Giáo án Lịch sử 7 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Năm học 2010-2011

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Học sinh cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng,sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.

- Học sinh hiểu được vai trò,ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi

 con người.

2. Kĩ năng

- Học sinh biết tóm tắt nội dung văn bản và nhận biết thể loại văn bản.

3. Thái độ

- Giúp học sinh có thái độ trân trọng tấm lòng thương yêu của người mẹ đối với

con và vai trò to lớn của nhà trường.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III- PHƯƠNG PHÁP

-Phương pháp vấn đáp,gợi tìm.

-Phương pháp thuyết trình.

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

1. ổn định tổ chức(1)

2. Kiểm tra đầu giờ(2)

2.1. Kiểm tra bài cũ:Không kiểm tra

2.2. Kiểm tra bài mới:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới

*Khởi động:

Trong cuộc đời mỗi chúng ta,có lẽ sẽ không ai có thể quên được những tâm trạng hồi hộp,bỡ ngỡ trong ngày khai trường đầu tiên.Như những dòng nhật kí tâm tình và nhỏ nhẹ.Văn bản”Cổng trường mở ra” giúp chúng ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu của người mẹ và vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người.

 

doc175 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếu quan hệ từ.
* Bước 2
-GV yêu cầu hs đọc 2VD mục2-sgk.
H:Các quan hệ từ “và”, “để” trong hai VD có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không?
(Dùng quan hệ từ “và” “để” không thích hợp)
H:Thay quan hệ từ “và” “để”bằng quan hệ từ gì?
(Thay “và”= “nhưng”. “để”= “vì”)
* Bước 3:
G:Dùng quan hệ từ phải thích hợp với ý nghĩa của câu.
-GV yêu cầu HS đọc 2 VD mục3-sgk
H:Phân tích cấu tạo của câu?
(Thiếu chủ ngữ)
H:Vì sao các câu thiếu chủ ngữ?
(Quan hệ từ “qua”, “về” đã biến CN của câu thành một bộ phận của câu)
H:Chữa lại câu cho hoàn chỉnh?
G:Tránh dùng thừa quan hệ từ.
* Bước 4
-GV yêu cầu hs theo dõi 2VD-sgk.
H:Các câu in đậm sai ở đâu?
(Dùng quan hệ từ “không những”chưa có tác dụng liên kết với các bộ phận khác)
H:Chữa lại câu cho đúng?
* Bước 5
-GV yêu cầu 1hs đọc ghi nhớ-sgk
-GV khái quát nội dung chính.
I/Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1.Thiếu quan hệ từ
-Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
-Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội xưa còn đối với ngày nay thì không đúng.
2.Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
-Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
-Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
3.Thừa quan hệ từ
-Câu thiếu chủ ngữ
-Bỏ quan hệ từ “qua”, ‘”về”-Câu có đủ CN-VN.
4.Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
-...Không những giỏi về môn Toán mà còn giỏi Văn và nhiều môn khác nữa.
-Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị.
*Ghi nhớ(sgk/107)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
- Mục tiêu: Thông qua luyện tập,nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ.
- Thời gian: 20’
- Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập cá nhân.
- Cách tiến hành:
* Bước 1: BT1
-BT1:GV nêu yêu cầu của bt,gọi 2hs lên bảng làm bt,các hs khác lam ra nháp.gv chữa bài.
* Bước 2: BT2
-BT2:GV yêu cầu hs đọc bt và nêu yêu cầu của bt,GV yêu câu fhs thảo luận nhóm bàn(5’).Đại diện nhóm trình bày kết quả,gv nhận xét,chữa bài.
* Bước 3: BT3
-BT3:HDHS về nhà làm
* Bước 4
-BT4:GV nêu yêu cầu của bt, GV phát phiếu học tập cá nhân.
- HS điền đúng , sai vào phiếu học tập.
- GV thu phiếu học tập.
-GV chữa bài:đúng(+),sai(-).
II/Luyện tập:
1.Bài tập1:Thêm quan hệ từ thích hợp để hoàn thiện câu:
-Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
-Con xin báo một tin vui cho cha mẹ mừng.
2.Bài tập2:Thay quan hệ từ sai bằng quan hệ tư thích hợp
-Thay “với”= “như”
-Thay “bằng”= “qua”
-Thay “tuy”= “dù”
3.Bài tập3
4.Bài tập4
a (+) b(+) c(-) (bỏ ‘cho”)
d(+) e(-) g(-) h(+) i(-)
4.Tổng kết, hướng dẫn học sinh học tập ( 5’)
- H: Kể tên các lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ?
- GV khái quát nội dung chínch của bài.
- HS học thuộc ghi nhớ-sgk, hoàn thiện các bài tập.
- Đọc trước bài: Từ đồng nghĩa.
Ngày soạn: 11/10/2009
Ngày dạy: 12/10/2009- 7A
 13/10/2009- 7B
Ngữ văn-Tiết 31-32
Viết bài tập làm văn số 2
 (Văn biểu cảm)
I/Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
-Viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên,thực vật,con vật mà mình yêu thích.Thể hiện tình cảm yêu thương cây cối,loài vật theo truyền thống của nhân dân ta.
-Xây dựng bài văn có bố cục 3 phần.Đảm bảo tính liên kết giữa các phần.
2. Kĩ năng:
- HS có kĩ năng viết bài văn biểu cảm hoàn chỉnh theo các bước đã học.
3. Thái độ:
- HS có ý thức nghiêm túc khi viết bài.
II/ Đồ dùng dạy học : không.
III/ Tổ chức giờ học:
1ổn định tổ chức .
2.Kiểm tra vở viết văn của hs.
3.Bài mới:
-GV chép đề bài lên bảng,yêu cầu hs chọn 1 trong 2 đề sau:
+Đề1:Loài cây em yêu.
+Đề2:Con vật mà em yêu quý.
(HS tuỳ chọn bất kì một loài cây hay con vật nào mà mình yêu thích)
-GV gợi ý học sinh viết bài.Loài cây:hoa lan,hoa đào...cây lúa,cây ngô,cây đào...
 Con vật:chó,mèo,lợn,gà,trâu......
*Dàn bài:
-Mở bài:Giới thiệu loài cây(con vật)mà em yêu thích
-Thân bài:
+Giới thiệu đặc điểm của cây(con vật)
+Tình cảm của em với loài cây(con vật) đó
+Loài cây(con vật)trong đời sống của con người
+Loài cây(con vật)trong cuộc sống của em
-Kết bài:Tình cảm của em với loài cây đó.
*Yêu cầu:
-Bài viết đủ bố cục 3 phần:MB,TB,KB.
-Lời văn trong sáng,sinh động,chân thực.
-Đảm bảo tính liên kết giữa các câu,các đoạn.
4.Củng cố-HDHS học bài:
-GV thu bài,nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
-Đọc trước bài “Cách lập ý bài văn biểu cảm”
-Tiết34: Xa ngắm thác núi Lư.
Ngày soạn: 14/10/2009
Ngày dạy:15/10/2009- 7A,7B.
Ngữ văn- Tiết 34-Bài9-Văn bản:
Xa ngắm thác núi Lư (HDĐT)
 (Lí Bạch)
I/Mục tiêu cần đạt:Giúp hs:
1/ Kiến thức:
-Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác nước núi Lư và qua đó thấy được một số nét trong tâm hồn và tình cảm của nhà thơ Lí Bạch.
-Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và tích luỹ vốn từ Hán Việt.
2/ Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc, phân tích bài thơ Hán Việt.
3/ Thái độ:
- Có thái độ yêu kính với một trong số những nhà thơ nổi tiếng của thơ Đường.
II/ Đồ dùng dạy học: Không.
III/ Phương pháp:
- Phương pháp đọc, thuyết trình.
- Phương pháp vấn đáp, gợi tìm.
IV/ Tổ chức giờ học:
1/ổn định tổ chức(1’)
2.Kiểm tra bài cũ(2’)
H:Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Bạn đến chơi nhà”?
3.Bài mới:
* Khởi động:
- Mục tiêu: Giới thiệu tác giả, tác phẩm để gợi dẫn HS tiếp thu bài mới.
- Thời gian: 2’
- Đồ dùng dạy học: Không
- Cách tiến hành:
Lí Bạch là một trong số các nhà thơ Đường nổi tiếng.Ông được mệnh danh là “tiên thơ” với một tâm hồn tự do,phóng khoáng.Hình ảnh thơ mang tính tươi sáng,kì vĩ,ngôn ngữ tự nhiên và điêu luyện.Ông có nhiều bài thơ rất hay về thiên nhiên,chiến tranh,tình yêu và tình bạn.
* Hoạt động 1: HDHS đọc và thảo luận chú thích
- Mục tiêu: HS đọc diễn cảm và hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
- Thời gian: 30’
- Cách tiến hành:
* Bước 1: HDHS đọc.
-GV hướng dẫn học sinh đọc phần phiên âm,dịch thơ,dịch nghĩa.GV đọc mẫu,gọi hs đọc bài,gv nhận xét hs đọc.
* Bước 2: HDHS thảo luận chú thích
H:Dựa vào chú thích * nêu những nét chính về tác giả?
H:Dựa vào số câu,số chữ trong bài.Hãy nhận diện thể thơ?
* Bước 3: HD tìm hiểu văn bản
H:Xác định vị trí ngắm thác của nhà thơ?
(Nhà thơ ngắm từ xa.Chữ “vọng”ở đầu đề bài thơ cho ta thấy điều này.Điểm nhìn đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật một cách chi tiết,tỉ mỉ nhưng lại thấy được vẻ đẹp toàn cảnh làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ vủa núi Lư)
-GV đọc câu thơ đầu(phiên âm,dịch nghĩa,dịch thơ)
H:Câu thơ tả cái gì và tả như thế nào?
(Ngọn núi Hương Lô hiện lên với mây mù bao phủ trông như làn khói)
H:Hình ảnh câu thơ đầu có tác dụng gì trong việc miêu tả ở ba câu sau?
G:Trước Lí Bạch,nhà sư Tuệ Viễn đã từng tả: “Khí bao trùm trên đỉnh Hương Lô mịt mù như sương khói”.ở đây Lí Bạch đã miêu tả với sự rực rỡ,kì ảo.Với động từ “sinh”dường như khi ánh sáng mặt trời xuất hiện thì mọi vật mới sinh sôi,nảy nở,trở nên sống động.
-GV yêu cầu hs đọc 3 câu thơ cuối
G:ở ba câu thơ cuối,thác nước được miêu tả với những vẻ đẹp khác nhau.
H:ở câu thơ thứ hai,từ “quải”(phiên âm)có tác dụng gì?
(“quải” vẽ được ấn tượng ban đầu của nhà thơ về thác nước,chữ “quải”(treo) đã biến cái động thành cái tĩnh-biểu hiện một cách hết sức sát hợp cảm nhận nhìn từ xa về dòng thác)
H:ở câu thơ thứ hai,thác nước được miêu tả như thế nào?
-GV hướng dẫn hs tìm hiểu câu thơ 3
H:Câu thơ thứ 3 được miêu tả như thế nào?
(Chú ý từ “phi”(bay), “trực”(thẳng đứng)-cảnh vật chuyển từ “tĩnh” sang “động”)
H:Chứng minh rằng,ở câu thơ thứ 3 ta không chỉ thấy hình ảnh của dòng thác mà còn hình dung được đặc điểm của dãy núi?
H:Câu thơ thứ tư sử dụng nghệ thuật gì?thác nước được miêu tả như thế nào?
G:Bài thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên đẹp,kì ảo hết sức hùng vĩ.Bài thơ đã bộc lộ một cách kín đáo tình yêu quê hương đất nước.
I/Đọc và thảo luận chú thích
1.Đọc
2.Thảo luận chú thích
a.Tác giả
-Lí Bạch(701-762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường.
-Ông được mệnh danh là “tiên thơ”.
-Thơ ông thường bộc lộ tâm hồn tự do,phóng khoáng.Hình ảnh kì vĩ,tươi sáng.
b.Tác phẩm
-Thể loại:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật(4câu,7chữ/câu)
II/Tìm hiểu văn bản
1.Câu thơ đầu
-Phác ra cái phông nền của bức tranh toàn cảnh.Ngọn núi Hương Lô hiện lên dưới những tia nắng mặt trời rực rỡ,kì ảo với làn hơi nước được ánh nắng phản quang một màu tím rực rỡ,lung linh.
2.Ba câu thơ tiếp theo.
-Câu thơ thứ hai:Thác nước được miêu tả như một dải lụa trắng rủ xuống yên lặng và bất động được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông-là bức tranh táng lệ.
-Câu thơ thứ ba:Cảnh vật từ “tĩnh”chuyển sang động,giúp cho người đọc hình dung được thế núi cao và sườn đồi dốc.
-Câu thơ thứ tư:Sử dụng nghệ thuật phóng đại,kết hợp một cách tài tình cái ảo và cái chân,cái hình và cái thần đã tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm khảm nhà thơ.
*Hoạt động2:HDHS tổng kết
-Mục tiêu:học sinh hiểu rõ nội dung và đặc điểm nghệ thuật của văn bản.
-Thời gian: 2’
- Đồ dùng dạy học: Không
- Cách tiến hành:
*Bước1:GV yêu cầu 1hs đọc ghi nhớ 
*Bước2:HS khái quát nội dung chính.
H: Bài thơ thuộc thể thơ nào? Trình bày đặc điểm của thể thó đó?
III/Ghi nhớ(sgk)
*Hoạt động 3: HDHS đọc thêm
- Mục tiêu: HS tìm hiểu bài thơ Phong Kiều dạ bạc
- Thời gian: 3’
IV/ Đọc thêm
	4. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài( 5’)
	- GV khái quát nội dung chính của bài.
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Đọc- hiểu văn bản “ Tĩnh dạ tứ”.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Ngữ văn- Tiết 35-Bài9
Từ đồng nghĩa
I/Mục tiêu cần đạt:Giúp hs:
1. Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa,sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa trong giao tiếp.
II/ Đồ dùng dậy học: Không
III/ Phương pháp:
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
- Phương pháp vấn đáp, gợi tìm.
IV/ Tổ chức giờ học:
1/ổn định tổ chức(1’)
2.Kiểm tra bài cũ(2’)
H:Nêu các lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ?
3/ Bài mới:
* Khởi động:
- Mục tiêu: GV giới thiệu khái quát về từ đồng nghĩa, g

File đính kèm:

  • docgiao an lich su 7 chuan KTKN.doc
Giáo án liên quan