Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 56, Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS thấy được :

 - Những khó khăn mà Quang Trung phải vượt qua trong công cuộc xây dựng đất nước (về nông nghiệp, công thương nghiệp, về văn hoá giáo dục và quốc phòng ).

 2. TT: - Bồi dưỡng ý thức ủng hộ cái mới (ở bài này là những chính sách của Quang Trung phù hợp với yêu cầu lịch sử và xu thế thời đại).

 3. RLKN:

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích .

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 - Chiếu khuyến nông của Quang Trung .

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định:

 - Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập

 2. Bài cũ: ( 5 phút)

 - Trình bày diễn biến chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa trên lược đồ ?

 - Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ?

 3. Bài mới:

 a, Giới thiệu: Các bậc tiền bối đã từng nhận xét về Quang Trung : “ Là vị lãnh tụ nông dân kiệt xuất, nhà chính trị , quân sự thiên tài nhà kinh tế lỗi lạc” Ông còn có công lớn trong quá trình xây dựng đất nước Công lao của ông đã được con cháu đời sau ghi nhớ. Hôm nay ta cung tìm hiểu quá trình xây dựng đất nước của ông.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 56, Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30
Tiết: 56
Bài 26: QUANG TRUNG XẤY DỰNG ĐẤT NƯỚC
S: 17/03/2013 
G: 27/03/2013 
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS thấy được :
	- Những khó khăn mà Quang Trung phải vượt qua trong công cuộc xây dựng đất nước (về nông nghiệp, công thương nghiệp, về văn hoá giáo dục và quốc phòng ).
 2. TT: - Bồi dưỡng ý thức ủng hộ cái mới (ở bài này là những chính sách của Quang Trung phù hợp với yêu cầu lịch sử và xu thế thời đại).
 3. RLKN:
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích .
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
	- Chiếu khuyến nông của Quang Trung .
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định:
	- Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập
	2. Bài cũ: ( 5 phút)
	- Trình bày diễn biến chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa trên lược đồ ?
	- Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ?
	3. Bài mới:
	a, Giới thiệu: Các bậc tiền bối đã từng nhận xét về Quang Trung : “ Là vị lãnh tụ nông dân kiệt xuất, nhà chính trị , quân sự thiên tài nhà kinh tế lỗi lạc” Ông còn có công lớn trong quá trình xây dựng đất nước Công lao của ông đã được con cháu đời sau ghi nhớ. Hôm nay ta cung tìm hiểu quá trình xây dựng đất nước của ông.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
*HĐ1: Phục hồi kinh tế- xây dựng văn hóa dân tộc ( 15 phút)
- KT:Những việc làm của Quang Trung nhằm khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa
- Giáo dục: lòng biết ơn vị anh hùng dân tộc
-KN :Phân tích đánh giá, những chính sách kinh tế, văn hoá.
HS: Đọc SGK mục 1.
- GV cho HS nhắc lại tình hình kinh tế nước ta trước khi phong trào Tây Sơn nổ ra ? 
- GV chia HS thành 2 nhóm thảo luận : Mỗi nhóm thảo luận 4 em N1: Những biện pháp phát triển kinh tế của Quang Trung?
N2: Những biện pháp phát triển nền văn hoá dân tộc?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gv chỉnh sửa, kết luận.
- Mở rộng: Việc lấy chữ Nôm là chữ viết chính thức thể hiện điềù gì? ( Coi trọng truyền thống dân tộc)
- Liên hệ: Bác Hồ khuyên học chữ Quốc Ngữ.
(tham khảo tư liệu SGV/162)
H: Chính sách kinh tế, xã hội có tác dụng như thế nào?
 - Kinh tế, phục hồi và phát triển nhanh chóng, xã hội ổn định.
Giáo dục: Vai trò Quang Trung nhà chính trị, kinh tế tài ba. Học sinh phải biết tôn trọng, kính yêu Quang Trung.
*HĐ 2: Quốc phòng. Ngoại giao ( 15 phút)
- KT:Trình bày được chính sách quốc phòng và chính sách ngoại giao của Quang Trung
- GD:Vai trò, công lao của Quang Trung
- KN: Nhận xét đánh giá,chính sách khôn khéo và cương quyết của Quang Trung.
- Cho HS đọc SGK mục 2
- Sau khi quân nhà Thanh bị đánh tan, tình hình an ninh nước ta như thế nào ?
- Phía Bắc Lê Duy Chỉ lén lút hoạt đông.
- Phía Nam Nguyễn Ánh cầu viện Pháp.
- Để đối phó tình hình trên, vua Quang Trung đã làm gì ?
- GV: Trình bày về chính sách quân sự.
*- Về ngoại giao, vua Quang Trung đã có những đường lối đối ngoại như thế nào ?
- Tại sao ta quan hệ mềm dẻo vời nhà Thanh
HS: Tư tưởng nhân đạo yêu hòa bình của Quang Trung
Giáo Dục lòng tự hào về vị anh hùng dân tộc.
- GV và HS cùng phân tích sự kiện vua Quang Trung đột ngột qua đời và kế hoạch bị bỏ dỡ nữa chừng → giáo dục HS.lòng thương tiếc.
- Sau khi Quang Trung mất, ai là người lên thay? Tình hình nước ta như thế nào ?
Quang Toản lên thay không tiêu diệt dược Nguyễn Ánh
GV: Ở ngôi 5 năm công lao to lớn của ông đối với đất nước là gì.
- Thống nhất đất nước, đánh đuổi quân Xiêm Thanh, củng cố kinh tế chính trị văn hóa
GD: Lòng kính phục vị anh hùng dân tộc
- Cho HS xem h60 tạo biểu tượng về ông
- Đọc thơ: Ai tư vãn
GV: Cho học sinh lập bảng tóm tắt sự nghiệp của Quang Trung.
1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc:
Sau khi thắng quân Thanh Quang Trung cho xây dựng chính quyền mới và đóng đô ở Phú Xuân.
 a- Kinh tế:
 - Ban hành “ chiếu khuyến nông” nhằm giải quyết tình trạng đất bỏ hoang, và dân lưu vong.
- Miễn giảm các loại thuế nhằm phát triển thủ công và buôn bán.
Þ kinh tế phục hồi nhanh chóng, 
 a- Văn hoá:
- Ban hành “ Chiếu lập học: Khuyến khích mở trường học ở các huyện và các xã.
- Cho lập viện sùng chính dịch chữ Hán sang chữ Nôm. Lấy chữ Nôm làm chữ viết của nhà nước.
→ Xã hội ổn định.
2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao :
 a. Quốc phòng : 
- Thi hành chế độ quân dịch.
- Xây dựng quân đội mạnh gồm nhiều chủng loại: Quân bộ, quân thuỷ, tượng và kỵ binh...
 Trang bị nhiều phương tiện – vũ khí hiện đại : Súng, đại bác, thuyền chiến, voi chiến, thuyền lớn chở 500-600 quân.
 b. Ngoại giao:
- Đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết, giữ từng tấc đất.
- Đối với nội phản : mở các cuộc tấn công tiêu diệt Nguyễn Ánh
 - Ngày 16-09-1792 Quang Trung đột ngột qua đời. mọi ý định tốt đẹp của ông đành bỏ dở.
	4. Củng cố: ( 6 phút)
	- Bài tập vở bài tập LS NXBGD
	- Vua Quang Trung đã có những việc làm nào nhằm phục hồi kinh tế và xây dựng văn hoá dân tộc
	- Vua Quang Trung đã có những chính sách Quốc phòng và ngoại giao như thế nào ?
 - Lập niên biểu sự nghiệp của Quang Trung.
 - Đánh giá vai trò của ông
	5. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
	- Chuẩn bị bài : Xem và soạn bài Học bài và chuẩn bị kiến thức cho tiết Lịch sử địa phương.
 Tìm hiểu về Phố Cổ Hội An.
 Vị trí địa lí Hội An, 
 Sự hình thành và phát triển.
 Vai trò của đô thị cổ Hội An.
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 58, bai 58.doc