Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 7, Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á - Nguyễn Văn Vui

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Tên gọi các quốc gia khu vực Đông Nam Á, những đặt điểm tương đồng về vị trí địa lí của các quốc gia đó.

- Các giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực Đông Nam Á.

2. Kĩ năng:

- Biết xác định vị trí các quốc gia cổ và phong kiến Đông Nam Ấ trên bản đồ.

- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử khu vực Đông Nam Á.

3. Tư tưởng:

- Nhận thức được quá trình lìch sử, sự gắn bó lâu đời của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho nền văn minh nhân loại.

II. Phương tiện dạy học:

 Lược đồ khu vực Đông Nam Á, tranh ảnh, tư liệu liên quan, phiếu thảo luận,.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức:.

2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Ấn độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hoá?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 5006 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 7, Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á - Nguyễn Văn Vui, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/9/2012
Tuần : 4, tiết PPCT: 7 
Bài 6
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Tên gọi các quốc gia khu vực Đông Nam Á, những đặt điểm tương đồng về vị trí địa lí của các quốc gia đó.
- Các giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực Đông Nam Á.
2. Kĩ năng:
- Biết xác định vị trí các quốc gia cổ và phong kiến Đông Nam Ấ trên bản đồ.
- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử khu vực Đông Nam Á.
3. Tư tưởng:
- Nhận thức được quá trình lìch sử, sự gắn bó lâu đời của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho nền văn minh nhân loại.
II. Phương tiện dạy học:
 Lược đồ khu vực Đông Nam Á, tranh ảnh, tư liệu liên quan, phiếu thảo luận,...
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Ấn độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hoá?
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 
 GV: Giới thiệu lược đồ khu vực Đông Nam Á.
? Kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hiện nay xác định vị trí trên lược đồ?(11 nước)
- GV:Cho HS biết thêm nước Đông- ti-mo vừa mới tách ra từ In- đô- nê -xi -a từ tháng 5 – 2002.
? Em hãy chỉ ra đặt điểm chung về điều kiện tự nhiên các nước đó? (ảnh hưởng của gió mùa)
? Điều kiện tự nhiên đó có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp?
- GV: Điều kiện tự nhiên đó → con nguời cổ đại ở đây sớm biết trồng lúa nước, lúa trở thành cây lương thực chính... xã hội phân hoá → nhà nước ra đời.
? Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á xuất hiện từ bao giờ?
- GV: Những quốc gia này được gọi là vương quốc cổ. Mỗi vương quốc đều chưa có ranh giới rõ ràng và chưa gắn với tộc người nhất định. Ở một số vương quốc, người ta chỉ biết tới tên gọi và địa điểm trung tâm của vương quốc đó mà thôi.
? Hãy xác định và kể tên các quốc gia đó? ( dùng lược đồ)
* Hoạt động 2 
 - GV: Vào giữa thiên niên kỉ I các quốc gia cổ Đông Nam Á suy yếu dần và tan rã → các quốc gia phong kiến dân tộc được hình thành, sở dĩ gọi như vậy là vì mỗi quốc gia được hình thành dựa trên cơ sở phát triển của một tộc người nhất định chiếm đa số và phát trển nhất ( như Đại Việt của người Việt; Cham-pa của người Chăm...)
? Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
? Trình bày sự hình thành của quốc gia phong kiến In-đô-nê-xi-a?
? Kể tên một số quốc gia phong kiến khác và thời điểm hình thành các quốc gia đó ? 
(Ăng-co của người Khơ-me, Pa-gan của người Mi-an-ma...)
? Kể tên một số thành tựu thời phong kiến của các quốc gia Đông Nam 
Á ?( kiến trúc, điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng: Ăng co, đền Bô rô bu ra...)
- Giáo viên cho học sinh xem hình 12, 13 sách giáo khoa
? Các quốc gia phong kiến bước vào thời kì suy thoái với thời gian nào? ( nữa sau TK XVIII) 
- GV: Giảng thêm về sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây: từ giữa TK XIX hầu hết các quốc gia Đông Nam Á trừ Thái Lan đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây 
1. Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á
* Điều kiện tự nhiên:
Chịu ảnh hưởng của gió mùa:
- Thuận lợi: mưa nhiều, thích hợp cho nông nghiệp phát triển
- Khó khăn: Gió mùa gây ra lũ lụt, hạn hán
* Sự hình thành các vương quốc cổ:
- Trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên hàng loạt các quốc gia cổ ra đời ở khu vực Đông Nam Á
2.Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
 - Giữa thiên niên kỉ I các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành
- Từ nửa sau thế kỉ X → đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á 
- Nửa sau thế kỉ XVIII các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái
4.Củng cố: ? Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào sau đây?
□ Trung Quốc. □ Lào. □ Thái Lan. □ Ấn Độ. □ Việt Nam. □ In đô nê xi a. 
□ Mi an ma. □ Đông ti mo. □ Bra xin. □ Ma lai xi a. □ Xin ga po. □ Phi lip pin. 
□ Bru nây. □ Lào .
5. Dặn dò: 
+ Học bài cũ. Hoàn thành bảng niên biểu (câu 2 SGK)
+ Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa trang 22
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 6/9/2012
Tuần : 4, tiết PPCT: 8 
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á ( TT)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trong số các quốc gia Đông Nam Á , Lào và Cam pu chia là hai nước láng giềng gần gủi với Việt Nam. Những giai đoạn lịch sử lớn của hai nước này.
2. Kĩ năng: Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn.
3. Tư tưởng: 
- Tình cảm yêu quí, trân trọng truyền thống lịch sử của Lào và Cam pu chia, thấy đựoc mối quan hệ mật thiết của 3 nước Đông Dương.
II. Phương tiện dạy học: 
- Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á 
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á ngày nay và xác định vị trí của các nước đó trên bản đồ ?
- Trình bày sự hình thành và phát triển cúa các quốc gia phong kiến Đông Nam Á ?
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 
 Tìm hiểu sơ lược về vương quốc Cam-pu-chia.
GV: Cam-pu-chia là một trong những nước có lịch sử khá lâu đời và phong phú: Thời tiền sử(đồ đá) cư dân cổ Đông Nam Á ( người môn cổ) xây dựng nên nhà nước Phù Nam.
? Cư dân Cam-pu-chia do tộc người nào tạo nên?
GV: Người khơ me là một bộ phận của cư dân cổ ĐNA, lúc ban đầu họ sống ở phía bắc cao nguyên Cò Rạt sau mới di cư dần về phía nam.
? Người khơ-me thành thạo những việc gì? Họ tiếp thu văn hoá Ấn Độ như thế nào?
? Người Khơ-me xây dựng vương quốc riêng của mình vào thời gian nào? Tên gọi là gì?
-GV: Trình bày sự phát triển của Chân Lạp đến khi bị Gia va xâm chiếm năm 774 và thống trị đến năm 802Giay-a-vac-man II(từng bị Gia-va bắt làm tù binh)tập trung lực lượng quân sự, đấu tranh thoát khỏi sự thống trị của Gia-va, thống nhất các quốc gia thành lập nhà nước Cam-pu-chia Ăng co.
? Thời Ăng-co tồn tại khoảng thời gian nào?( 802 trở đi lịch sử Cam-pu-chia bước sang thời kì mới - Thời Ăng-co và đây là giai đoạn phát triển)
? Những chính sách của đối nội, đối ngoại của các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co?
? Sự thịnh vượng của Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào?( có nhiều công trình kiến trúc độc đáo, sản xuất phát triển...)
? Tại sao thời kì phát triển thịnh vượng của Cam-pu-chia còn gọi là thời kì Ăng-co?( kinh đô đóng ở Ăng-co - một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay.)
- HS Tìm hiểu kênh hình H 10 SGK. GV: Giới thiệu thêm đây là một trong nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Cam-pu-chia.
? Tình hình Cam-pu-chia sau thời kì Ăng-co?
* Hoạt động 2 
 ? Chủ nhân cổ nhất trên đất Lào ngày nay là ai? Họ đã để lại những gì?
- GV: Nguời Lào thơng trước đó gọi là người Khạ họ là chủ nhân của nền văn minh đồ đá, đồng, sắt, họ đã để lại hàng trăm chiếc chum đá khổng lồ to nhỏ khác nhau.....
- GV: TK XIII sự thiên di của người Thái...người Lào Lùm.
? Vì sao có sự thiên di của người Thái từ phía Bắc xuống ?
? Đời sống của các bộ tộc Lào như thế nào?(sống trong các mường cổ, chủ yếu bằng trồng lúa nương...)
? Trình bày sự ra đời của nước Lạn xạng ?
? Em biết gì về pha Ngừm?( là cháu Phía khăm phòng) theo cha là Phi Pha sang Cam pu chia. Ông được vua Cam pu chia giúp đỡ, nuôi dạy và gã con gái cho. Khi trưởng thành ông về nước và trở thành một tộc trưởng, tập hợp, liên kết giữa các bộ lạc → nước Lạn xạng
? Vương quốc Lạn xạng phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian nào?
? Trình bày những nét chính trong chính sách đối nội, đối ngoại của vua Lạn xạng?
- GV: Trong thời kì này Lạn xạng để lại nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Thạt luổng → chứng minh cho sự phát triển.
-GV: khai thác kênh hình Thạt luổng. Lạn xạng phát triển thịnh vượng nhất dưới thời vua Xu li nha vông xa, thời kì này quân dân Lào đã đánh bại 3 lần xâm lược của quân Miến Điện.
3. Vương quốc Cam-pu --chia:
Từ khi thành lập đến năm 1863 chia làm 4 giai đoạn lớn
a) Từ thế kỉ I – thế kỉ VI
 nước Phù Nam.
b) Từ thế kỉ VI – thế kỉ VIII người Khơ me xây dựng nước Chân Lạp
c) Thế kỉ IX – thế kỉ XV
 thời kì Ăng-co:
- Sản xuất nông nghiệp phát triển
- Xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo. 
- Mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực
d) Từ thế kỉ XV – 1863 thời kì suy yếu.
4. Vương quốc Lào:
- Chủ nhân đầu tiên của nước lào là người Lào thơng.
- Từ thế kỉ XIII người
 Thái di cư đến gọi là Lào Lùm.
- Năm 1353: nước Lạn xạng được thành lập.
- Thế kỉ XV-TK XVII 
thời kì phát triển thịnh vượng. 
- Thế kỉ XVIII nước lạn xạng suy yếu.
- Cuối TK XIX trở thành thuộc địa của Pháp. 
4.Củng cố: Tổ chức trò chơi “ai xuất sắc hơn” Tương tự hình thức “Rung chuông vàng”. GV sử dụng hệ thống bài tập sau và đưa ra lần lược từng bài tập một.
	a. Người Khơ-me thành lập vương quốc đầu tiên của mình tên là:
A. Ăng-co. B. Chân Lạp. C. Chăm-pa. D. Pa-gan
b. Những điều nào dưới đây chứng tỏ thời Ăng-co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển?
A. Nông nghiệp phát triển.
B. Dùng vũ lực để mở rộng lãnh thổ.
C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng đồ sộ, độc đáo.
D. Tất cả các ý trên.
5. Dặn dò: 
- Học bài cũ. 
- Làm bài tập: lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu- chia và Lào đến giữa TK XIX.
- Chuẩn bị bài sau( soạn bài những nét chung về xã hội phong kiến)
- Sưu tầm tư liệu về xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây.
 IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 2012

File đính kèm:

  • docGA su 7 tuan 4.doc