Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 64: Lịch sử Hải Dương - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Nắm được tình hình HD giai đoạn:

+ Thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ và các cuộc đấu tranh của nhân dân Hải Dương.

+ Thời kì độc lập tự chủ từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

2- Kĩ năng:

- Phân tích mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc giai đoạn từ thế kỉ XI X trở về trước.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

 - Học sinh hăng háI học tập -> yêu môn học.

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của quê hương-> yêu quê hương đát nước.

 B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Cuốn lịch sử Hải Dương - 2000.

- Các tư liệu lịch sử giai đoạn này.

- Tài liệu chuẩn kiến thức.

- Phương tiện và tài liệu khác liên quan.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 64: Lịch sử Hải Dương - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
Ngày soạn: 10 / 04 / 2011
Tiết: 64
Ngày dạy: 15 / 04 / 2011
Lịch sử Hải Dương
Khái quát lịch sử – văn hoá tỉnh hải dương từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX
truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm, chống áp bức của nhân dân haỉ dương trong lịch sử dân tộc
(Từ thế kỉ XIX trở về trước)
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Nắm được tình hình HD giai đoạn:
+ Thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ và các cuộc đấu tranh của nhân dân Hải Dương.
+ Thời kì độc lập tự chủ từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
2- Kĩ năng:
- Phân tích mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc giai đoạn từ thế kỉ XI X trở về trước.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
 - Học sinh hăng háI học tập -> yêu môn học.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của quê hương-> yêu quê hương đát nước.
 b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Cuốn lịch sử Hải Dương - 2000.
- Các tư liệu lịch sử giai đoạn này.
- Tài liệu chuẩn kiến thức.
- Phương tiện và tài liệu khác liên quan.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. ổn định và tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy và học bài mới:
1- Thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ.
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
- Giáo viên cho HS nhắc lại thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ (179 TCN- 938)
? Trong thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ Hải Dương đã tham gia các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm như thế nào?
- Giáo viên kể chuyện về các tướng lĩnh thời Hai Bà Trưng quê ở Hải Dương và Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ
(Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mĩ 905 – 930)
HS : nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 6
 - Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc và Họ Dương.
HS: nhắc vài nét về Khúc Thừa Dụ
- Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40) Hải Dương có nhiều tướng lĩnh tham gia như: bà Bảo Châu, Thiện Nhân, Thiện Khánh, Nguyệt Lương, Trương Mỹ, Đào Đạt, Đào Đạotham gia và là tướng của HBT.
- Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang – Hải Dương), sống hoà nhã , được mọi người yêu mến.
- Năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cổ Cồn bị giáng chức lợi dụng cơ hội đó và được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.
- Năm 907, KTD mất con là Khúc Hạo lên thay đã thực hiện một số việc làm nhằm xây dựng quyền tự chủ. 
2. Thời kì độc lập tự chủ (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX).
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
- Giáo viên cho HS nhắc lại tình hình đất nước từ thế kỉ X trở đi.
? Nêu những nét chính về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm, chống áp bức của nhân dân Hải Dương từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX?
- Giáo viên kể chuyện về Yết Kiêu, Nguyễn Hữu Cầu.
? ở làng, xã em, huyện em có những nhân vật nào tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của quê hương?
- Trong cuộc dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh có hai danh tướng: Lê Viết Hưng và Lê Viết Quang.
- Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên (1258-1288) có các danh tướng: 
+ Yết Kiêu và Nguyễn Chế Nghĩa (Gia Lộc).
+ Đỗ Khắc Chung (Kinh Môn).
- Thế kỉ XVII- XVIII đất nước nội chiến, tướng quan Đinh Văn Tả là công thần thời Lê.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1744-1751).
4. Củng cố bài học:
? Nêu những nét chính về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm, chống áp bức của nhân dân Hải Dương trong các thời kì lịch sử?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi .
- Chuẩn bị tiết sau: tìm hiểu về các nghề truyền thống ở Hải Dương.

File đính kèm:

  • docTiet 64.doc
Giáo án liên quan