Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 6, Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

 - Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỷ XIX.

 - Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến.

 - Một số thành tựu của Ấn Độ về văn hóa thời cổ, trung đại.

2. Kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ, biết tổng hợp, xâu chuỗi các kiến thức bài học.

3. Thái độ: Thấy được Ấn Độ là một trung tâm văn hóa của nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển lịch sử và văn hóa nhiều dân tộc Đông Nam á.

II. Phương tiện dạy học:

 - Giáo viên: - SGK, SGV, Bản đồ châu Á hoặc bản đồ các quốc gia cổ đại Phương Đông, tranh ảnh các công trình kiến trúc, điêu khắc.

 - Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học .

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 6, Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/09/2012
Ngày giảng: 19/09/2012 
 Tiết 6: Bài 5: ấn độ thời phong kiến
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: 
 - Các giai đoạn lớn của lịch sử ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỷ XIX.
 - Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của ấn Độ thời phong kiến.
 - Một số thành tựu của ấn Độ về văn hóa thời cổ, trung đại.
2. Kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ, biết tổng hợp, xâu chuỗi các kiến thức bài học.
3. Thái độ: Thấy được ấn Độ là một trung tâm văn hóa của nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển lịch sử và văn hóa nhiều dân tộc Đông Nam á.
II. Phương tiện dạy học: 
 - Giáo viên: - SGK, SGV, Bản đồ châu á hoặc bản đồ các quốc gia cổ đại Phương Đông, tranh ảnh các công trình kiến trúc, điêu khắc.
 - Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học .
III. Hoạt đông dạy học:
 1. ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa, nghệ thuật, KH-KT cảu nhân dân Trung Quốc thời phong kiến?
-Trả lời: +Văn hoá(Tư tưởng: Nho giáo.. Văn học, nghệ thuật, sử học..phát triển).
 +KHKT: Tứ đại phát minh:....
 3. Bài mới: ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh lớn nhất nhân loại được hình thành rất sớm. Với bề dày lịch sử và thành tựu văn hoá vĩ đại ấy, ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1 : 
GV :Yêu cầu HS về nhà đọc thêm.
GV: sử dụng bản đồ: HS mô tả vị trí địa lí của ấn Độ.
GV: ấn Độ được hình thành ở lưu vực 2 con sông lớn: Sông ấn, Sông Hằng. 
Cuối TKIII-, ảnh hưởng đạo phật vua Ma-ga-đa mở rộng bờ cõi đ Nam ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
GV: Vương triều Gúp- ta thống nhất ấn Độ và đưa đất nước phát triển hưng thịnh chuyển sang giai đoạn XHPK. Vậy ấn Độ thời PK phát triển như thế nào ta sang mục 2.
Hoạt động cá nhân, nhóm:
GV: Sự phát triển của ấn Độ dưới vương triều Gúp - ta được biểu hiện như thế nào?
GV: Hãy nêu những nghề thủ công truyền thống và mặt hàng thủ công nổi tiếng của ấn Độ?
HS: Đồ gôm, len dạ, luỵen kim...
 Sự sụp đổ của Vương triều gúp ta diễn ra như thế nào? Hs trả lời
GV: Vương triều Hồi giáo ĐêLi đã có những chính sách cai trị như thế nào? Em có nhận xét gì về những chính sách đó?
HS: Chiếm đoạt ruộng đất, thuế nặng, cấm đạo Hin đu...
Đến thế kỷ XVI, bị người Mông Cổ tấn công.
GV: Người Mông cổ thành lập vương triều Môgôn đã có chính sách cai trị như thế nào? Theo em những chính sách đó đã tác động đến ấn Độ như thế nào?
GV: Giới thiệu về Acơbai (1556-1605) -> Hoàng đế hùng cường nhất triều Môgôn. Vương triều Môgôn tồn tại đến TK XIX bị Anh xâm lược đ thuộc địa của Anh.
Hoạt động cá nhân, cả lớp.
Hs tìm hiểu SGK.
GV: Người ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa? ( Văn học , nghệ thuật, kiến trúc, chữ viết...).
GV: Kể tên những tác phẩm nổi tiếng của ấn Độ mà em biết? HS: (Ma-ha-bha-rata, Ra-ma-ya-na; Sơ-kun-tơ-ra; Ka-li-đa-sa ) 
- Sáng tác văn học, thơ ca, sử thi, các bộ kinh và là nguồn gốc của chữ Hin đu.
Quan sát h 11 đ kiến trúc Hinđu.
Gv: Kiến trúc ấn Độ có gì đặc sắc? HS: Tháp nhọn , nhiều tầng, trang trí bằng phù điêu...
GV: Liên hẹ với kiến trúc đền tháp ở Việt Nam.
1. Những trang sử đầu tiên( SGK).
2. ấn Độ thời phong kiến.
- Vương triều Gúp-ta (TKIV):  Phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Luyện kim rất phát triển.
+ Nghề thủ công : Dệt, chế tạo kim hoàn, khắc trên ngà voi...
-> Đầu thế kỉ VI, Vương triều Gúp- ta sụp đổ.
- Vương triều hồi giáo Đê -Li (TK XII – XVI):
+ Chiếm ruộng đất .
+ Cấm đoán đạo Hin- đu.
Chính sách cai trị trên -> Mâu thuẫn dân tộc sâu sắc.
- Vương triều Mô-gôn (TK XVI- giữa TK XIX):
+ Xoá bỏ kì thị tôn giáo.
+ Khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá.
-> phát triển hưng thịnh nhất.
3. Văn hóa ấn Độ.
- Chữ viết: chữ Phạn (1500-)
- Các bộ kinh khổng lồ.
- Văn học, giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ.
- Nghệ thuật kiến trúc: kiến trúc Hinđu, kiến trúc phật giáo.
* Kết luận: ấn Độ đã trở thành một trong những trung tâm của văn minh nhân loại. Những thành tựu đó đã ảnh hưởng sâu rộng tới qúa trình phát triển triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc ĐNA và còn có giá trị mãi đến ngày nay.
4. Củng cố: Bài tập: Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của ấn Độ.
Nối các kí hiệu (Chữ cái và chữ số) lại với nhau bằng các đường (- ) sao cho đúng: 
A. Vương triều Mô gôn 1. Đầu thế kỉ IV – VI.
B. Vương triều Gúp ta 2. TKỉ XII- XIV.
C. Vương triều Hồi giáo Đê –li 3. Đầu thế kỉ XVI -> giữa TK XI X.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
 - Học bài theo vở ghi, câu hỏi SGK, làm bài tập trong sách bài tập...
 - Đọc và trả lời câu hỏi trong các mục ở các phần.
 - Về nhà tìm hiểu và sưu tầm tranh ảnh, thông tin về văn hoá Ân Độ.

File đính kèm:

  • docgiao an lich su 7 tuan 5(1).doc