Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 58: Làm bài tập lịch sử chương V - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: - Thông qua việc hướng dẫn HS làm bài tập, GV cần khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương V.

 - Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình chính trị có nhiều biến động : nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập (đầu thế kỉ XVI), các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều (thế kỉ XVI), chiến tranh Trịnh – Nguyễn chia cắt đất nước.

 - Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng, quyết liệt ở thế kỉ XVIII là một biểu hiện về sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn

 -HS nắm được những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, đánh bại các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh).

 2. TT:- Làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong công cuộc khai phá đất hoang hoá, phát triển kinh tế ; tinh thần bất khuất, kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của thế lực phong kiến, chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự chủ

 3. RLKN- RL cho HS kĩ năng làm các dạng bài tập trả lời câu hỏi để chuẩn bị cho các đợt kiểm tra

 - Kĩ năng trình bày, hệ thống, phân tích, so sánh một số sự kiện, quá trình lịch sử ; bước đầu rút ra kết luận, nhận xét về nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 58: Làm bài tập lịch sử chương V - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:31
Tiết: 58
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG V
S:25/03/2013
G: 06/04/2013
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
	1. KT: - Thông qua việc hướng dẫn HS làm bài tập, GV cần khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương V.
	- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình chính trị có nhiều biến động : nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập (đầu thế kỉ XVI), các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều (thế kỉ XVI), chiến tranh Trịnh – Nguyễn chia cắt đất nước.
	- Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng, quyết liệt ở thế kỉ XVIII là một biểu hiện về sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn
 	-HS nắm được những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, đánh bại các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh).	
 2. TT:- Làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong công cuộc khai phá đất hoang hoá, phát triển kinh tế ; tinh thần bất khuất, kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của thế lực phong kiến, chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự chủ
 3. RLKN- RL cho HS kĩ năng làm các dạng bài tập trả lời câu hỏi để chuẩn bị cho các đợt kiểm tra
	- Kĩ năng trình bày, hệ thống, phân tích, so sánh một số sự kiện, quá trình lịch sử ; bước đầu rút ra kết luận, nhận xét về nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập
Bài cũ:
 - Nóí sự hiểu biết của em về phố cổ Hội An?
	3. Bài mới:	
	 GV cho HS trắc nghiệm 1 số kiến thức :
Bài tập 1 : Trình bày tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Đàng Ngoài và Đàng Trong thế kỉ XVIII
Chính trị 
Kinh tế 
Xã hội 
Đàng Ngoài
Đàng Trong 
Bài tập 2 : Lập niên biểu các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII
Thời gian 
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu 
Đàng Ngoài
Đàng Trong 
GV có thể dùng 1 lược đồ VN cho HS lên bảng chỉ 1 số địa bàn hoạt động các cuộc khởi nghĩa thời kì này.
Bài tập 3 : Trình bày quá trình hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn
Thời gian 
Quá trình hoạt động 
1771
1773
1777
1/1785
Giữa1786
1788
1789
 Bài tập 4: Điền tiếp vào ô trống các tác phẩm văn học:
 - Bộ diễn ca lịch sử..thuộc loại truyện nôm dài 8000 câu.
 - Hai nhà thơ .. là những nhà thơ Nôm nổi tiếng thế kỷ XVI- XVII
 Bài tập 5: Điền vào cột I và II sau thành tựu kinh tế, văn hóa thế kỷ XVI- XVII
I Kinh tế
- Nông nghiệp
- Thủ công nghiệp:
- Thương nghiệp:
II Văn hóa
- Văn học chữ Hán:
- Văn học chữ Nôm:
- Nghệ thuật:
 Bài tập 6: Chọn câu trả ;lời đúng nhất cho các câu sau:
 Câu 1: Bộ luật tiến bộ , hoàn thiện nhất nước ta thời phong kiến là:
 a. Luật Hình thư b. Quốc triều hình luật c. Luật Hồng Đức d. Luật Gia Long.
 Câu 2:Trong các danh nhân văn hoá dưới đây, ai là danh nhân văn hoá thế giới?
 a. Lê Thánh Tông b. Ngô Sĩ Liên c. Nguyễn Trãi d. Lương Thế Vinh.
 Câu 3:Chữ viết mà vua Quang Trung đã dùng để làm chữ viết chính thức của nhà nước là?
 a. Chữ Hán b. Chữ Nôm c. Chữ Quốc Ngữ d. Chữ La-tinh.
 Câu 4:Trận thắng quyết định kết thúc thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là?
 a. Trận Rạch Gầm- Xoài Mút b. Trận Ngọc Hồi- Đống Đa.
 c. Trận Tốt động- Chúc Động d. Trận Chi Lăng- Xương Giang.
 Bài tập 7: 
 Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp: (1đ)
Cột A ( Thời gian)
Cột B ( Sự kiện)
1/ Năm 1789
a/ Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.
2/ Năm 1785
b/ Chiến thắng Tốt Động- Chúc Động
3/ Cuối 1426
c/ Ngày mất của vua Quang Trung
4/ Năm 1777
d/ Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa.
5/ Ngày 16/9/1792
 Bài tập 8:
 Điền vàò ô trống những nội dung cho phù hợp: (1đ)
 1.Ông............................................. là người đã liều chết phá vòng vây quân thù cứu Lê Lợi.
 2 Chữ Quốc Ngữ ra đời vào thời gian.............................................................................
 3. Vua Quang Trung ban hành................................................................để giải quyết ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
 4. Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm xây dựng phòng tuyến.............................................để đối phó với quân Thanh.
 Bài tập 9
Câu 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? .
Câu 2: Chiến tranh phong kiến Trịnh- Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào? 
Câu 3: So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa luật pháp của thời Lý Thời Trần vag thời Lê Sơ? 
Câu 4: Tại sao Nguyễn Huệ lên ngôi trước khi kéo quân ra Bắc? Hãy nêu những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc ta? 
	4. Củng cố:
	- Bài tập : vở bài tập LS NXBGD
	5. Dặn dò:
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
	- Chuẩn bị bài : Ôn tập chưng V . Ôn lại toàn bộ các câu hỏi SGK đã học. 
 RKN:
Tuần 30
Tiết: 57
Lịch sử địa phương
TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN
S:21/03/2010
G:01/04/2010 
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. KT: HS nắm được vị trí địa lí Hội An. Lịch sử hình thành và phát triển của đô thị cổ Hội An từ khi thành lập đến thế kỉ thứ XVIII.
- Nắm được vai trò của Hội An đối với sự phát triển của kinh tế Đàng Trong.
- Sơ lược về Hôi An ngày nay và vai trò của nó đối với đời sống nhân dân tỉnh ta.
 2.Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu quê hương, niềm tự hào về quê hương. Từ đó HS có ý thức học tập sau này góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
 3.RLKN: Sử dụng bản đồ 
- Kĩ năng khái quát sự kiện lịch sửvà khái quát các giai đoạn lịch sử.
 II- TÀI LIỆU VÀ ĐỒ DÙNG:
GV: Lược đồ vẽ đô thị cổ Hội An, bản đồ hành chính Quảng Nam.
- Một số tài liệu, tranh ảnh về Hội An.
HS: Sưu tầm tranh ảnh và những câu chuyện kể về đô thị cổ Hội An.
 III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định: Điểm danh và kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 2. Bài cũ: HS làm bài tập trắc nghiệm .
 ( Điền vào chỗ trống nội dung dưới đây sao cho phù hợp)
Câu 1: Vua Quang Trung ban hành.để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
 Ông ban bố .. khuyến khích các huyện xã mở trường học để đào tạo nhân tài cho đất nước.
Câu 2: Nêu chính sách quốc phòng và ngoại giao của Quang Trung?
 3. Bài mới:
- Là người dân sống trên mảnh đất có hai di sản văn hóa thế giới đó là đô thị cổ Hội An và tháp Mĩ Sơn. Chắc chúng ta không khỏi tự hào về điều đó hôm nay chúng ta mới có dịp tìm hiểu về một trong hai di sản văn hóa đó qua bài : Đô thị cổ Hội An .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: HS nắm vị trí của đô thị cổ Hội An
GV:Treo bản đồ Quảng Nam
HS: Lên xác định vị trí Hội An trên bản đồ
GV: Chỉ lại cho HS nắm 
- Đông
- Tây 
- Nam
- Bắc 
H: Với vị trí như thế em có nhận xét gì?
HS: Thuận lợi phát triển kinh tế nhất là ngoại thương và du lịch.
Liên hệ: ngày nay Hội An có tiềm năng du lịch mạnh.
HĐ2: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển.
GV: Đọc tài liệu
H: Qua tài liệu em hãy cho biết thời tiền sử hội An thuộc nền Văn hóa nào?
HS: Văn hóa Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi)
- Em hãy nêu quá trình phát triến Hội An từ thế kỉ XI→ XVIII?
- HS Dựa vào tài liệu trả lời.
GV: Chốt lại và bổ sung
Vì sao Hội An nhanh chóng trở thành thương cảng lớn nhất Đàng Trong?
HS: Chính sách khuyến khích nhà Nguyễn,
 - Do vị trí địa lí thuận lợi 
 - Do sự phát triển của nông nghiệp và các nghề thủ công nổi tiếng.
- Liên hệ: Mía đường Quảng Nam
 - Ươm tơ dệt lụa Duy Xuyên
- Nghề đúc đồng Phước Kiều ( Điện Phương)
- Nghề mộc Kim Bồng (Hội An)
- Nông lâm thổ sản Trà My, Tiên phước
- Nghề gốm sứ Thanh Hà
Đã thu hút thương nhân vào trao đổi buôn bán
GV: Mở rộng: Hôi An đươc xây dựng với nhiều công trình kiến trúc cổ độc đáo
- Thế kỉ XVIII→ XIX Đô thị cổ Hội An bước vào thời kì suy tàn
HĐ3 Tình hình Hội An hiện nay và vai trò đối với tỉnh nhà
H: Tình hình Hội An hiện nay?
HS: Đang khôi phục và phát triển đươc UNÉSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết.
GV: Đọc một số dự án nâng cấp mở rộng đô thị cổ Hội An
Giáo Dục: HS cần ra sức học tập đem sức mình phục vụ quê hương giàu đẹp.
- Giới thiệu các lễ hôi ở Hội An hằng năm.
1- Vị trí địa lí:
- Hội An nằm ở hạ lưu ngã ba sông sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam.
- Đông giáp với biển Đông 
- Nam: Giáp với huyện Duy Xuyên
- Tây và Bắc giáp với huyện Điện Bàn 
2- Quá trình hình thành và phát triển:
- Khoảng 2000 năm trước Hội An đã thành lập và thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh.
- Từ thế kỉ XI → XIV Hội An thuộc nước Chăm pa với tên gọi là Lâm Ấp Phổ.
- Thế kỉ XV Hội An phát triển thành thị trấn ven biển của người Việt với tên gọi là Hoài Phố.
- Thế kỉ XVI→ XVII ( 1785) Nguyễn Hoàng đem quân vào trấn thủ Thuận Hóa và Quảng Nam.
- Do chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, của chúa Nguyễn kinh tế Đàng Trong, phát triển mạnh,.
Nhiều thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Bào Đào Nha.. đến Hội An buôn bán và Hội An trở thành đô thị sầm uất tấp nập nhất Đàng trong lúc bấy giờ.
3- Vai trò của Hội An trong đời sống nhân dân Quảng Nam:
- Trở thành trung tâm, kinh tế văn hóa lớn của tỉnh nhà.
- Đô thị cổ thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
- Tiềm năng kinh tế biển và du lich lớn, tạo điều kiện phát triển các nghành kinh doanh dịch vụ phát triển theo .
- Tỉnh ta đang kêu gọi đầu tư và phát triển để Hôi An nngày càng xứng đáng với DSVH thế giới.
	4. Củng cố:
	- Nêu vị trí địa lí của Hội An? Thuận lợi ở vị trí Hội An là gì?
 - Các giai đoạn phát triển của đô thị cổ Hội An? Thời kì nào là thịnh vượng nhất? 
- - Em hãy nêu sự hiếu biết của em về Hội An ngày nay? Em sẽ làm gì để góp phần vào công cuộc phát triển Hôi An?
. Dặn dò:
	- Học kĩ bài theo câu hỏi củng cố
 - Tìm hiểu thêm về Hội An qua sách báo và thông tin đại chúng.
 - Thường xuyên thăm quan , tham gia lễ hội ở Hội An.
 - Chuẩn Bị toàn bọ nội dung chương V để tiết sau làm bài tập lịch sử.
RKN:

File đính kèm:

  • doct57 lBT chưngV.doc
Giáo án liên quan