Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 8, Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiếp theo) - Phạm Thị Bích Lệ

 1. Kiến thức : Giúp học sinh :

- Nhận thức rõ vị trí địa lí của Lào và Campuchia và các giai đọan phát triển của hai nước.

- Chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Campuchia thời Ăngco và các vua Lạnxạng.

- Giai đoạn suy yếu và thời gian trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

 2. Tư tưởng.

- Giáo dục học sinh thái độ trân trọng , giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và hai nước Lào, Campuchia.

 3. Kỹ năng.

- Biết sử dụng bản đồ hành chính ĐNA để xác định vị trí của hai vương quốc Lào và Campuchia.

- Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 8, Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiếp theo) - Phạm Thị Bích Lệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30 – 08 – 2011
Ngày dạy: 09 –09 – 2011
Tuần: 4
Tiết: 8
BÀI 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á– (TT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh :
- Nhận thức rõ vị trí địa lí của Lào và Campuchia và các giai đọan phát triển của hai nước.
- Chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Campuchia thời Ăngco và các vua Lạnxạng.
- Giai đoạn suy yếu và thời gian trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
 2. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh thái độ trân trọng , giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và hai nước Lào, Campuchia.
 3. Kỹ năng.
- Biết sử dụng bản đồ hành chính ĐNA để xác định vị trí của hai vương quốc Lào và Campuchia.
- Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo viên chuẩn bị bản đồ hành chính khu vực ĐNA.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
	Vở bài soạn, vở bài học.
 Học sinh sưu tầm một số tranh ảnh về CPC thời kỳ này.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Khu vực ĐNA hiện nay gồm có những nước nào ? Kể tên ? Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì ?
2. Giới thiệu bài. Ở tiết học trước, chúng ta đã học những nét chung nhất về khu vực ĐNA. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số nước tiêu biểu trong khu vực, cụ thể đó là Lào và CPC.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1:Tìm hiểu về Vương quốc Campuchia.
Giáo viên giới thiệu: Thời tiền sử trên đất CPC đã có một bộ phận cư dân cổ ĐNÁ.
? Người Khơme là ai ? họ sống ở đâu và thạo việc gì ?
HS: ( Là một bộ phận cư dân cổ ĐNA, sống ở phía Bắc và phía Nam cao nguyên Còrạt -> di cư về phía Nam)
? Người Khơme đã tiếp thu văn hoá Ấn Độ như thế nào ?
GV: ( Tiếp thu đạo Bàlamôn và đạo phật, chịu ảnh hưởng của văn học- nghệ thuật, sử dụng chữ Phạn)
? Thời kỳ phát triển của CPC là thời kỳ nào ?
? Vì sao, gọi là giai đoạn Ăngco ?
HS: ( Kinh đô của vương quốc là Ăngco )
? Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của vua Ăngco ?
Học sinh quan sát hình 14 : Khu đền Ăngco Vát -> Em hãy miêu tả ?
HS: ( Gồm 5 ngọn tháp cao, được chạm khắc rất công phu, đỉnh cao nhất là 63m, xung quanh là hệ thống hào nước)
? Giai đoạn suy yếu của Angco ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Vương quốc Lào.
? Em biết gì về người Lào Thơng ? 
HS: ( Chủ nhân đầu tiên của nước Lào, chủ nhân của những chiếc chum đá )
? Vào thế kỷ XIII, ở Lào có những sự kiện gì ?
? Người Lào Lùm sống bằng nghề gì ? 
HS: ( trồng trọt, săn bắn và làm một số nghề thủ công )
? Đất nước Lạn xạng được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
? Giai đoạn phát triển của vương quốc Lạn xạng ?
 Giáo viên cho học sinh chia nhóm thảo luận : Nêu các chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạnxạng ?
Học sinh quan sát hình 15: Thạt Luổng -> miêu tả: Một tháp lớn hình nậm rượu
? Giai đoạn suy yếu của vương quốc Lạn xạng ?
1. Vương quốc Campuchia.
- Từ thế kỷ I –thế kỷ VI : cư dân cổ ĐNA -> vương quốc Phù Nam.
- Từ thế kỷ VI – thế kỷ VIII : người Khơme -> vương quốc Chân Lạp.
- Thế kỷ IX – thế kỷ XV là thời kỳ phát triển: Gọi là giai đoạn Ăngco.
 + Đối nội : Phát triển sản xuất nông nghiệp.
 + Đố ngoại : Thực hiện bành trướng lãnh thổ ra ngoài.
- Thế kỷ XV Campuchia bị suy yếu, đến thế kỷ XIX bị thực dân Pháp xâm lược.
2. Vương quốc Lào.
- Thế kỷ XIII, người Thái di cư đến Lào -> người Lào lùm.
- Thế kỷXIV, Pha Ngừm – một tộc trưởng người Lào đã thống nhất các bộ lạc -> nước Lạngxạng.
- Thế kỷ XV – XVII : giai đọan phát triển.
 + Đối nội : Chia đất nước thành các mường, xây dựng quân đội.
 + Đối ngoại : Giữ hoà hiếu với Đại Việt và CPC, đấu tranh chống ngoại xâm.
-Thế kỷ XVIII suy yếu, thế kỷ XIX bị thực dân Pháp xâm lược .
	Sơ kết bài học.
- Thời kỳ phát triển của CPC kéo dài từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV : gọi là giai đoạn Angco.
- Sau khi nước Lạn xạng ra đời, các vua đã thi hành chính sách đối nội và đối ngoại tiến bộ.
 4. Củng cố
 1. Ăng co là thời kì phát triển cao của chế độ phong kiến Campuchia. Hảy khoanh tròn vào câu trả lời đúng .
 a. Sản xuất nông nghiệp phát triển.
 b. Thủ công, thương nghiệp cũng phát triển mạnh.
 c. Lãnh thổ được mở rộng , nhất là về phía đông.
 d. Kinh đô được xây dựng với nhiều tháp đồ sộ, độc đáo.
 2. Tại Lào, có hai tộc lào chính là Lào Thơng và Lào Lùm. Em hãy nêu một vài nét về họ:
 3. Các vua Lạng Xạng đã tiến hành những biện pháp nào để xây dựng đất nước ?
 a. Chia nước thành các mường, đặt quan cai trị
 b. Nhà vua trực tiếp xây dựng và chỉ huy quân đội.
 c. Tập trung phát triển thủ công , thương nghiệp.
 d. Giữ mối quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng.
 e. Cương quyết chống xâm lược bảo vệ lãnh thổ và độc lập dân tộc.
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Lập bảng thống kê các giai đoạn lịch sử của Lào và CPC.
- Chuẩn bị bài mới : Những nét chung về xã hội phong kiến.
IV. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docLS7T8.doc
Giáo án liên quan