày 8/10/1427 Liễu Thăng bị ta phục kích ở Chi Lăng
- Lương Minh dẫn quân xuống Xương Giang bị ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát.
- Hàng vạn tên địch bị giết, Mộc Thạnh chạy về nước . Vương Thông chấp nhận mở hội thề Đông Quan (10/12/1427) cuộc chiến tranh kết thúc..
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:
(10’)
a. Nguyên nhân: 
- Sự ủng hộ mọi mặt tích cực của nhân dân.
- Xây dựng được khối đoàn kết toàn dân, quy tụ sức mạnh cả nước.
- Đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
b. Ý nghĩa:
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
- Mở ra một thời kỳ mới cho đất nước.
c. Củng cố - Dặn dò: (4’)
 Gv: Y/c hs lên bảng trình bày diễn biến trận Tốt Động – CHúc Động và Chi Lăng – Xương Giang bằng lược đồ.
d. Hướng dẫn học bài (1’)
- Về học SGK kết hợp với vở ghi.
- Học theo hệ thống câu hỏi SGK.
Ngày soạn: 09/1/2011 Ngày giảng 7A: 14/1/2011
	 7B,D: 12/1/2011
	 7C: 13/1/2011
 Bài 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ. (1428- 1527)
Tiết 41.	I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT.
1. Mục tiêu bài dạy.
	a. Kiến thức: 
	 - Bộ máy chính quyền thời Lê sơ, chính sách đối với quan đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức.
	- So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo kỷ cương trật tự xã hội.
	b. Tư tưởng: Giáo dục HS niềm tự hào về thời kỳ thịnh trị của đất nước , có ý thức bảo vệ Tổ quốc
	c. Kỹ năng: phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kỳ lịch sử.
2. Chuẩn bị.
a. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án. 
b. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới trong SGK.
3. Phần thể hiện trên lớp.
a. Kiểm tra bài cũ. (4')
 Câu hỏi: Hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng, Xương Giang?
 Trả lời:
	- 10- 1427, 15 vạn viện binh giặc từ Trung Quốc chia làm hai đạo quân tiến vào nước ta.
	- 8- 1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng, Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang bị quân ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát.
	- Mấy vạn binh còn lại tới Xương Giang co cụm lại giữa cách đồng bị tiêu diệt.
b. Bài mới.
 Vào bài: (1’) Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh lâu dài và gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang. Nhà Lê có nhiều biện pháp khôi phục và phát triển đất nước. Đó chính là cơ sở và điều kiện thuận lợi để nước Đại Việt đạt được những thành tựu mới về Chính trị, Quân sự và Pháp luật.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
Gv: Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Lê Lợi (lên ngôi Hoàng Đế) đã làm rất nhiều việc để ổn định tình hình và phát triển đất nước.
Hỏi: Sau khi đất nước được giải phóng Lê Lợi đã làm gì?
Hỏi: Đứng đầu là ai?
Hỏi: Giúp việc cho vua có những bộ và cơ quan nào?
Hỏi: Bộ máy chính quyền ở địa phương được chia như thế nào?
Gv: Hướng dẫn hs vẽ sơ đồ
- Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế-> Khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.
- Xây dựng bộ máy nhà nước mới.
- Là vua
- Các quan đại thần, triều đình có 6 bộ, ngoài ra còn một số cơ quan chuên môn
- Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 đạo bằng 3 ti , dưới đạo có phủ, châu...
- Vẽ sơ đồ 
1. Tổ chức bộ máy chính quyền. (16’)
- Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế-> Khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.
 Vua
Trung ­¬ng
 §Þa ph­¬ng
L¹i Hç LÔ Binh H×nh C«ng
vvv
 Hµn Quèc Ngù
 L©m ViÖn Sö ViÖn Sö §µi
 13 §¹o
§ç ti. Hiến ti Thõa ti
 Phñ
 HuyÖn (Ch©u)
 X·
Nhìn vào bộ máy nhà nước thời Lê Sơ em hãy so sánh với thời Trần?
Em có nhận xét gì về bộ máy chính quyền thời Lê Sơ?
Quân đội nhà Lê được tổ chức như thế nào?
Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc đó chế độ ngụ binh ư nông là tối ưu?
Nhà Lê quan tâm đến việc phát triển quân đội như thế nào?
Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn in nhỏ sgk?
Vì sao thời Lê nhà nước quan tâm đến Pháp luật?
Lê Thánh Tông cho ban hành bộ luật nào?
Gv: Có thể nói đây là bộ luật lớn nhất có giá trị nhất của thời Phong kiến nước ta. 
Em hãy trình bày nội dung chính của bộ luật?
- Tổ chức bộ máy thời Lê Sơ chặt chẽ hơn so với thời Trần.
+) Quyền lực nhà vua ngày càng được củng cố.
+) Các cơ quan giúp việc cho vua ngày càng được sắp xếp quy củ và bổ xung đầy đủ.
+) Đát nước được chia nhỏ thành các khu vực hành chính(13 đạo).
- Việc tổ chức bộ máy chính quyền sẽ dễ dàng quản lý
- Theo chế độ; “Ngụ binh ư nông”
- Vì thường xuyên có giặc ngoại xâm, vừa kết hợp sản xuất với quốc phòng.
- Quân lính luyện tập võ nghệ.
- Bố trí quân đội vùng biên giới.
- Quyết tâm củng cố quân đội bảo vệ đất nước.
- Giữ gìn kỉ cương trật tự xã hội.
- Rằng buộc nhân dân với chế độ Phong kiến để triều đình quản lí chặt chẽ hơn.
- Lê Thánh Tông ban hành bộ luật Quốc Triều Hình Đức.
- Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.
- Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị.
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
2. Tổ chức quân đội.
(10’)
- Theo chế độ; “Ngụ binh ư nông”
- Quân đội gồm hai bộ phận.
+ Quân triều đình
+ Quân địa phương
- Quân lính luyện tập võ nghệ, chiến trận
3. Luật pháp. (9’)
- Lê Thánh Tông ban hành bộ luật mới là Quốc Triều Hình Luật, hay luật Hồng Đức.
* Nội dung:
- Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.
- Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị.
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
c. Củng cố - Dặn dò: (4’)
 Phiếu học tập: Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ?
 A. Bộ luật bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến
Bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động nhất là người phụ nữ
Giúp nhà nước quản lý xã hội
Vừa bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến, vừa phần nào thoả mãn được yêu cầu của nhân dân
d. Hướng dẫn học bài.(1’)
- Về học SGK kết hợp với vở ghi.
- Học theo hệ thống câu hỏi SGK.

File đính kèm:

  • docTuan 21.doc
Giáo án liên quan