Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 55, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh, đặt nền tảng thống nhất đất nước - Trần Quang Nhiệm

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:

 - Mốc niên đại gắn liền với hoạt động cảu nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền vua Lê và chúa Trịnh.

 2. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.

 3. Kĩ năng:

- Đọc bản đồ lịch sử, nhận xét về các sự kiện lịch sử và trình bày diễn biến bằng lược đồ.

 II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến chống quân xâm lược nước ngoài.

 + Tư liệu và tranh ảnh liên quan đến bài học.

 - Học sinh: + Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 55, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh, đặt nền tảng thống nhất đất nước - Trần Quang Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 - Tiết 55: 
Soạn ngày:25 / 3 /2007 
 Bài 25.
 PHONG TRÀO TÂY SƠN
 III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH, ĐẶC NỀN TẢNG THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
 - Mốc niên đại gắn liền với hoạt động cảu nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền vua Lê và chúa Trịnh.
 2. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.
 3. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ lịch sử, nhận xét về các sự kiện lịch sử và trình bày diễn biến bằng lược đồ.
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến chống quân xâm lược nước ngoài.
 + Tư liệu và tranh ảnh liên quan đến bài học.
 - Học sinh: + Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: GV treo lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. Yêu cầu HS dùng lược đồ trình bày lại diễn biến trận đánh.
 3. Giảng bài mới:
 - Giới thiệu ( 1’) Sự mục nát của chính quyền phong kiến là nguyên nhân dẩn đến cuộc đấu tranh của nhân dân, sau khi tiêu diệt họ Nguyên ở phía Nam. Nguyễn Huệ quyết định mở cuộc tiến công ra bắc tiêu diệt chúa Trịnh và vua Lê thống nhất đất nước.
 - Tiến trình bài dạy.
TG
Hoạy động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
17’
15’
5’
HĐ1: Học sinh nắm được quá trình hạ thành Phú Xuân và tiến Bắc Hà của nghĩa quân.
-HS đọc nội dung mục 1
CH: Sau khi tiêu diệt quân xâm lược Xiêm nghĩa quân Tây Sơn đã có kế hoạch gì?
CH: Tình hình quân Trịnh ở Đàng ngoài như thế nào?
GV: Treo lược đồ yêu cầu HS trình bày quá trình hạ thành Phú Xuân ? 
- Sau khi học sinh trình bày xong GV chuẩn xác lại bằng lược đồ.
CH: Sau khi hạ thành Phú Xuân Nguyễn Huệ có quyết định gì?
 - Vì sao Nguyễn Huệ nêu danh nghĩa “ Phù Lê diệt Trịnh” ?
GV: Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ cho quân đánh ra Thăng Long, chúa Trịnh bị bắt, chính quyền họ Trịnh tồn tại 200 năm bị sụp đổ.
CH: Vì sao nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh như vậy?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
HĐ 2: HS nắm được qua trình tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh Và thu phục Bắc Hà của Nguyễn Huệ.
CH: Cho biết tình hình Bắc hà sau khi Nguyễn Huệ rút về Nam?
GV: Dùng lược đồ chỉ cho HS nắm được vùng chiếm đóng của 3 anh em nhà Tây Sơn.
CH Trước tình hình đó Nguyễn Huệ có quyết định gì?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
CH: Vì sao Nguyễn Huệ lại thu phục được Bắc Hà?
CH: Việc lất đổ tập đoàn phong kiến Lê trịnh có ý nghĩa gì?
GV: Kết luận.
HĐ 3: Củng cố:
GV: Treo lược đồ HS lên trình bày quá trình thu phục Bắc Hà của Nguyễn Huệ?
- Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.
HĐ 1: Nhóm/ cặp
HS: Đọc cả lớp chú ý theo dõi.
ž Sau khi đánh tan quân Xiêm Nguyễn Huệ lên kế hoạch tiêu diệt họ Trịnh ở đàng ngoài.
- Quân Trịnh đóng ở Phú Xuân kiêu căng, sách nhiểu nhân dân.
- Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài.
- HS: Thảo luận nhóm.
Vì nhằm tập hợp nhân dân ủng hộ và tham gia vào cuộc khởi nghĩa.
- nhân dân căm ghét họ Trịnh, ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn.
- Thế lực quân Tây Sơn đang mạnh.
HĐ 2: Nhóm
- Con cháu họ Trịnh nổi loạn.
- Lê hiêu Thống bạc nhược.
- Nguyễn Hữu chỉnh lộng hành chống Tây Sơn.
- Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc Hà tiêu diệt Nguyễn Hữu Chĩnh xong thì Nhậm lại tiếp tục nổi loạn. Nên 1788 Nguiyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ II ( tiêu diệt Nhậm)
- HS hoạt động nhóm.
+ được nhân dân sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ.
+ Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh.
+ Chính quyền phong kiến Lê Trịnh mục nát.
=> Lật đổ tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – đàng Ngoài, đặc cơ sở cho sự thống nhất đất nước.
1. Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.
- 6- 1786 Nguyễn Huệ cho quân tiến ra Huế và hạ thành Phú Xuân.
- Giưa năm 1786 Nguyễn Huệ cho quân tiến ra Thăng Long và lật đổ chính quyền họ Trịnh.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản – Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
- Năm 1788 Nguyên Huệ cho quân tiến ra Bắc lần thứ hai và thu phục Bắc Hà.
* Ý nghĩa: Tiêu diệt chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền Lê Trịnh ở đàng Ngoài, đặt cơ sở cho sự thống nhất lãnh thổ.
 4. Dăn dò: (2’)
 - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
 - Xem trước nội dung bài học mới “ Phong Trào Tây Sơn” phần IV. 
V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(8).doc
Giáo án liên quan