Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 7, Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiết 1) - Dương Thị Oanh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Xác định được vị trí, đặc điểm chung nổi bật về điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á.

- Trình bày được sự hình thành các quốc gia ở Đông Nam Á.

- Trình bày được những nét chính về Vương quốc Cam-pu-chia.

2. Tư tưởng: HS nhận thức được:

- Quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc ở Đông Nam Á.

- Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều thành tựu đóng góp cho văn minh nhân loại.

- HS trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và nước Đông Nam Á, trong đó có Cam-pu-chia.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 7, Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiết 1) - Dương Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 	 NS: 15 /09/2012	
Tiết 7 	 NG: 17 /09/2012	
Bài 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Xác định được vị trí, đặc điểm chung nổi bật về điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á.
- Trình bày được sự hình thành các quốc gia ở Đông Nam Á.
- Trình bày được những nét chính về Vương quốc Cam-pu-chia.
2. Tư tưởng: HS nhận thức được:
- Quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc ở Đông Nam Á.
- Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều thành tựu đóng góp cho văn minh nhân loại.
- HS trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và nước Đông Nam Á, trong đó có Cam-pu-chia.
3. Kỹ năng: HS biết:
- Xác định được vị trí các vương quốc cổ và phong kiến Đông Nam Á trên bản đồ.
- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chủ yếu của khu vực Đông Nam Á và Vương quốc Cam-pu-chia.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bản đồ Đông Nam Á.
2. HS: Tranh ảnh và tư liệu về công trình kiến trúc và đất nước của khu vực Đông Nam Á.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Ấn Độ thời phong kiến trải qua những vương triều nào?
- Những thành tựu về văn hoá mà Ấn Độ đạt được ở thời trung đại?
 2. Giới thiệu bài: Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực có bề dày lịch sử - văn hoá. Ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên, các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á đã bắt đầu xuất hiện. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các quốc gia đó có nhiều biến đổi. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự hình thành và phát triển của khu vực Đông Nam Á thời phong kiến và những nét chính về Vương quốc Cam-pu-chia (vào bài).
3. Bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/18 đàm thoại:
H: Kể tên các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á hiện nay?
HS kể tên. GV chuẩn xác và treo bản đồ Đông Nam Á, gọi HS xác định vị trí các nước Đông Nam Á trên bản đồ.
H: Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên của các nước này?
HS trả lời và bổ sung.
*HS thảo luận nhóm (2’): Điều kiện tự nhiên ấy tác động như thế nào đến sự phát triển nông nghiệp?
Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung.
=> GV chuẩn kiến thức, liên hệ trực tiếp đến những vụ lũ lụt ở khu vực và Việt Nam. 
H: Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á xuất hiện từ bao giờ?
HS trả lời.
=>GV chuẩn kiến thức và bổ sung: Các quốc gia cổ Đông Nam Á xuất hiện từ những thế kỉ đầu sau công nguyên, trừ Việt Nam có nhà nước từ TCN.
H: Hãy kể tên một số quốc gia cổ và xác định vị trí trên bản đồ?
HS trả lời theo thông tin đoạn in nghiêng /18.
GV chốt, chuyển ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
* GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) cho HS thảo luận (3’):
 N 1,3: Trình bày sự hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
N 2,4: Kể một số thành tựu thời phong kiến của các quốc gia Đông Nam Á?
=>Đại diện nhóm HS trình bày – các nhóm nhận xét và bổ sung, GV chuẩn kiến thức, giới thiệu tranh ảnh về kiến trúc (ảnh /18 – 19) và yêu cầu HS nhận xét (Hình vòm, kiểu bát úp, tháp nhọn, đồ sộ, khắc hoạ hình ảnh khá sinh động) -> khẳng định: Những công trình đó chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ.
H: Các quốc gia PK bước vào thời kì suy thoái khi nào?
HS trả lời. GV giảng thêm về sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ( Anh, Pháp,.)
GV chốt, chuyển ý.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của vương quốc Campuchia.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 3/20 cho biết:
H: Theo em, CPC là một đất nước có lịch sử như thế nào?
HS trả lời. 
H: Từ khi thành lập đến 1863, lịch sử Campuchia có thể chia làm mấy giai đoạn?
HS: 4 giai đoạn:.
GV chuẩn kiến thức và chốt lại.
H: Cư dân ở CPC do tộc người nào hình thành?
HS: Dân cổ Đông Nam Á, tộc người Khơ me và TK VI – vương quốc Chân Lạp hình thành.
*HS trao đổi bàn (2’): Tại sao thời kì phát triển của Campuchia lại được gọi là thời kì Ăng Co?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: “Ăngco” nghĩa là kinh đô, đô thị, kinh thành nhiều đền tháp, Ăng co Thom và Ăng co Vát được xây dựng trong thời kì này và giảng: Ăng co Thom được xây dựng suốt 7 thế kỉ và Ăng co Vát được xây dựng ở thế kỉ XII.
=>GV cho HS quan sát ảnh về khu đền Ăng co Vát /20 và yêu cầu HS nhận xét? (quy mô đồ sộ và kiến trúc độc đáo), sau đó GV bổ sung: Thể hiện óc thẩm mỹ và trình độ kiến trúc cao của người Campuchia; đồng thời cho HS so sánh với công trình kiến trúc của Ấn Độ ...
H: Sự phát triển của CPC thời Ăng co thể hiện ntn?
HS: rút ra và trả lời theo thông tin đoạn in nghiêng /20
H: Thời kì suy yếu của Campuchia là thời kì nào?
HS: Từ sau thế kỉ XV đến 1863 – Pháp đô hộ.
=>GV chuẩn kiến thức – liên hệ đây cũng chính là thời kì thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và kết luận: Thời kì Ăng co Vát là thời kì phát triển của vương quốc Cam pu chia với nhiều công trình nổi tiếng
1. Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:
 a. Điều kiện tự nhiên:
- Đông Nam Á: gồm 11 nước.
- Đặc điểm chung: Chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Thuận lợi: trồng lúa nước và các loại rau, củ, quả.
- Khó khăn: có nhiều thiên tai.
b. Sự hình thành các quốc gia cổ:
- Thời gian: từ đầu Công nguyên.
- Trong 10 thế kỉ đầu công nguyên, các vương quốc được thành lập.
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến:
* Từ TK VII – X: thời kì hình thành.
* Từ TK X -> đầu TK XVIII: thời kì thịnh vượng.
- Biểu hiện:
+ Mở rộng, thống nhất lãnh thổ.
+ Đạt nhiều thành tựu văn hóa.
- Một số quốc gia hình thành và phát triển (Mô-giô-pa-hít, Đại việt, Cham-pa, Ăng-co)
- TK XIII, người Thái di cư lập vương quốc Su-khô-thay, một bộ phận khác lập vương quốc Lạn Xạng.
* Nửa sau TK XVIII: thời kì suy yếu. 
* Giữa TK XIX: trở thành thuộc địa của TB phương Tây.
3. Vương quốc Campuchia:
a. Thời tiền sử (I-IV):
Nước Phù Nam.
b. Thời kì Chân Lạp (VI- IX):
c.Thời kì Ăng Co ( IX - XV):
Là thời kì phát triển.
- Nông nghiệp phát triển.
- Lãnh thổ mở rộng
- Văn hoá độc đáo, tiêu biểu là kiến trúc đền tháp (Ăngco Vát, Ăngco Thom).
c. Thời kì suy yếu (XV- 1863): 
- 1863 bị Pháp xâm lược.
4. Củng cố: *HS trả lời các câu hỏi:
- Kể tên và xác định vị trí các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay trên bản đồ?
- Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á?
- Kể tên một số vương quốc phong kiến Đông Nam Á tiêu biểu?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Làm bài tập 2/19.
- Tìm hiểu về vương quốc Campuchia.
- Chuẩn bị giờ sau học phần còn lại (mục 4) và bài 7 (mục 2, 3).
* Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docSu 7 tiet 7.doc
Giáo án liên quan