Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 59, Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Tình hình chính trị - xã hội - Trần Quang Nhiệm

 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:

- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. Các vua nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.

- Kinh tế thời Nguyễn còn nhiều hạn chế

 2. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh thấy được sự kèm hãm của chế độ phong kiến làm cho nền kinh tế xã hội không phát triển.

 3. Kĩ năng:

- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích nguyên nhân và các hiện trạng chính trị, kinh tế thời Nguyễn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 59, Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Tình hình chính trị - xã hội - Trần Quang Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 - Tiết 59: CHƯƠNG VI
Soạn ngày:8 / 4 /2007 VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 
 Bài 27
 CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
 I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. Các vua nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.
- Kinh tế thời Nguyễn còn nhiều hạn chế
 2. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh thấy được sự kèm hãm của chế độ phong kiến làm cho nền kinh tế xã hội không phát triển. 
 3. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích nguyên nhân và các hiện trạng chính trị, kinh tế thời Nguyễn.
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn (từ 1832)
 + Tranh ảnh về quân đội thời Nguyễn
 - Học sinh: + Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Câu hỏi: - Sau khi Quang Trung mất tình hình đất nước ta như hế nào?
Đáp án:- Sau khi Quang Trung mất đất nước ta rơi vào tình trạng suy sụp về mọi mặt, đó chính là nguyên nhân dẩn đến tạo điều kiện Nguyễn Aùnh lập lại chính quyền.
 3. Giảng bài mới:
 - Giới thiệu: Vua Quang Trung mất là một tổn thất lớn cho đất nước. Thái tử Quang Toản lên ngôi đã không đập tan âm mưu xâm lược của Nguyễn Aùnh. Triều đại Tây Sơn tồn tại 25 năm ( 1778 – 1802) thì sụp đổ, chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập. Vậy đất nước ta dưới triều Nguyễn có gì thay đổi chúng ta cùng tìm hiểu sang bài học hôm nay.
 - Tiến trình bài dạy.
TG
Hoạy động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
15’
18’
5’
HĐ1: Học sinh nắm được quá trình thiết lập bộ máy chính quyền của nhà Nguyễn.
GV: Cho HS đọc phần 1.
CH: Cho biết nhân sự suy yếu của nhà Tây Sơn Nguyễn Aùnh đã có hành động gì?
CH: Nguyễn Aùnh đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
- Cho học sinh đọc tên các tỉnh và phủ trực thuộc lực bấy giờ?
CH: Em có nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn ?
CH: Nhà Nguyễn thực hiện biện pháp gì để củng cố quân đội?
GV: Cho HS xem hình 62, 63 có nhận xét gì về quân lính triều Nguyễn?
CH: Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn như thế nào? Hậu quả?
HĐ 2: Học sinh nắm được tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn.
GV: Cho học sinh đọc đoạn từ đầu đến thành bãi sậy.
CH: Cho biết những chính sách trong nông nghiệp của triều Nguyễn ?
CH: Cho biết vì sao diệ tích đất canh tác tăng nhưng vẫn còn tình trạng lưu vong?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
CH: Tại sao vấn đề đắp đê ở dưới triều Nguyễn gặp khó khăn?
CH: Thủ công nghiệp dưới thời Nguyễn có đặc điểm gì?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
- Cho HS đọc phầm chữ in nghiên.
CH: Qua đó em có nhận xét gì về tài năng của thợ thủ công ở nước ta đầu thế kỉ XIX ?
CH: Vì sao thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn không phát triển được.
GV: Thợ thủ công phải nộp nhiều thứ thuế, sản phẩm nặng nề, thủ công nghiệp chậm phát triển.
CH: Cho biết thương nghiệp trong và ngoài nước như thế nào?
GV: Kết Luận.
HĐ 3: Củng cố:
- Nguyễn Aùnh làm gì để khôi phục và cũng cố chính quyền phong kiến nhà Nguyễn?
- Tình hình kinh tế nhà Nguyễn phát triển như thế nào?
HĐ 1: Nhóm/ cặp
HS: đọc và theo dõi
ž Đem thủy binh lấn ra vùng đất của Tây Sơn.
ž Đặt niên hiệu Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Năm 1806 lên ngôi hoàng đế vua Nguyễn trực tiếp điều hành từ trung ương đến địa phương.
- Ban hành bộ luật Gia Long.
- Từ 1831- 1832 chia nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.
žHS: dựa vào lược đồ đọc tên.
- Các tổ chức hành chính được sắp đặc chính qui.
ž Xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.
ž Quân lính được trang bị vũ khí đầy đủ, chứng tỏ nhà Nguyễn quan tâm đến quân đội.
ž Thần phục nhà Thanh không quan hệ với các nước phương Tây.
ž Hậu quả: Thúc đẩy quân Pháp xâm lược nước ta.
HĐ 2: Nhóm.
ž HS thảo luận:
- Chú trọng khai hoang, lập ấp, lập đồn điền, tăng thêm S canh tác
ž Vì nnông dân bị bọn cường hào cướp ruộng đấtChính vì vậy họ phỉa bỏ quê đi lưu vong, chế độ quân điền không còn tác dụng.
- đê điều không được tu sửa nên hàng năm thường xảy ra thiên tai.
žTài chính thâm hụt nạn tham nhủng phổ biến, hạn hán lũ lụt thường xuyên xảy ra.
ž Lập nhiều xưởng sản xuất, ngành khai thác mỏ được mở rộng, làng nghề thủ công và thành thị được phát triển.
žThợ thủ công thông minh, cần cù, sáng tạo, tay nghề cao. 
ž Thợ giỏi bị bắt vào công xưởng nhà nước, mai một tài năng.
ž Trong nước: buôn bán phát triển ở các thành thị và thị tứ.
- Ngoài nước: buôn bán với các nước trong khu vực nhất là nhà Thanh, hạn chế buôn bán với các nước phương Tây. 
1. Nhà Nguyên lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
- Năm 1802 Nguyễn Aùnh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân ( Huế) làm kinh đô.
- 1806 lên ngôi hoàng đế.
- 1815 ban hành luật Gia Long, chia nước ta thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.
- Quan tâm và củng cố quân đội.
- Đối ngoại: thần phục nhà Thanh, không tiếp xúc với các nước phương Tây.
2. Kinh tế dưới triều Nguyễn.
a. Nông nghiệp: chú trọng khai hoang, lập ấp, lập đồn điền, từ đó làm cho diện tích đất canh tác tăng nhưng ruộng đất hoang vẫn còn nhiều.
- Đê điều không được quan tâm , tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến.
b. Thủ công nghiệp.
- Có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm.
c. Thương nghiệp.
- Nội thương: buôn bán trong nước phát triển.
- Ngoại thương: hạn chế buôn bán với ngưới phương Tây.
 4. Dăn dò: (2’)
 - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
 - Xem nội dung bài học mới phần II. 
V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(11).doc