Giáo án Lịch sử 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Sự hình thành các vương quốc ở Đông Nam Á.

- Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.

- Biết sử dụng bản đồ hành chánh Đông Nam Á để xác định vị trí của các vương quốc cổ và phong kiến.

3/ Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời của dân tộc ở Đông Nam Á. Trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và hai nước Cam-pu-chia và Lào.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ Đông Nam Á.

- Những tư liệu, tranh ảnh lịch sử về một số công trình kiến trúc, văn hóa, những câu chuyện về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử có liên quan tới nội dung bài học.

- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.

- Phương án tổ chức lớp học thảo luận nhóm (Theo đơn vị tổ), áp dụng bài tập vào tiết học mới (Nếu còn thời gian).

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.

- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong kiến Đông Nam Á vào khoảng thời gian nào?
- Câu hỏi thảo luận của nhóm 6
Hỏi Hãy nêu những nét giống nhau về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Trả lời - Nửa sau thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII.
Trả lời - Từ đầu công nguyên, cư dân ở đây biết sử dụng rộng rãi đồ sắt và các quốc gia đã xuất hiện đầu tiên. Trong khoảng 10 thế kỷ đầu sau công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ hình thành và phát triển.
- Khoảng nửa thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII, là thời kỳ phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Từ nửa sau thế kỷ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kỳ suy yếu, dần trở thành phụ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
- Từ nửa sau thế kỉ X-XVIII là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á. 
- Từ nửa sau thế kỷ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kỳ suy yếu, dần trở thành phụ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
5P
HOẠT ĐỘNG 3. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
- Hoạt động cá nhân.
Hỏi Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của khu vực Đông Nam Á, đến giữa thế kỷ XIX, theo yêu cầu sau: Các giai đoan phát triển, tên gọi, địa điểm hình thành.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi.
Trả lời Xem bảng phụ cuối bài.
4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút)
Ra bài tập về nhà
- Làm bài tập câu số 1 đến câu số 12, trong sánh “Kiến thức lịch sử 7”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, từ trang 22 đến trang 23.
Chuẩn bị bài mới
- Xem bài mới trước ở nhà (bài 6 “Các quốc gia phong kiến Đông Nám Á” tiếp theo, trong SGK, trang 20 đến trang 22; bằng cách tự nghiên cứu để trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa. 
 - Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học (Xem tài liệu tham khảo, quyển “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THCS – Phần lịch sử thế giới” – NXB Giáo Dục), để bổ sung kiến thức trong tranh ảnh và lược đồ có trong bài học mới.
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
Hỏi Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của khu vực Đông Nam Á, đến giữa thế kỷ XIX, theo yêu cầu sau: Các giai đoan phát triển, tên gọi, địa điểm hình thành.
( Xem bảng phụ cuối bài)
Các giai đoan phát triển
Các quốc gia Đông Nam Á
(Tên gọi, địa điểm hình thành)
10 thế kỷ đầu sau công nguyên
- Hình thành các vương quốc cổ:
+ Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam.
+ Vương quốc Phù Nam ở vùng hạ lưu sông Mê Công.
+ Các Vương quốc ở hạ lưu sông Mê Công và trên các đảo ở In-đô-nê-xi-a.
Thế kỷ X đến thế kỷ XVIII
- Mô-giô-pa-hít ở In-đô-nê-xi-a.
- Đại Việt, Cham-pa, Cam-pu-chia ở bán đảo Đông Dương.
- Pa-gan ở Mi-an-ma.
- Su-khô-thay ở Thái Lan.
- Lạn Xạng ở Lào.
Thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX
- Thời kỳ suy yếu, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành phụ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
TUẦN 4 NGÀY SOẠN 16-9-2009
TIẾT 8 BÀI 6 (2 tiết – tiết 2) 
I.MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức
Học sinh (HS) biết và hiểu được.
- Vương quốc Cam-pu-chia.
- Vương quốc Lào.
2/ Kỹ năng 
Rèn luyện cho HS kỹ năng.
- Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.
3/ Thái độ 
Bồi dưỡng cho HS.
- Nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời của dân tộc ở Đông Nam Á. Trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và hai nước Cam-pu-chia và Lào.
II.CHUẨN BỊ 
1/ Chuẩn bị của giáo viên 
- Bản đồ Đông Nam Á.
- Những tư liệu, tranh ảnh lịch sử về một số công trình kiến trúc, văn hóa, những câu chuyện về sự kiện lịch sử có liên quan tới nội dung bài học.
- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.
- Phương án tổ chức lớp học thảo luận nhóm (Theo đơn vị tổ), áp dụng bài tập vào tiết học mới (Nếu còn thời gian). 
2/ Chuẩn bị của học sinh
- Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa. 
- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định tình hình lớp (Thời gian 1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?)
2/ Kiểm tra bài cũ (Thời gian 5 phút)
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Em hãy trình bày về sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
- Từ nửa sau thế kỉ X-XVIII là thời kì phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến của các quốc gia Đông Nam Á, chủ yếu trên vùng bán đảo In- đô- nê- xi- a, bán đảo Đông Dương, lưu vực sông I- ra- oa- đi, lưu vực sông Mê Nam, lưu vực sông Mê Công v.v Lịch sử các quốc gia này trải qua nhiếu biến động, khó khăn, đặc biệt từ các thế kỉ XVII- XVIII, khi các nước tư bản phương Tây bành trướng thế lực sang phương Đông, nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bức vào thời kì suy yếu, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây. 
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới (Thời gian 1 phút)
Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Làohình thành? Đây là nội dung chính tiết học hôm nay lớp chúng ta cần nghiên cứu. 
Tiến trình bài dạy (Thời gian 35 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
15P
Tóm tắt mục chính của bài 6; gồm phần 1; 2; 3 và 4, học trong 2 tiết. Tiết 1 hôm nay, chúng ta tìm hiểu phần 3 và 4, của bài 6 tiếp theo.
3. VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA.
HOẠT ĐỘNG 1. VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA?
- Hoạt động nhóm/ cá nhân.
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 1, trang 20, kết hợp với bước tranh (Hình 14 Khu đền tháp Aêng-co Vát ở Cam-pu-chia, trong SGK, trang 20).
- Câu hỏi thảo luận của các nhóm trong thời gian 7 phút.
- Câu hỏi thảo luận của nhóm 1
Hỏi Người Khơ-me là ai? Họ lập ra Vương quốc Chân Lạp của mình như thế nào?
Hỏi Vì sao nói rằng người Khơ-me đã sớm tiếp thu và ảnh hưởng nền văn hóa của Aán Độ? 
Hỏi Vì sao thời kỳ phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia, từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV, gọi là thời kỳ Aêng-co?
- Câu hỏi thảo luận của nhóm 2
Hỏi Thời kỳ Ăng-co, các vua Cam-pu-chia đã thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại như thé nào?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Trả lời - Là một bộ phận của cư dân Đông Nam Á. Ban đầu họ không sống trên đất Cam-pu-chia ngày nay, mà ở phía Bắc, vùng Nam cao nguyên Cò Rạt, sau mới di cư dần về phía Nam. Đến thế kỷ VI, khi Vương quốc Phù Nam suy yếu và tan rã, người Khơ-me mới xây dựng Vương quốc của riêng mình, gọi là nước Chân Lạp.
Trả lời - Thông qua Vương quốc Phù Nam, người Khơ-me tiếp thu đạo Bà La Môn và đạo Phật, chịu ảnh hưởng của văn học, nghệ thuật, nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Aán Độ.
- Lúc đầu người Khơ-me dùng chữ Phạn, là chữ viết của người Aán Độ. Sau đó, trên cơ sở chữ Phạn, đến thế kỷ VII, người Khơ-me mới sáng tạo ra chữ viết riêng của mình, là chữ Khơ-me cổ.
Trả lời - Vì kinh đô của Vương quốc Cam-pu-chia là Ăng-co là một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay. Ở đây người Khơ-me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn nổi tiếng, điển hình là khu đền tháp Ăng-co Vát, Aêng-co Thơm. Khu đền Aêng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa ở Đông Nam Á và thế giới.
Trả lời - Đối nội. Thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Kinh đô Aêng-co xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo.
- Đối ngoại. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và các vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay )
- Cam- pu- chia là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời Cổ- Trung đại.
- Đến thế kỷ VI, Vương quốc Phù Nam suy yếu và tan rã, người Khơ-me xây dựng Vương quốc của riêng mình, gọi là nước Chân Lạp, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Aán Độ.
- Vương quốc Cam-pu-chia, thời kì hoàng kim, gọi là thời kì Aêng-co, để lại nhiều di sản văn hóa quí giá như đền tháp Aêng-co Vát, Aêng-co Thom.
- Sau thời kì Aêng-co, Cam-pu-chia bước vào giai đoạn suy yếu kéo dài tới khi thực dân Pháp xâm lược 1863. 
- Đối nội. 
+ Thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. 
+ Kinh đô Aêng-co xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo.
- Đối ngoại. 
+ Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và các vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay )
15P
HOẠT ĐỘNG 2. VƯƠNG QUỐC LÀO?
4. VƯƠNG QUỐC LÀO.
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 2, trang 21, kết 

File đính kèm:

  • docLSTG-7- BAI 6.doc