Giáo án Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa (1418-1423).

+ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.

+ Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.

2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Biết sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.

3/ Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc và tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.

- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.

- Bồi dưỡng cho HS tinh thần vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Lược đồ khởi nghĩa quân Lam Sơn.

- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.

- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tra bài cũ (Thời gian 5 phút)
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Lê Lợi đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa?
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
- Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở Lam Sơn (Thanh Hóa).
- Ông dốc tài sản của mình để chiêu tập nghĩa quân. bí mật liên lạc với các hào kiệt khắp nơi, xây dựng lực lượng, chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
- Đầu năm 1916, ông cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa tổ chức hội thề ở Lũng Nhai.
- Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cở khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới (Thời gian 1 phút)
 Nghĩa quân Lam Sơn tiến hành giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424-1426)? Đây là nội dung chính tiết học hôm nay lớp chúng ta cần nghiên cứu. 
Tiến trình bài dạy (Thời gian 35 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10P
Tóm tắt mục chính của bài 19, học trong 3 tiết, tiết hôm nay chúng ta nghiên cứu phần II (Mục 1; 2 và 3) của bài. 
II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424-1426).
1.GIẢI PHÓNG NGHỆ AN (NĂM 1424).
HOẠT ĐỘNG 1: GIẢI PHÓNG NGHỆ AN (NĂM 1424)?
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 1, trang 87 .
- GV trình bày diễn biến giải phóng Nghệ An, năm 1424 của nghĩa quân Lam Sơn.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi 1: Vì sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?
Câu hỏi 3: Kế hoạch của Nguyễn Chích có kết quả và ý nghĩa gì đối với sự phát triển lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn?
Trả lời
(- Vì đây là nơi đất rộng, người đông, địa hình hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh Đông Đô.)
Trả lời
(- Đây là một kế hoạch đúng đắn, sáng tạo có lợi cho nghĩa quân. Vì vậy kế hoạch của ông được Lê Lợi và bộ chỉ huy chấp nhận.)
Trả lời
(- Kết quả: Giúp cho nghĩa quân thoát khỏi thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và sự kiểm soát của nghĩa quân trên một phạm vi rộng.
- Ý nghĩa: Tạo điều kiện để cho nghĩa quân tiếp tục đánh vào Nam, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. Thế và lực đã thay đổi, nghĩa quân giành được thế chủ động, lực lượng nghĩa quân ngày càng đông và trưởng thành trong chiến đấu.)
- Tháng 10-1424, Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An 
- Kế hoạch của ông được Lê Lợi và bộ chỉ huy chấp nhận.
- Quân Minh đầu hàng sau hai tháng bị vây hãm.
10P
HOẠT ĐỘNG 2. GIẢI PHÓNG TÂN BÌNH, THUẬN HÓA (NĂM 1425)?
2. GIẢI PHÓNG TÂN BÌNH, THUẬN HÓA (NĂM 1425).
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 2, trang 87 và trang 89.
- GV trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425, qua lược đồ. (Mời HS trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi 4: Việc giải phóng Nghệ An (1424), Tân Bình, Thuận Hóa (1425) có ý nghĩa gì đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời
(- Giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thoát khỏi thế bao vây của kẻ thù, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn. Đẩy quân địch vào thế bao vây, cô lập và bị động, tạo điều kiện cho nghĩa quân giành thế chủ động, dựa vào cơ sở của những vùng mới được giải phóng, để quyết định chủ động tấn công ra Bắc, đánh tan quân Minh, kết thúc cuộc kháng chiến.)
- Tháng 8-1425, tiến quân giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.
- Quân Minh bị cô lập, co cụm vào mấy thành lũy.
10P
HOẠT ĐỘNG 3. TIẾN QUÂN RA BẮC, MỞ RỘNG PHẠM VI HOẠT ĐỘNG (CUỐI NĂM 1426)?
3. TIẾN QUÂN RA BẮC, MỞ RỘNG PHẠM VI HOẠT ĐỘNG (CUỐI NĂM 1426).
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ của phần 3, trang 88 và 89 .
- GV trình bày diễn biến tiến quân ra Bắc của Lê Lợi.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi 5: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi? Nhận xét về kế hoạch đó?
Trả lời
(- Kế hoạch tiến quân ra Bắc: Tháng 9-1426, nghĩa quân mở cuộc tiến quân ra Bắc, chia làm 3 đạo.
+ Đạo thứ nhất, tiến quân giải phóng vùng Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang.
+ Đạo quân thứ hai, nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị, chặn đường rút lui quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
+ Đạo quân thứ ba, tiến thẳng ra Đông Quan.
- Nhận xét về kế hoạch: Đây là một kế hoạch được vạch rõ ràng, kĩ càng, hết sức chặt chẽ. Mỗi đạo quân có một nhiệm vụ cụ thể, mục tiêu là tiêu diệt địch và giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới và chặn đường tiếp viện chủ giặc từ Trung Quốc sang.)
- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy, quyết định chia quân thành ba đạo, mở cuộc tiến quân ra Bắc. 
- Nghĩa quân tiến đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt.
- Quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ.
5P
HOẠT ĐỘNG 4. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
- GV đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận.
 Câu hỏi 6: Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ cuối năm 1424 dến cuối năm 1426?
Trả lời
(- Từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt.
- Tháng 2-1425, nghĩa quân đến Đa Lôi (Nghệ An) thì nhân dân tranh nhau đem trâu, rượu đến đón và khao quân.
- Những vùng đất được giải phóng thì có hàng trăm ngàn trai tráng nô nức xin gia nhập vào nghĩa quân. Có gia đình cha, con, anh em đều xin gia nhập vào nghĩa quân.
- Có nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện, như bà Lương thị Minh Nguyệt ở Nam Định bán rượu thịt để lừa đánh giặc, cô gái người làng Đào Đặng ở Hưng Yên, xinh đẹp, háy hay để lừa đánh giặc.
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút)
Ra bài tập về nhà
- Làm bài tập câu số 8 đến câu số 10, trong quyển “Kiến thức cơ bản Lịch sử 7” – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, từ trang 73 đến trang 74.
Chuẩn bị bài mới
- Xem bài mới trước ở nhà, phần III của bài 18 (Tiếp theo) trong SGK, trang 89 đến trang 93; bằng cách tự nghiên cứu để trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa và quan sát tranh ảnh, lược đồ tìm hiểu nội dung kiến thức cơ bản trong bài học.
 - Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
Triều đại nhà Lê Sơ
TT
TÊN VUA
THỜI GIAN 
TRỊ VÌ ĐẤT NƯỚC
1
Lê Thái Tổ (Lê Lợi) 
(1428-1433)
2
Lê Thái Tông 
(1434-1442)
3
Lê Nhân Tông 
(1443-1459)
4
Lê Thánh Tông 
(1460-1497)
5
Lê Hiến Tông 
(1497-1504)
6
Lê Túc Tông 
(1504)
7
Lê Uy Mục 
(1505-1509)
8
Lê Tương Dực 
(1510-1516)
9
Lê Chiêu Tông 
(1516-1522)
10
Lê Cung Hoàng 
(1522-1527)
Triều đại nhà Lê Sơ, trải qua 10 đời vua, trị vì đất nước 99 năm
(Trích “Các triều đại Việt Nam” – NXB Thanh Niên – Năm 1995)
TUẦN 20 NGÀY SOẠN 15-1-2010 
TIẾT 39
BÀI 19 (4 tiết – TIẾT 3 )
(1418 - 1427)
I.MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức
Học sinh (HS) biết và hiểu được.
- Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426-Cuối năm 1427) .
+ Trận Tốt Động-Chúc Động (Cuối năm 1426) .
+ Trận Chi Lăng-Xương Giang (Tháng 10-1427).
+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
2/ Kỹ năng 
Rèn luyện cho HS kỹ năng.
- Biết sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.
3/ Thái độ 
Bồi dưỡng cho HS.
- Lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc và tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.
- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. Bồi dưỡng cho HS tinh thần vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.
II.CHUẨN BỊ 
1/ Chuẩn bị của giáo viên 
- Lược đồ đường tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn; lược đồ trận Tốt Động-Chúc Động; lược đồ trận Chi Lăng-Xương Giang; lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê Sơ.
- Tăng cường đọc, nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.
2/ Chuẩn bị của học sinh
- Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa. 
- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định tình hình lớp (Thời gian 1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?)
2/ Kiểm tra bài cũ (Thời gian 5 phút)
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Em hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi?
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy, quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia thành ba đạo.
- Nghĩa quân tiến đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt.
- Quân Minh lâm vào thế phòng ngự rút vào thành Đông Quan cố thủ.
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới (Thời gian 1 phút)
 Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426-Cuối năm 1427) ? Diễn

File đính kèm:

  • docLSVN- L 7- BAI 19.doc
Giáo án liên quan