Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 57: Ôn tập - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức:

- Từ thế kỉ XVIII- XVI tình hình chính trị có nhiều biến động, nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ suy sụp, nhà Mạc thành lập các cuộc chiến tranh phong kiến Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh Nguyễn, sự chia cắt đàng Trong- đàng Ngoài.

- Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ lần lượt đánh đổ các tập đoàn phong kiến mục nát Nguyễn Trịnh Lê, đánh tan quân Xiêm- Thanh.

- Mặc dù tình hình chính trị đất nước có nhiều biến động nhưng tình hình kinh tế, văn hoá vẫn có những bước phát triển mạnh.

2.Tư tưởng:

- Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước.

- Tự hào về truyền thống dân tộc với thắng lợi trong kháng chiến chống xâm lược. Trân trọng những giá trị lich sử văn hóa mà ông cha để lại, biết ơn các vị anh hùng dân tộc và có ý thức rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho đất nước.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 57: Ôn tập - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 27/3/2012
Tiết 57
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Từ thế kỉ XVIII- XVI tình hình chính trị có nhiều biến động, nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ suy sụp, nhà Mạc thành lập các cuộc chiến tranh phong kiến Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh Nguyễn, sự chia cắt đàng Trong- đàng Ngoài.
- Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ lần lượt đánh đổ các tập đoàn phong kiến mục nát Nguyễn Trịnh Lê, đánh tan quân Xiêm- Thanh.
- Mặc dù tình hình chính trị đất nước có nhiều biến động nhưng tình hình kinh tế, văn hoá vẫn có những bước phát triển mạnh.
2.Tư tưởng:
- Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước.
- Tự hào về truyền thống dân tộc với thắng lợi trong kháng chiến chống xâm lược. Trân trọng những giá trị lich sử văn hóa mà ông cha để lại, biết ơn các vị anh hùng dân tộc và có ý thức rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho đất nước.
3.Kĩ năng:
-Hệ thống các kiến thức, phân tích, so sánh, đánh giá nhận xét các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị 
1.GV: Bảng thống kê các nét cơ bản về kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI- XVIII.
2. HS: đọc và ôn lai các kiến thức đã học trong chương V.
III. Tiến trình tổ chức các HĐ dạy và học.
1.Ổn định TC lớp: KT sĩ số.
2.Kiểm tra đầu giờ: Không KT (KT xen kẽ trong tiết học)
3. Bài mới
Từ thế kỉ XVI-XIX nước ta có nhiều biến cố lịch sử xảy ra trải qua các giai đoạn lịch sử nhất định, để khắc sâu kiến thức lịch sử giai đoạn này chúng ta cùng ôn tập lại.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
? Giai đoạn lịch sử từ XVI- XIX đã học em thấy nổi lên những vấn đề gì cần phải lưu ý?
- Sự suy yếu nhà nước phong kiến Lê, sự mâu thuần phân chia phe phái.
Chiến tranh phong kiến...-> chia cắt đất nước.
- Quang Trung lật đổ chính quyền... đánh tan quân Xiêm- Thanh xây dựng đất nước.
-Triều Nguyễn lập lại chế độ phong kiến...
? Em hãy nêu những biểu hiện suy yếu của nhà nước phong kiến Lê ở thế kỉ XVI.
- Sự tranh chấp giữa các phe phái PK diễn ra quyết liệt
? Hãy nêu tên cuộc chiến tranh phong kiến và thời gian nổ ra chiến tranh.
? Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến?
- Gây tổn thất nặng cho nhân đân
- Phá vỡ khối đoàn kết, thống nhất của đất nước
? Ai là người có công thống nhất đất nước?
 G: Chuyển ý.
? Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao?
H: thảo luận nhóm tổ 3’- Đại diện phát biểu, nhóm khác nhận xét, GV bổ sung.
G: Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nhân dân Đàng Trong thế kỉ XVIII.
? Em hãy nêu lên những thắng lợi cơ bản của phong trào nông dân Tây Sơn.
? Quang Trung mất trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?
- Nguyễn Ánh đang mưu đồ lật đổ triều TS
- Thái tử Quang Toản còn quá trẻ.
? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp của Quang Trung?
- Có công thống nhất đất nước
- Đánh đuổi quân XL (Xiêm, Thanh) giữ vững nề độc lập
- Củng cố, ổn định KT, CT, VH
? Vì sao triều đại Tây Sơn bị đánh bại nhanh chóng 1802?
H: thảo luận.
G: Mâu thuẫn-> Suy yếu.
? Tình hình kinh tế, văn hoá nước ta thế kỉ XVI- XVIII có đặc điểm gì?
 1.Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.
- Vua quan ăn chơi sa đoạ, sự tha hoá của các tầng lớp thống trị, mâu thuẫn, chém giết lẫn nhau.
- 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi lập ra nhà Mạc.
- Chiến tranh phong kiến Nam- Bắc triều từ 1527-1572.
- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627-1672) chia cắt đất nước Đàng Trong- Ngoài gây bao đau thương cho nhân dân và tổn hại cho sự phát triển kinh tế văn hóa của đất nước.
2. Quang Trung thống nhất đất nước.
- Lật đổ các tập đoàn PK mục nát Nguyễn- Trịnh- Lê.
- Thống nhất đất nước.
- Đánh tan xâm lược Xiêm- Thanh.
- Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc, củng cố quốc phòng- ngoại giao.
4. Tình hình kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI- XVIII 
G sơ kết chuyển ý
*Lập bảng thống kê về tình hình kinh tế,văn hoá thế kỉ XVI-XVIII
Thành tựu
Nội dung
Thế kỉ XVI- XVIII
Về kinh tế
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
- Đàng Ngoài sa sút...
- Đàng Trong phát triển hơn.
- Nhiều làng thủ công, phường thủ công ra đời và phát triển. (dệt, gốm, rèn sắt, đúc đồng, mía đường...) 
-Thế kỉ XVI- XVIII mở rộng
 Thế kỉ XVIII- hạn chế
Văn hoá
Tôn giáo
Văn hoá
Nghệ thuật dân gian
- Nho giáo, đạo giáo, tín ngưỡng truyền thống, thiên chúa giáo.
- Chữ quốc ngữ xuất hiện ở thế kỉ XVII.
- Văn học chữ Hán, chữ Nôm pt’, nhiều tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm...
- Nghệ thuật: múa, sân khấu dân gian, điêu khắc pt’ (Tượng Phật bà nghìn mắt, nghìn tay)
	4. Củng cố:
	- Làm bài tập: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII (Mẫu sgk trang 148)
	5. Dăn dò:
	- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
	- CBB: Làm bài kiểm tra 1 tiết.
BỔ SUNG KIẾN THƯC

File đính kèm:

  • docTiet 57 On tap LS 7 co the tham khao.doc
Giáo án liên quan