Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 6, Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến - Phạm Thị Bích Lệ

 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:

 - Các giai đoạn lịch sử của Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỷ XIX.

 - Những chính sách cơ bản của các vương triều và những biểu hiện về sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến.

- Một số thành tựu văn hoá Ấn Độ thời cổ , trung đại.

 2.Tư tưởng.

- Giúp học sinh thấy được Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc ở Đông Nam Á.

 3. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng tổng hợp những kiến thức ở trong bài

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 6, Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến - Phạm Thị Bích Lệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 20 – 08 – 2011
Ngày dạy: 04 – 09 – 2011
Tuần: 3
Tiết: 6
BÀI 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:
 - Các giai đoạn lịch sử của Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỷ XIX.
 - Những chính sách cơ bản của các vương triều và những biểu hiện về sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến.
- Một số thành tựu văn hoá Ấn Độ thời cổ , trung đại.
 2.Tư tưởng.
- Giúp học sinh thấy được Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc ở Đông Nam Á.
 3. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng tổng hợp những kiến thức ở trong bài
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Bản đồ Ấn Độ và Đông Nam Á.
- Một số tranh ảnh về công trình kiến trúc của Ấn Độ và Đông Nam Á.
- Một số tư liệu về đất nước Ấn Độ.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa.
- Vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
 1. Kiểm tra 15 phút. 
Câu 1:Vì sao nói dưới thời Đường Trung Quốc Trở thành quốc gia cường thịnh nhất châu Á?(6đ)
Câu 2: Vì sao nhà Tần đã từng có công thống nhất Trung Quốc, xây dựng nhiều công trình có giá trị để lại cho đời sau nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn? (4đ)
Đáp án
Câu 1:Học sinh trả lời các ý cơ bản sau (6đ)
Nhà Đường có nhiều chính sách tiến bộ
- Đối nội: Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương .
- Chọn nhân tài qua thi cử.
- Kinh tế : Giảm thuế, thực hiện chế độ quân điền.
® Nông dân có ruộng cày, sản xuất phát triển .
- Đối ngoại : Mở rộng xâm lược.
® Thời Đường Trung Quốc là quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á 
Câu 2:Học sinh trả lời các ý cơ bản sau (4đ)
- Chính sách hà khắc, tàn bạo, thẳng tay trừng trị nhân dân
- Bắt dân đóng thuế, lao dịch nặng nề ® nhân dân lật đổ nhà Tần
2. Giới thiệu bài : Ở bài học trước, chúng ta tìm hiểu về đất nước Trung Quốc. Trải qua thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về văn hoá, khkt.Vậy! dưới thời phong kiến, Ấn Độ phát triển như thế nào -> bài hôm nay.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về những trang sử đầu tiên của Ấn Độ.
GV: treo bản đồ chỉ vị trí địa lí nước Ấn Độ.
? Các tiểu vương quốc đã được hình thành như thế nào và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ ?
 Giáo viên giảng : Trong quá trình thống nhất nước Magađa, đạo phật giữ vai trò quan trọng 
-> cuối thế kỷ III Ấn Độ trở nên hùng mạnh dưới thời vua Asôca.
? Sau thời kỳ hùng mạnh của nước Magađa, Ấn Độ ra sao ?
Giáo viên nhấn mạnh: vương triều Gúpta mở đầu cho thời kỳ phong kiến ở Ấn Độ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vương triều GúpTa
? Dưới thời phong kiến, Ấn Độ trải qua mấy giai đoạn ? kể tên ?
HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 16.
? Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gúpta được biểu hiện như thế nào ?
GV giới thiệu: 
 + về cột sắt Mirauli cao hơn 7m, đường kính 0.4m, nặng 6.5 tấn -> sau gần 16 thế kỷ, vẫn không han gỉ. Ngoài ra , đúc được 1 pho tượng bằng đồng nặng 2 tấn.
 + Trong thời kỳ xưa, Ấn Độ là nước sản xuất vải có chất lượng cao -> những nhà quyền qúy và những người giàu có của đế quốc Lamã đã dùng vải ở đây để may những bộ trang phục dùng trong ngày lễ.
? Từ những thành tựu nêu trên , em có nhận xét gì về kinh tế, văn hoá, xã hội dưới vương triều Gúpta ?
GV chuyển mục: Thế kỷ VI bị diệt vong, rơi vào ách xâm lược và thống trị của nước ngoài. Thế kỷ XII, người Thổ Nhĩ Kỳ thôn tính Bắc Ấn và lập ra vương triều Hồi Giáo Đêli.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Vương triều Hồi giáo Đê li ( thế kỷ XII – XVI ).
? Em hãy nêu những chính sách thống trị của người hồi giáo ?
GV nhấn mạnh: ngày nay, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo vẫn chưa được dập tắt và là một vấn đề thời sự nóng bỏng.
GV chuyển mục: ở XVI, người Mông Cổ tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều hồi giáo -> Ấn Độ Mô Gôn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về Vương triều Ấn Độ- Môgôn. ( thế kỷ XVI – giữa thế kỷ XIX ).
? Người Mông Cổ đã thi hành chính sách cai trị như thế nào đối với Ấn Độ ?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Phân tích.
=> Đến giữa thế kỷ XIX thực dân Anh xâm lược -> thuộc địa của Anh.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về văn hóa Ấn Độ.
Giáo viên nhấn mạnh : Ấn Độ lá nước có nền văn hoá lâu đời.
HS thảo luận nhóm 3’: Em hãy nêu những thành tựu về văn hoá của người Ấn Độ ? rút ra nhận xét ? 
GV Phân tích: 
 + Vai trò của chữ Phạn.
 + Kinh Vêđa là bộ kinh cổ xưa nhất của đạo Bàlamôn và đạo Hinđu.
 + Về văn học? Những tác phẩm tiêu biểu ?
HS : đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 17 -> GV : Giới thiệu hai bộ sử thi nổi tiếng : Mahabharata, Ramayana và tác giả lớn Kaliđasa.
? Về nghệ thuật ?
 Ví dụ: khu đền tháp Ăngco – CPC, tháp Paga, tháp Thạt Luổng - Lào.
HS : quan sát hình 11 Sgk -> khóet sâu vào vách núi, có nhiều cột chống, trang trí bằng nhiều bức chạm tinh vi, gồm 29 gian.
1. Những trang sử đầu tiên.
- Tại sông Ấn, khoảng 2500 TCN, thành thị của người Ấn ra đời.
- Khoảng 1500TCN, ra đời một số thành thị ở lưu vực sông Hằng => Liên kết thành nhà nước Magađa.
- Thế kỷ III TCN, Ấn Độ bị phân chia => thế kỷ IVSCN được thống nhất bởi vương triều Gúpta.
2. Ấn Độ thời phong kiến.
 a. Vương triều Gúpta ( thế kỷ IV -> VI ).
- Công cụ sắt dược sử dụng rộng , luyện kim đạt trình độ cao.
- Nghề dệt phát triển.
- Nghề làm đồ trang sức giữ vị trí đáng kể.
=> Kinh tế, văn hoá phát triển, xã hội ổn định.
 b. Vương triều Hồi giáo Đê li ( XII – XVI ).
- Chiếm ruộng đất của người An.
- Cấm đạo Hinđu.
=> Xung đột tôn giáo, dân tộc gay gắt.
c. Vương triều Ấn Độ- Môgôn. ( thế kỷ XVI – giữa thế kỷ XIX ).
- Xoá bỏ sự kỳ thị tôn giáo.
- Thủ tiêu đặc quyền hồi giáo.
- Khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá.
3. Văn hoá Ấn Độ.
 - Chữ viết ra đời sớm : chữ Phạn.
- Có các bộ kinh khổng lồ : kinh Vêđa.
 Văn học : có nhiều thể loại như giáo lí, chính luận. Sử thi, kịch thơ
 Nghệ thuật : Kiến trúc và điêu khắc chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
	 Sơ kết bài học .
- Thời phong kiến, Ấn Độ trải qua ba giai đoạn. Trong đó, thời kỳ vương triều Gúpta- kinh tế, văn hóa, xã hội được phục hưng và phát triển.
- Trong thời kỳ phong kiến, Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, có ảnh hưởng sâu sắc tới một số khu vực trên thế giới.
4. Củng cố: 
 - Cho học sinh làm bài tập 1- Sgk trang 17 
STT
Thời gian
Các giai đoạn phát triển của Ấn Độ
Ghi chú
1
2
3
4
5
Khỏang 2500 TCN
Khoảng 1500TCn
- Xuất hiện thành thị của người Ấn
- Hình thành những thành thị ở lưu vực sông Hằng -> liên kết thành nhà nước Magađa
- lưu vực sông Ấn.
- Lưư vục sông Hằng
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài theo nội dung bài học trong vỡ ghi vá SGK.
- Chuẩn bị bài 6 : Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.
IV. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docLS7T6.doc
Giáo án liên quan