Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 58: Ôn tập - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức trong phần lịch sử Việt Nam qua các bài 22, 23.

2- Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng khái quát lịch sử, củng cố kiến thức qua các câu hỏi.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, biết ơn các vị anh hùng dân tộc, yêu môn học

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Bảng phụ, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu khác liên quan

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Bài tập Lịch sử 7.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 58: Ôn tập - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29
Ngày soạn: 20 / 03 / 2011
Tiết: 58
Ngày dạy: 25 / 03 / 2011
Ôn tập
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức trong phần lịch sử Việt Nam qua các bài 22, 23.
2- Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng khái quát lịch sử, củng cố kiến thức qua các câu hỏi.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, biết ơn các vị anh hùng dân tộc, yêu môn học
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Bảng phụ, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu khác liên quan
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
* Giới thiệu bài mới:
GV khái quát lại các bài đã học.
1- GV hướng dẫn học sinh ôn tập theo hệ thống câu hỏi.
Hoạt động dạy - học
Ghi bảng
Câu 1.
Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 1.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chống giặc.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
- ý nghĩa:
+ Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
+ Mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước.
Câu 2.
? Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có đặc điểm gì khác nhau?
- Nhà nước thời Lý – Trần là nhà nước quân chủ quý tộc (muốn bổ nhiệm làm quan trước hết phải xuất thân từ quý tộc).
- Nhà nước thời Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
Câu 3.
? Xã hội thời Lý - Trần và thời Lê có các tầng lớp, giai cấp nào? có gì khác nhau?
- Giống nhau: đều có giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị với các tầng lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu (ở các làng xã), nông dân và nô tì.
- Khác nhau: 
+ Thời Lý Trần tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông trong xã hội.
+ Thời Lê sơ tầng lớp nô tì giảm dần về số lượng và được giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát triển.
Câu 4.
Đặc điểm nổi bật của tình hình chính trị, xã hội nước ta trong các thế kỉ XVI- XVII là gì?
- Tầng lớp thống trị bắt đầu suy thoái: vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.
- Khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp.
- Chiến tranh giữa các thế lực phong kiến liên miên: chiến tranh Nam – Bắc triều, chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
à Hậu quả: chia cắt đất nước Đàng Trong và Đàng Ngoài lâu dài, gây đau thương, tổn hại cho dân tộc.
2- Lập bảng thống kê tình hình kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỉ XVI- XVII có gì mới:
Kinh tế
Văn hoá
Nông nghiêp
Công thương nghiệp
Tôn giáo
Chữ Quốc ngữ
Văn học nghệ thuật
- Đàng ngoài: trì trệ, bị lìm hãm.
- Đàng Trong phát triển.
- Thủ công nghiệp xuát hiện nhiều làng thủ công.
- Thương nghiệp: chợ , phố xá mọc nhiều, xuất hiện nhiều thành thị ven biển: Phố Hiến, Hội An.
- Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo tiếp tục phục hồi và phát triển.
- Thiên Chúa giáo xuất hiện.
- Hội làng, sinh hoạt văn hoá dân gian phổ biến. 
- Ra đời vào thế kỉ XVII, nhưng còn rất hạn hẹp.
* Văn học:
- Các thế kỉ XVI- XVII văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh. Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú: truyện Nôm, truyện trạng, truyện tiếu lâm.
* Nghệ thuật dân gian:
- Nghệ thuật điêu khắc: tiêu biểu là tượng Phật bà Quan Âm.
- Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo, hát ả đào.
* Củng cố bài học:
GV khái quát lại toàn bộ kiến thức đã học cần nắm chắc.
Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu ?
 - Vì nhân dân muốn có cuộc sống yên ổn , không tranh giành quyền lực lẫn nhau 
 - Nghĩa quân “ lấy của người giàu chia cho người nghèo” 
 - Không muốn đất nước bị chia cắt ...
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc những kiến thức đã học.
- Ôn tập toàn bộ chương trình phần lịch sử Việt Nam- học kì II chuẩn bị cho tiết kiểm tra 45 phút tuần sau.

File đính kèm:

  • docTiet 58.doc
Giáo án liên quan