Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 59: Ôn tập chương V - Năm học 2012-2013
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. KT: :
- Thông qua việc hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi của bài ôn tập, GV cần khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương V.
- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình chính trị có nhiều biến động : nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập (đầu thế kỉ XVI), các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều (thế kỉ XVI), chiến tranh Trịnh – Nguyễn chia cắt đất nước.
- Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng, quyết liệt ở thế kỉ XVIII là một biểu hiện về sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn
-HS nắm được những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, đánh bại các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh).
2. TT:
- Làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong công cuộc khai phá đất hoang hoá, phát triển kinh tế ; tinh thần bất khuất, kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của thế lực phong kiến, chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự chủ
3. RLKN:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng SGK khi học bài ôn tập và trả lời câu hỏi.
- Kĩ năng trình bày, hệ thống, phân tích, so sánh một số sự kiện, quá trình lịch sử ; bước đầu rút ra kết luận, nhận xét về nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Tuần: 31 Tiết: 59 ÔN TẬP CHƯƠNG V S: 25/03/2013 G:06/04/2013 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. KT: : - Thông qua việc hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi của bài ôn tập, GV cần khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương V. - Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình chính trị có nhiều biến động : nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập (đầu thế kỉ XVI), các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều (thế kỉ XVI), chiến tranh Trịnh – Nguyễn chia cắt đất nước. - Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng, quyết liệt ở thế kỉ XVIII là một biểu hiện về sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn -HS nắm được những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, đánh bại các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh). 2. TT: - Làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong công cuộc khai phá đất hoang hoá, phát triển kinh tế ; tinh thần bất khuất, kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của thế lực phong kiến, chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự chủ 3. RLKN: - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng SGK khi học bài ôn tập và trả lời câu hỏi. - Kĩ năng trình bày, hệ thống, phân tích, so sánh một số sự kiện, quá trình lịch sử ; bước đầu rút ra kết luận, nhận xét về nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập 2. Bài cũ: - Những việc làm của Quang Trung nhằm khôi phục kinh tế và phát triển nền văn hóa dân tộc? - Nóí sự hiểu biết của em về phố cổ Hội An? 3. Bài mới: GV: Đặt câu hỏi rồi sau đó cho HS nhớ lại kiến thức rồi trả lời + Câu 1 : Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào ?Chính quyền : vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ triều đình mâu thuẫn, quan lại địa phương lộng quyền ức hiếp nhân dân.nhà Mạc thành lập (Bắc triều) đánh nhau với Nam triều (1543 –1592) gây bao đau thương cho dân tộc. Chính quyền phong kiến ngày càng suy yếu. + Câu 2: Khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI? - Nguyên nhân bùng nổ. - Các cuộc khởi nghĩa lớn: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, nơi xảy ra, - Kết quả và ý nghĩa. + Câu 3: Các cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn ? Hậu quả? + Câu 4: Tình hình kinh tế, văn hoá nước ta thế kỉ XVI- XVIII? + Câu 5: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? - Các cuộc khởi nghĩa lớn ( tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo, thời gian, địa bàn hoạt động) + Câu 6: Phong trào nông dân Tây Sơn? -Nguyên nhân bùng nổ. - Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn . - Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút ( 1785) - Hạ thành Phú Xuân tiêu diệt Họ Trịnh. - Tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, thu phục Bắc Hà - Quang Trung đánh tan quân Thanh ( 1789} - Lập niên biếu Quá trình hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn ( 1771- 1789) Thời gian Quá trình hoạt động - 1771 - Dựng cờ khởi nghĩa - 1777 - Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong - 1785 - Đánh tan 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút - 1786 - Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài . - 1789 - Đại phá 29 vạn quân Thanh +Câu 6: Trình bày diễn biến chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút, và thắng Ngọc Hồi, Đống Đa? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn? + Câu7: Những việc làm của Quang Trung xây dựng đất nước? Đánh giá vai trò của Quang Trung đối với lịch sử dân tộc? 4. Củng cố: Gọi HS trả lời một số câu hỏi trọng tâm và dặn dò. 5. Dặn dò: Nắm kỹ bài theo nội dung đã củng cố Ôn lại toàn bộ nội dung để kiểm tra theo đề chung. Dự kiến chuẩn bị bài “ Chế độ phong kiến nhà Nguyễn” Nắm quá trình thành lập, sự phát triển kinh tế nhà Nguyễn? 6. RKN:
File đính kèm:
- tiết 58 ôn tập chươngV.doc