Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 65, Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Từ thế kỉ XVI- thế kỉ XVIII, tình hình chính trị có nhiều biến động: nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập, các cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều, Trịnh – Nguyễn, sự chia cắt đất nước Đàng Trong- Đàng Ngoài.

- Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng nổ và lan rộng, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn.

- Mặc dù tình hình chính trị đất nước có nhiều biến động, nhưng tình hình kinh tế, văn hóa vẫn có những bước phát triển mạnh.

2- Kĩ năng:

Hệ thống hoá kiến thức, phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển nền kinh tế, văn hoá đất nước.

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc chống chế độ phong kiến thối nát, chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Bảng phụ thống kê tình hình kinh tế, văn hoá.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 7184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 65, Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33
Ngày soạn: 17 / 04 / 2011
Tiết: 65
Ngày dạy: 21 / 04 / 2011
Bài 29
ôn tập chương V và chương VI
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Từ thế kỉ XVI- thế kỉ XVIII, tình hình chính trị có nhiều biến động: nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập, các cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều, Trịnh – Nguyễn, sự chia cắt đất nước Đàng Trong- Đàng Ngoài.
- Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng nổ và lan rộng, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn.
- Mặc dù tình hình chính trị đất nước có nhiều biến động, nhưng tình hình kinh tế, văn hóa vẫn có những bước phát triển mạnh.
2- Kĩ năng:
Hệ thống hoá kiến thức, phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển nền kinh tế, văn hoá đất nước.
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc chống chế độ phong kiến thối nát, chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Bảng phụ thống kê tình hình kinh tế, văn hoá.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức..
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. ổn định và tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Đánh giá sự phát triển của sử học, địa lí, y học nước ta cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX?
? Những thành tựu khoa học kĩ thuật của nước ta thời kì này phản ánh điều gì?
3. Giới thiệu bài mới:	
Trải qua thời kì lịch sử từ thế kỉ XVI- đến nửa đầu thế kỉ XIX, biết bao những biến cố thăng trầm đã diễn ra về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
1- Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền diễn ra như thế nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Biểu hiện của sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền?
? Những cuộc chiến tranh phong kiến nào đã diễn ra? Thời gian?
? Những cuộc chiến tranh phong kiến đã để lại hậu quả như thế nào?
- Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. 
- Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.
- Khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp. 
+ Chiến tranh Nam – Bắc triều (1543-1592).
+ Chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627-1672). 
à Chia cắt đất nước Đàng Trong và Đàng Ngoài lâu dài, gây đau thương, tổn hại cho dân tộc. 
- Tầng lớp thống trị bắt đầu suy thoái: vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.
- Khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp. 
- Chiến tranh giữa các thế lực phong kiến liên miên:
+ Chiến tranh Nam – Bắc triều (1543-1592).
+ Chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627-1672). 
à Chia cắt đất nước Đàng Trong và Đàng Ngoài lâu dài, gây đau thương, tổn hại cho dân tộc. 
2- Quang Trung thống nhất đát nước
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao?
? Quang Trung đặt nền tảng cho sự nghiệp thống nhất đất nước như thế nào?
? Sau khi đánh đuổi ngoại xâm (1789), Quang Trung đã có cống hiến gì trong công cuộc xây dựng đất nước?
- Là cuộc đấu tranh rộng lớn của nông dân, nên không gọi là chiến tranh PK. Đây là cuộc KN nông dân lớn nhất TK XVIII.
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn (1777).
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Trịnh (1786), Lê (1788).
- Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh.
- Phục hồi kinh tế, văn hoá (Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học).
- Củng cố quốc phòng, ngoại giao khéo léo.
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn (1777), Trịnh (1786), Lê (1788).
- Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ Tổ quốc.
- Phục hồi kinh tế, văn hoá (Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học).
3- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tạp quyền.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Nguyễn ánh đánh bại vương triều Tây Sơn vào thời gian nào?
? Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, Nguyễn ánh đã lập lại bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền ra sao?
- Từ năm 1801-1802.
- Năm 1806, lên ngôi Hoàng đế.
- Năm 1815, ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
- Các năm 1831-1832 chia nước ta thành 30 tỉnh và một phủ.
- Quan tâm xây dựng, củng cố quân đội. 
- Ngoại giao: 
- Năm 1802, Nguyễn ánh đánh bại vương triều Tây Sơn, đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.
- Tổ chức bộ máy quan lại ở triều dình, các địa phương.
4- Tình hình kinh tế, văn hoá
	- Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm tìm hiểu.
	+ Nhóm 1: Tình hình kinh tế, văn hoá nước ta thế kỉ XVI- XVII ?
+ Nhóm 2: Tình hình kinh tế, văn hoá nước ta thế kỉ XVIII?
+ Nhóm 3: Tình hình kinh tế, văn hoá nước ta thế kỉ XIX?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ bảng và các nhóm ghi vào bảng.
- Các em bổ sung, hoàn chỉnh bảng.
- Giáo viên treo bảng phụ:
STT
lĩnh vực
Những điểm nổi bật
Thế kỉ XVI- XVII
Thế kỉ XVIII
Thế kỉ XIX
1
Nông nghiệp
- Đàng Ngoài: trì trệ, bị kìm hãm.
- Đàng Trong: có bước phát triển, khai hoang lập làng.
- Vua Quang Trung ban Chiếu khuyến nông.
- Các vua Nguyễn chú ý khai hoang, lập ấp, lập đồn điền.
- Việc đắp đê không dược chú trọng
2
Thủ công nghiệp
- Xuất hiện nhiều làng thủ công.
- Nghề thủ công được phục hồi dần
- Xuất hiện nhiều xưởng thủ công, làng thủ công.
- Nghề khai thác mỏ được mở rộng.
3
Thương nghiệp
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị.
- Buôn bán với nước ngoài được mở rộng nhưng sau có phần hạn chế.
- Giảm thuế, mở cửa ải, thông thương chợ búa.
- Nhiều thành thị, thị tứ mới.
- Hạn chế buôn bán với phương Tây.
4
Văn học nghệ thuật
- Văn học nghệ thuật dân gian phát triển mạnh.
- Chữ Quốc ngữ ra đời.
- Ban hành Chiếu lập học, phát triển chữ Nôm.
- Văn học dân gian, văn học bác học phát triển rực rỡ (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương).
- Nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng, tranh dân gian, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.
5
Khoa học kĩ thuật
- Sử học, địa lý, y học đạt nhiều thành tựu (Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Lê Hữu Trác).
- Tiếp thu máy móc tiên tiến của Phương Tây.
4. Củng cố bài học:
- Giáo viên nhắc lại những kiến thức trọng tâm trong chương V, VI.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc kiến thức trong chương V, VI đã học.
- Làm bài tập: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân từ thế kỉ XVI- giữa thế kỉ XI X theo mẫu: (GV hướng dẫn về nhà làm)
Giai đoạn
Các cuộc khởi nghĩa
Người lãnh đạo
Thời gian
Địa điểm
Phong trào nông dân thế kỉ XVI
Khởi nghĩa Trần Tuân
Trần Tuân
1511
Hưng Hoá (Tây Bắc), Sơn Tây (Vĩnh Phúc, Phú Thọ)
Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng
Lê Hy, Trịnh Hưng
1512
Từ Nghệ An đến Thanh Hoá
KN Phùng Chương
Phùng Chương
1515
Tam Đảo
KN Trần Cảo
Trần Cảo
1516
Đông Triều Quảng Ninh
Phong trào nông dân thế kỉ XVIII
KN Lê Duy Mật
Lê Duy Mật
1738- 1770
Thanh Hoá, Nghệ An
KN Ng. Dương Hưng
Ng. Dương Hưng
1737
Sơn Tây
KN Ng. Danh Phương
Ng. Danh Phương
1740-1751
Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
KN Nguyễn Hữu Cầu
Nguyễn Hữu Cầu
1741-1751
Đỗ Sơn (Thanh Hoá)
KN Hoàng công Chất
Hoàng công Chất
1739-1769
Điện Biên (Lai Châu)
Phong trào nông dân thế kỉ XIX
KN Phan Bá Vành
Phan Bá Vành
1821-1827
Khởi nghĩa Nông Văn Vân
Nông Văn Vân
1833-1835
khắp miền núi Việt Bắc.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi
Lê Văn Khôi
1833-1835
Gia Định và 6 tỉnh Nam Kì
Khởi nghĩa Cao Bá Quát 
Cao Bá Quát 
1854-1856
Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây.
Nhận xét chung
- Phong trào nổ ra liên tục, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
- Phong trào nổ ra riêng rẽ ở từng địa phương nên dễ bị dập tắt.
- Về nhà làm các bài tập chương VI chuẩn bị cho tiết làm bài tập.

File đính kèm:

  • docTiet 65..doc
Giáo án liên quan