Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 18
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét chính về xã hội phong kiến (Sử thế giới), và Việt Nam thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần.
2/ Về tư tưởng: Tự hào về những thành tựu thời phong kiến của nhân dân ta và công lao của cha ông ta trong quá trình xây dựng quốc gia độc lập.
3/ Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, bảng thống kê, so sánh, tổng hợp.
4/ Trọng tâm: Các kiến thức đã học ở học kì I.
II CHUẨN BỊ:
-GV: SGK, SGV, giáo án
- chuẩn bị bài trước.
Tuần 18: NS: Tiết 35: ND: ÔN TẬP I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét chính về xã hội phong kiến (Sử thế giới), và Việt Nam thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần. 2/ Về tư tưởng: Tự hào về những thành tựu thời phong kiến của nhân dân ta và công lao của cha ông ta trong quá trình xây dựng quốc gia độc lập. 3/ Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, bảng thống kê, so sánh, tổng hợp. 4/ Trọng tâm: Các kiến thức đã học ở học kì I. II CHUẨN BỊ: -GV: SGK, SGV, giáo án - chuẩn bị bài trước. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định 2 Kiểm tra bài cũ 3 Bài mới: Giới thiệu bài mới Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập theo hệ thống câu hỏi. 1.Lãnh địa phong kiến là gì? Miêu tả đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa? ( 3 điểm) 2. So sánh sự hình thành và phát triển, khủng hoảng, suy vong của xã hội phong kiến Phương Đông và xã hội phong kiến Phương Tây? (2 điểm) 3.Khu vực Đơng Nam Á hiện nay gồm bao nhiêu nước? Cĩ chung điều kiện tự nhiên là gì?Thuận lợi và khĩ khăn như thế nào? 4.Tại sao xảy ra loạn 12 sứ quân? Nêu quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh?( 3 điểm) 5. Trình bày nguyên nhân,diễn biến, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 ? ( 2 điểm) 6. Vì sao nhà Tống xâm lược nước ta? Nêu nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt? (3 điểm) 7. nhà Trần đã làm gì để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?( 2 điiểm) 8. Trình bày nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên? (4 điểm) 9. Trình bày những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly? ( 3 điểm) 10. Kể tên, thời gian ,địa điểm của các cuộc khởi nghĩa nơng dân cuối thế kỉ XIV? TRẢ LỜI 1. - Lãnh địa phong kiến: (1 điểm) Là vùng đất rộng lớn mà các quí tộc chiếm đoạt được biến thành khu đất riêng. Đứng đầu là lãnh chúa. -Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa ( 2 điểm) +Lãnh chúa sống sung sướng , đấy đủ, quanh năm tổ chức hội hè , bắn cung....Không quan tâm đến học vấn. ( 1 điểm) + Nông nô là lực lượng lao động chính nhưng cuộc sống của họ cực khổ, làm việc quanh năm mà không đủ ăn, họ sống trong những túp lều tòi tàng.Họ sống phụ thuộc vào lãnh chúa.( 1 điểm) 2. So sánh sự khác nhau giữa XHPK phương Đông và XHPK phương Tây: ( 2 điểm) - XHPK phương Đông hình thành sớm , phát triển chậm, khủng hoảng và suy vong kéo dài. - XHPK phương Tây hình thành muộn , phát triển nhanh, khủng hoảng và suy vong ngắn. 3. Khu vực Đơng Nam Á hiện nay gồm 11 nước. (kể ra ).Cĩ chung điều kiện tự nhiên là chịu ảnh hưởng của giĩ mùa: mùa mưa và mùa khơ. Thuận lợi phát triển nơng nghiệp, khĩ khăn thương xuyên xảy ra hạn hán , lũ lụt. 4. ( 3 điểm) Tình hình chính trị cuối thời Ngô: ( 1,5 điểm) Năm 944, ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền à triều đình lục đục. Năm 950, Ngô Xương văn lật đỗ Dương Tam Kha nhưng không quãn lí được đất nước. Năm 965, Ngô Xương Văn mất à loạn 12 sứ quân. Quá trình thống nhất đất nước của Dinh Bộ Lĩnh: ( 1,5 điểm) Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư. Được sự ủng hộ của nhân dân , Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm đánh các sứ quân khác. Cuối năm 967, đất nước thống nhất. 5. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống lần 1: ( 2 điểm) a. Nguyên nhân: Cuối năm 979, nhà Đinh rối loạn àquân Tống xâm lược nước ta. b. Diễn biến: - Năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến vào nước ta theo hai con đường thuỷ và bộ. - Ta chặn đánh quân thuỷ ở sông Bạch Đằng, quân bộ ở biên giới phía bắc à kết quả thắng lợi. c. Ý nghĩa: -Thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. -khẳng định chủ quyền của đất nước và bước phát triển mới của quốc gia Đại Việt. 6( 3 điểm) Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta : ( 1 diểm) Giữa thế kỉ XI nhà Tống gặp nhiều khó khăn: Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bọ mâu thuẫn. Bị hai nước Liêu –hạ quấy nhiễu. Để giải quyết khó khăn đó nhà Tống xâm lược nước ta. Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt: ( 2 điểm) -Tiến công trước để phòng vệ , giành thế chủ động -Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. -Cho đọc bài thơ nam quốc sơn hà và tấn công bất ngờ. -Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hoà. 7.Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng: ( 2 điểm) Quân đội nhà Trần gồm hai bộ phận: cấm quân và quân ở các lộ. Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “ ngụ binh ư nông”. Chủ trương “ Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông” Cử các tướng đóng giữ nơi hiểm yếu. Vua Trần trực tiếp kiểm tra. 8.Nguyên nhân thắng lợi của ba lần khấng chiến chống quân mông –Nguyên: (4 điểm) _ Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc,bảo vệ quê đất nước tạo thành khối đại đồn kết tồn dân, trong đĩ cĩ các quý tộc, vương hầu là hạt nhân. _ Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.Nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bĩ giữa triều đình và nhân dân. _ Tinh thần hi sinh ,quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội nhà Trần. _ Nhà Trần có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là vua Trần Nhân Tơng, Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư,buơc giặc chuyển từ thế mạnh sang thế yếu, từ chủ động sang bị động để diệt chúng, giành thắng lợi. 9.Những cải cách của Hồ Quý Ly: ( 2 điểm) a/ Chính trị: _ Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tơn thất nhà Trần bằng những người khơng thuộc họ Trần. -Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm sát tình hình. b/ Kinh tế ,tài chính: _ Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng. _ Ban hành chính sách hạn điền. _ Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng. c/ Xã hội: thực hiện chính sách hạn nô.Năm đĩi kém bắt nhà giàu bán thĩc cho dân . d/ về văn hoá, giáo dục: _ Bắt nhà sư dưới 50 tuổi pơhair hồn tục. _ Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. _ Yêu cầu mọi người phải học. e/ Quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm củng cố quân sự và quốc phịng. 10. Kể tên, thời gian ,địa điểm của các cuộc khởi nghĩa nơng dân cuối thế kỉ XIV -Năm1344, khởi nghĩa Ngơ Bệ ở Hải Dương. -Năm 1379 , khởi nghĩa Nguyễn Thanh ,Nguyễn Kỵ ở Thanh Hĩa. -Năm1390, khởi nghĩa Phạm Sư Ơn ở Sơn Tây. -Năm 1399, khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây.
File đính kèm:
- TUAN 18 MOI.doc