Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 61, Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - Nửa đầu thế kỉ XIX - Văn học, nghệ thuật - Trần Quang Nhiệm

 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:

- Sự phát triển cao hơn của nền văn học dân tộc với nhiều thể loại phong phú , nhiều tác giả nổi tiếng.

- Văn nghhệ dân gian phát triển, các thành tựu về hội họa dân gian, kiến trúc.

- Sự chuyển biến về khoa học kĩ thuật, sử học, địa lí, y học, cơ khí đạt những thành tựu đáng kể.

 2. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh trân trọng, ngưỡng mộ tự hào đối với thành tựu văn hóa, khoa học mà ông cha ta đã sáng tạo.

- Góp phần hình thành ý thức thái độ bảo vệ và phát huy di sản văn hóa thế giới.

 3. Kĩ năng:

- Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá, phân tích thành tựu văn hóa, nghệ thuật của dân tộc

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 61, Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - Nửa đầu thế kỉ XIX - Văn học, nghệ thuật - Trần Quang Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 - Tiết 61: Bài 28
Soạn ngày: 15 / 4 /2007 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC 
 CUỐI THẾ KỈ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
 I. VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
- Sự phát triển cao hơn của nền văn học dân tộc với nhiều thể loại phong phú , nhiều tác giả nổi tiếng.
- Văn nghhệ dân gian phát triển, các thành tựu về hội họa dân gian, kiến trúc.
- Sự chuyển biến về khoa học kĩ thuật, sử học, địa lí, y học, cơ khí đạt những thành tựu đáng kể.
 2. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh trân trọng, ngưỡng mộ tự hào đối với thành tựu văn hóa, khoa học mà ông cha ta đã sáng tạo.
- Góp phần hình thành ý thức thái độ bảo vệ và phát huy di sản văn hóa thế giới.
 3. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá, phân tích thành tựu văn hóa, nghệ thuật của dân tộ
 II. Chuẩn bị:
Giáo viên: +Tranh ảnh liên quan đến bài học.
 Học sinh: + Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân bùng nổ? Kết quả?
 3. Giảng bài mới:
 - Giới thiệu: Cùng với sự đấu tranh thì văn học trong giai đoạn này phát triển sôi nổi vậy Văn học và nghệ thuật phát triển như thế nào chún ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 - Tiến trình bài dạy.
TG
Hoạy động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
17’
16’
5’
HĐ1: Học sinh nắm được sự phát triển đa dạng và phong phú của văn học.
- Cho học sinh đọc mục 1
CH: Trong văn học dân gian bao gồm những thể loại nào?
- Kể một vài tác phẩm tiêu biêu về văn học dân gian?
CH: Trong số nhiều tác phẩm, tác giả văn học có điểm gì mới?
CH: nội dung văn học thời kì này phản ánh nội dung gì?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
CH: Vì sao đến cuối thế kỉ XVIII nền văn học lại phát triển?
GV: Kết luận.
HĐ 2: Học sinh nắm được những loại hình nghệ thuật cơ bản trong giai đoạn này.
CH: Văn nghệ dân gian bao gồm những thể loại nào?
- Bình định có loại hình văn nghệ dân gian nào?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
- GV cho học sinh xem tranh H66 SGK. Qua đó em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian?
GV: Chuẩn xác.
- Bức tranh chăn trâu thổi sáo đó là mong ước của các chú bé chăn trâu với ước vọng thanh bình.
CH: Cho biết những thành tựu nổi bật về kiến trúc thời kì này?
GV: Cho HS xem H 67, 68 và cho nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc trong giai đoạn này?
GV: Kết Luận.
HĐ 3: Củng cố:
- Nêu đặc điểm nổi bật của văn học trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đến đầu thế kỉ XIX?
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật là gì?
HĐ 1: Nhóm/ cặp
ž HS đọc và theo dõi.
ž Văn học dân gian có các thể loại như : Hò vè, tục ngữ, ca dao
- Truyện nôm dài: khôi hài, tiếu lâm
- Đỉnh cao của văn học truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Sự xuất hiện một loạt các nhà thơ nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Huyện Thanh Quan
ž Nội dung văn học phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
ž HS thảo luận nhóm:
- Vì trong thời gian này chế độ phong kiến suy tàn, biết bao khía cạnh xấu xa của chế độ phong kiến được phơi bày đây chính là điểm để nền văn hóa phát triển.
HĐ 2: Cả lớp.
ž văn nghệ dân gian: chèo tuồng, quan họ, hát lí, hát dặmnhưng hát chèo, Tuồng là hai loại hình quan trọng
ž Mang đậm bản sắc dân tộc, phản ánh mọi mặt sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân.
ž Chùa Tây Phương, Đìng Bảng, chùm di tích lăng tẩm ở Huế
žKiểu kiến trúc đặc sắc, mái uốn cong kiểu cung đình, ton vinh sự cao quý.
1. Văn Học
- Văn học dân gian: tục ngữ, ca dao, hò,vè phát triển
- Văn học chữ nôm phát triển đạt đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Nội dung trong văn học phản ánh cuộc sống xã hội và nguyện vọng của nhân dân.
2. Nghệ Thuật
- Sân khấu: Chèo, tuồng phát triển.
- Hội họa: có dòng tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ( Bắc Ninh) 
- Kiến trúc: xây dựng chùa chiềng, cung điện, lăng tẩm
- Điêu khắc: Tạc tượng, đúc đồng
 4. Dăn dò: (2’)
 - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
 - Xem nội dung các bài đã học mới II. Giáo dục, khoa học, kĩ thuật 
V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(12).doc
Giáo án liên quan