Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 8, Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiết 2) - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được:

- Giúp học sinh nắm được khu vực ĐNA hiện nay bao gồm những nước nào. Tên gọi và vị trí địa lý của các nước này có những điểm gì tương đồng để tạo nên một khu vực riêng biệt.

- Các giai đoạn phát triển lớn của khu vực. Nhận rõ vị trí địa lý của CPC, Lào và các giai đoạn phát triển của hai nước.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Học sinh biết trân trọng giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam với 2 nước Lào , CPC.

3- Kĩ năng:

- Biết sử dụng bản đồ hành chính ĐNA.

- Biết lập biểu đồ các giai đoạn phát triển.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Bản đồ các nước ĐNA.

- Tranh ảnh về thành tựu văn hoá của Cam pu chia.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tư liệu Lịch sử 7.

- Bài tập Lịch sử 7.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 8, Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiết 2) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Ngày soạn: 11 / 9 / 2010
Tiết: 8
Ngày dạy: 17 / 9 / 2010
Bài 6
 Các quốc gia phong kiến đông nam á (Tiết 2)
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được:
- Giúp học sinh nắm được khu vực ĐNA hiện nay bao gồm những nước nào. Tên gọi và vị trí địa lý của các nước này có những điểm gì tương đồng để tạo nên một khu vực riêng biệt.
- Các giai đoạn phát triển lớn của khu vực. Nhận rõ vị trí địa lý của CPC, Lào và các giai đoạn phát triển của hai nước.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Học sinh biết trân trọng giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam với 2 nước Lào , CPC.
3- Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ hành chính ĐNA. 
- Biết lập biểu đồ các giai đoạn phát triển.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Bản đồ các nước ĐNA.
- Tranh ảnh về thành tựu văn hoá của Cam pu chia.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tư liệu Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1 - ổn định và tổ chức:
2 - Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu sự hình thành các vương quốc cổ ĐNA?
 ? Nêu sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến ĐNA?
3- Bài mới:
- Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
+. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
Cam-pu-chia và Lào là hai nước anh em cùng ở trên bán đảo Đông Dương với Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử của hai nước bạn cũng góp phần hiểu thêm lịch sử nước mình. Hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu lịch sử của Cam-pu-chia và Lào.
 Các quốc gia phong kiến đông nam á (Tiết 2)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
-Hoạt động 2: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về vương quốc Cam- pu- chia qua các thời kỳ lịch sử.
3- Vương quốc Cam pu chia.
Yêu cầu HS đọc SGK.
?Trình bày những hiểu biết của em về đất nước CPC?
? Lịch sử CPC trải qua những giai đoạn nào?
? Người Khơ me là ai, họ sống ở đâu, thạo việc gì, họ tiếp thu văn hoá ấn Độ như thế nào?
? Tại sao thời kì phát triển của CPC lại được gọi là “thời kì Ăng co”?
? Sư phát triển của thời kì Ăng co bộc lộ ở những điểm nào?
- GV cho HS quan sát H14.
- Giáo viên giới thiệu về ăng Co: Ăng co có nghĩa là “”đô thị”, “kinh thành”, xây dựng TK XII. Xây dựng trên khu đất 200 ha, chiều ngang 850 m và chiều dài 1000 m. Đền có kến trúc dạng kim tự tháp cao 27 m, tháp giữa cao 65 m, bên trong tường là 2000 tác phảm điêu khắc.
? Em có nhận xét gì về khu đền Ăng co Vát?
? Sau thời kỳ ăng co tình hình CPC như thế nào?
- HS làm việc với SGK
- CPC là 1 trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ĐNA thời cổ – trung đại.
- Trải qua 4 giai đoạn: Thời tiền sử, Thời Chân Lạp, thời kỳ ăng Co, thời kì suy thoái.
- Họ là một bộ phận cư dân cổ ĐNÀ tộc Khơme. Họ giỏi săn bắt, đắp hồ, ao, đắp hồ dự trữ nước.
- Họ tiếp thu chữ viết: chữ Phạn.
* Đối nội : Phát triển nông nghiệp, xây dựng kiến trúc.
* Đối ngoại : Dùng vũ lực để mở rộng lãnh thổ.
- Quy mô đồ sộ, kiến trúc độc đáo thể hiện óc thẩm mĩ, trình độ kiến trúc cao..
- CPC bước vào giai đoạn suy yếu đến khi thực dân Pháp xâm lược năm 1863.
* Cam pu chia: là một trong những nước có lịch sử lâu đời, và phát triển nhất ĐNA thời cổ- trung đại.
* Các thời kỳ phát triển:
- Thời tiền sử (TK I-VI) đã có người sinh sống. Tộc người Khơ me hình thành. Họ giỏi săn bắt, đắp hồ, ao, đắp hồ dự trữ nước.
- Thời kỳ nhà nước Chân Lạp của người Khơ me (TK VI- cuối TKVIII)
- Thời kỳ ăng Co (TK IX-XV), là giai đoạn phát triển huy hoàng nhất của C-p-c .
+ Đối nội : Phát triển nông nghiệp, xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo như tháp ăng-cô Vát, ăng- cô Thom.
+ Đối ngoại : Dùng vũ lực để mở rộng lãnh thổ.
- Từ cuối TK XV CPC bước vào giai đoạn suy yếu àthực dân Pháp xâm lược (1863).
-Hoạt động 3: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về vương quốc Lào qua các thời kỳ lịch sử.
4- Vương quốc Lào.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV yêu cầu HS đọc SGK và thoả luận.
? Nước Lào đã hình thành và phát triển qua các giai đoạn như thế nào? Chủ nhân đầu tiên là ai?
- Giáo viên giảng và minh hoạ qua mỗi giai đoạn.
? Người Thái di cư xuống đã ảnh hưởng gì đến nước Lào?
? Giai đoạn phát triển hưng thịnh của Lào được biểu hiện qua những mặt nào?
? Vương quốc Lạn Xạng suy yếu vào thời gian nào? Nguyên nhân?
- GV cho HS quan sát H15 và miêu tả Thạp Luổng Xây dựng 1566, tháp lớn hình quả bầu, dặt trên đài sen, chóp nhọn được dát vàng trông rất rực rỡ. Xung quanh tháp lớn là 30 tháp nhỏ.
? Kiến trúc Thạp Luổng của Lào có nét gì giống và khác kiến trúc của Cam pu chia?
- HS làm việc với SGK.
- HS thảo luận.
+ Giai đoạn đầu: Chủ là người Lào Thơng
+ Giai đoạn thiên di của người Thái (Lào lùm) TK III.
+ Giai đoạn phát triển thịnh vượng (TK XV- XVII)
+ Giai đoạn đI xuống (TK XVIII – XIX)
- Tạo ra một bộ tộc người Lào mới (Lào Lùm) năm 1353 Phà Ngừm đã thống nhất các bộ tộc Lào lập ra nhà nước Lạn Xạng (Triệu voi)
*Đối nội: Chia đất nước thành các mường đặt quan cai trị, xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh.
* Đối ngoại: Giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng.
-TK XVIII- XIX Lạn Xang suy yếu.
Nguyên nhân: Tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc, vương quốc Xiêm xâm chiếm.
- Uy nghi, đồ sộ, có nhiều tầng lớp, có tháp chính cà nhiều tháp phụ nhưng không cầu kì, phức tạp như các công trình của CPC.
- Trước TK XIII người Lào Thơng sinh sống.
- Từ thế kỉ XIII người Thái di cư đến Lào, gọi là người Lào lùm với nghề trồng lúa nương , săn bắn, một số nghề thủ công
- TK XIV ->1353 các bộ tộc Lào thống nhất thành quốc gia riêng- Lạn Xạng (->Triệu voi)
- Từ TK XV- XVII vương quốc Lạn Xạng bước vào thời kì phát triển thịnh vượng:
+ Đối nội: Chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội.
+ Đối ngoại :Giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng như Đại Việt, Cam-pu-chia nhưng kiên quyết đấu tranh chống quân xâm lược Miễn Điện
- Từ TK XVIII- XIX Lạn Xạng suy yếu bị Xiêm thôn tính tiếp đó đến cuối thế kỷ XIX bị thực dân Pháp xâm lược.
4- Củng cố bài học:
? Hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa TK XIX?
? So sánh về lịch sử phát triển của Cam pu chia – Lào?
5 - Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc: Các chính sách đối nội, đối ngoại của 2 nước.
- Lập niên biểu về sự phát triển của 2 nước Cam pu chia và Lào theo mẫu:
Tên nước
Giai đoạn
Đặc điểm chính
Campuchia
Lào
- Xem bản đồ H16, Xác định vị trí từng quốc gia ĐNA.
- Đọc và chuẩn bị bài 7 tìm hiểu những nét chung về xã hội phong kiến.

File đính kèm:

  • docTiet 8 s.doc
Giáo án liên quan