Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 69: Làm bài tập lịch sử - Năm học 2009-2010

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. KT: Kiểm tra lại kiến thức các em đã học thông qua hệ thống bài tập chương trình lịch sử 7.

 Rà soát lại các dạng bài tập để các em thành thạo hơn các dạng bài tập nhất là các bài tập mang tính tổng hợp.

 2. TT: Bồi dưỡng cho các em ý thức tự giác trong học tập bộ môn, và có thái độ đúng đắn đối với việc học tập môn lịch sử.

 3. RLKN: rèn luyện thêm kĩ năng giải bài tập bằng nhiều dạng bài khác nhau ( 5 dạng bài tập đã học)

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Bảng phụ, phiếu bài tập, sách bài tập lịch sử

 III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ: Sửa bài thi học kì

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 69: Làm bài tập lịch sử - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 36
Tiết: 69
LÀM BÀI TẬP LICH SỬ
S:05/05/2010 
G:10/05/2010 
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. KT: Kiểm tra lại kiến thức các em đã học thông qua hệ thống bài tập chương trình lịch sử 7.
 Rà soát lại các dạng bài tập để các em thành thạo hơn các dạng bài tập nhất là các bài tập mang tính tổng hợp.
	2. TT: Bồi dưỡng cho các em ý thức tự giác trong học tập bộ môn, và có thái độ đúng đắn đối với việc học tập môn lịch sử.
	3. RLKN: rèn luyện thêm kĩ năng giải bài tập bằng nhiều dạng bài khác nhau ( 5 dạng bài tập đã học)
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
 - Bảng phụ, phiếu bài tập, sách bài tập lịch sử
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ: Sửa bài thi học kì
	3. Bài mới:
	a, Giới thiệu:
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Cho HS nhắc lại các dạng bài tập đã học trong chương trình lịch sử lớp 7
 Dạng 1: Chọn câu đúng nhất
- Ví dụ: So với bộ luật thời Lý- Trần bộ luật thời Lê sơ có tiến bộ hơn vì:
 a- Bảo vệ giai cấp thống trị và phụ nữ.
 b- Bảo vệ chue quyền quốc gia và phụ nữ.
 c- Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ phụ nữ, giữ gìn truyền thống dân tộc.
 d- Các câu a,b,c đều đúng.
GV: cho HS chọn đáp án đúng.
H Như vậy để làm tốt dạng bài tập câu đúng nhất ta cần lưu ý vấn đề gì?
HĐ2: Dạng câu đúng sai
Ví dụ: Chọn câu đúng hoặc sai rồi ghi vào chữ Đ hoặc S
 a- Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoá thế giới.
 b- Trận Chi Lăng – Xương Giang quyết định thắng lợi của phong trào Tây Sơn.
 c - Thời Nhà Nguyễn chon chế độ Thái thượng hoàng.
 d - Hải Thượng Lãn Ông là người thầy thuốc y đức sống ở thế kỉ XV.
H : Muốn làm tốt bài tập nầy ta chú ý vấn đề gì?
- Có nhiều loại : Loại điền cả mệnh đề, loại điền cụm từ, hoặc một từ....
Ví dụ: Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành các nội dung
Bộ diễn ca lịch sử của....................thuộc thể loại truyện Nôm dài 8000 câu.
Hai nhà thơ ...........................là những nhà thơ Nôm lớn thế kỉ XVI- XVIII.
Chữ Quốc ngữ ra đời ở nước ta vào..................là loại chữ khoa học , có nhiều ưu điểm.
Chiến thắng quyết định của phong trào Tây Sơn là..............
H : Khi gặp dạng điền khuyết ta chú ý điều gì?
HĐ4: Dạng câu hỏi nối hai mệnh đề A và B:
Ví dụ: 
Cột A ( Thời gian)
Cột B ( Sự kiện)
1/ Cuối năm 1426
a/ Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
2/ Tháng 10 năm 1427
b/ Trận Tốt Động – Chúc Động
3/ Năm 1783
c/ Chiến thăng Rạch Gầm – Xoài Mút
4/ Năm 1785
d/ Trận Chi Lăng – Xương Giang
5/ Năm 1789
HĐ5: Dạng bài tập chọn các câu đúng:
Ví dụ: Đặc điểm bộ máy nhà Trần là:
 a/ Mang tính bình đẳng
 b/ Mang tính đẳng cấp sâu sắc
 c/ Là nhà nước quân chủ quý tộc
 Các câu đúng là......
Ngoài ra giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài tập lập niên biểu và tự luận.
1- Dạng bài câu đúng nhất:
- Đọc kĩ các dữ liệu đã cho.
- Chọn 1 trong 4 ccâu đã cho để khoanh tròn.
- Câu đó là câu có kiến thức đầy đủ và hoàn chỉnh nhất.
2- Dạng câu đúng sai:
- Ta phải nắm kiến thức một cách chính xác.
- Nhất là những sự kiện tiêu biếu , nhân vật tiêu biểu... ta phải phân biệt rõ ràng thời gian ra đời và hoạt động.
3- Dạng câu hỏi điền khuyết:
- Đọc kĩ đề bài , chọn nôi dung kiến thức phù hợp có sự lô gích hợp lí để điền.
- Phải nắm chắc kiến thức đã học.
4- Dạng câu nối hai mệnh đề A và B:
Muốn làm tốt dạng bài tập này, học sinh phải nắm vững kiến thức lịch sử, phải biết lựa chọn hợp lý các sự kiện lịch sử và thời gian xảy ra các sự kiện đó
5- Dạng chọn các câu đúng:
Dạng này tương đối dễ, học sinh có thể lựa chọn các phương án đúng tuỳ thích, nhưng học sinh phải nắm chắc kiến thức.
	4. Củng cố:
	Giáo viên cho học sinh làm tiếp một vài bài tập trong sách bài tập theo các dạng.
	5. Dặn dò:
	Chuẩn bị bài tổng kết.
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 68, bai 68.doc
Giáo án liên quan