Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 55, Bài 25: Phong trào nông dân Tây Sơn - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS thấy được :

 - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.

 - Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1789.

 2. TT:

 - Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.

 - Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.

 3. RLKN:

 - Dựa vào lược đồ SGK, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789) (đối chiếu vị trí và địa danh hiện nay).

 - Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua 4 lược đồ trong SGK, bài 25.

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Bản đồ Tây Sơn chống quân Thanh .

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 55, Bài 25: Phong trào nông dân Tây Sơn - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29
Tiết: 55
Bài 25: PHONG TRÀO NÔNG DÂN TÂY SƠN
S:10/03/2013 
G:20/03/2013 
 VI- TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS thấy được :
 - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.
 - Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1789.
	2. TT:
	 - Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.
	 - Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.
	3. RLKN:
	 - Dựa vào lược đồ SGK, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789) (đối chiếu vị trí và địa danh hiện nay).
	 - Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua 4 lược đồ trong SGK, bài 25.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- Bản đồ Tây Sơn chống quân Thanh .
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập
	2. Bài cũ: ( 5 phút)
 - Em hãy lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788 ?
 - Yếu tố nào giúp quân Tây Sơn lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê?
	3. Bài mới: (1 phút)
	a, Giới thiệu: Sau khi tiêu diệt Nguyễn Huệ giao chính quyền lại cho vua Lê. Vua Lê nhu nhược không giữ được chính quyền. Tình hình Bắc Hà rối ren, Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc lật đổ chính quyền họ Trịnh và đánh tan quân Thanh thống nhất đất nước.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
*HĐ1: Quân Thanh xâm lược nước ta . (5 phút)
- KT:Cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Thanh và đối sách khôn khéo của quân Tây Sơn.
- KN:Nhận xét, mô tả.
- GD: Lòng căm thù trước hành động Lê Chiêu Thống.
GV: cho HS đọc SGK mục 1 (127) 
-Tình hình Bắc triều sau khi Nguyễn Huệ rút vào Nam?
- Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, quân Thanh sang xâm lược.
GV: Dùng lược đồ chỉ đường tiến quân của quân Thanh.
- Em có nhận xét gì về Lê Chiêu Thống?
HS: Vua bán nước giống với Nguyễn Ánh.
- Trước âm mưu của nhà Thanh quân Tây Sơn chuuẩ bị đối phó như thế nào?
HS: Tiến ra Thăng Long lập phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn.
GV: Cho HS lên chỉ lược đồ H57( SGK) về vị trí Tam Điệp – Biện Sơn.
- Thái độ của quân Thanh khi vào nước ta?
- Kiêu ngạo, hung hăng nhưng chủ quan.
Giáo dục lòng căm thù quân Thanh.
-GV: Nhấn mạnh việc quân Thanh vào nước ta không giúp gì cho vua Lê mà ra sức đàn áp nhân dân→ nhân dân rất căm thù
Dẫn lời nhận xét của người dân Thăng Long “: Nước Nam” 
 Chuyển ý: trước thái độ nhu nhược của Lê Chiêu thống và sự tàn ác của quân Thanh Nguyễn Huệ nhanh chóng ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.
*HĐ2: Quang Trung đại phá quân Thanh 1789.(15 phút)
- KT: Diễn biến quá trình đại phá quân Thanh.
- KN:Tường thuật diễn biến
 - Cho HS đọc SGK từ đầu phần 2 đến thế không.
- Nhận được tin cấp báo Nguyễn Huệ đã làm gì?
- Việc lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa như thế nào? 
HS : Tập trung lực lượng đánh giặc
 Khẳng định chủ quyenf dân tộc 
→ phân tích “Hiểu dụ tướng sĩ” in nghiêng SGK/128 + tham khảo tư liệu SGV/159+160
- Quang Trung dự định tiêu diệt giặc vào thời gian nào?
- Vì sao chọn ngay trong tết Ký Dậu?
- Ta đánh bất ngờ → tài trí của Quang Trung
GV: Chỉ trên lược đồ 5 cánh quân theo 5 đường ra Thăng Long
H: Quân ta tấn công giặc như thế nào?
Giáo viên lên tường thuật sinh động diễn biến trên lược đồ.
→ cho HS lên trình bày lại diễn biến trên lược đồ 
GV:Kết luận:Trong suốt 17 năm 1771- 1789 phong trào Tây Sơn đã thu được những chiến công hiển hách.
 + Lật đổ các tập đoàn PK Nguyễn-Trịnh-Lê.
 + Xóa bỏ sự chia cắt đất nước.
 + Đánh tan quân Xiêm – Thanh bảo vệ Tổ Quốc.
*HĐ3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn: ( 10 phút)
- KT: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Tây sơn.
- GD:Truyền thống dân tộc, vai trò của Quang Trung.
- KN:Nhận xét, đánh giá, lập niên biểu.
- HS thảo luận nhóm trả lời : 
 + Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn ?
- Em có nhận xét gì về vua Quang Trung?
- Vị chỉ huy có tài có tài tiến quân nhanh chóng, tiên đoán chính xác ngày chiến thắng.
-- Chỉ đạo cuộc kháng chiến thần tốc , bất ngờ, táo bạo, cơ động.
 + Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ? 
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảoluận → GV chỉnh sửa, kết luận .toàn bài
- Giáo dục: Lòng kính phục người anh hùng áo vải.
- Liên hệ: tấm lòng nhân ta với ông. Đọc thơ.
GV: Chốt lại toàn bài và chuyển ý sang bài sau.
1- Quân Thanh xâm lược nước ta:
 a- Hoàn cảnh:
- Vua Lê Chiêu thống cầu cứu nhà Thanh. Nhân cơ hội nầy vua Càn Long xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam.
- Năm 1788 nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.
 b - Chuẩn của quân ta:
- Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm cho quân rút khỏi Thăng Long và cho xây dựng phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn để đối phó với giặc. Một mặt cho người về cấp báo với Nguyễn Huệ.
2- Quang Trung Đại phá quân Thanh:
- Tháng 12-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc.
- Đến Nghệ An- Thanh Hóa ông cho duyệt binh, tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ.
- Từ Tam ĐiệpQuang Trung chia thành 5 đạo tiến ra Bắc:
 + Quân chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng ra Thăng Long.
 + Đạo thứ 2 và 3 đánh vào Tây Nam Thăng Long.
 + Đạo thứ 4: tiến ra Hải Dương
 + Đạo thứ 5: tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc.
- Diễn biến : ( SGK) (Từ đêm 30- đến Thăng Long.)
- Kết quả:Ta quét sạch 29 vạn quân Thanh, thống nhất đất nước.
3-Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn:
a- Nguyên nhân thắng lợi:
 - Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết hy sinh cao cả của nhân dân ta.
 - Nhờ sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.
b- Ý nghĩa :
- Lật đổ được các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn-Trịnh-Lê.
- Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, lập lại nền thống nhất quốc gia.
-Đánh bại quân xâm lược Xiêm Thanh giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ Quốc.
- Đập tan tham vọng xâm lược nước ta của đế chế quân chủ phương Bắc.
	4. Củng cố: Bài tập vở bài tập LS NXBGD
	- Trình bày diễn biến chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa trên lược đồ ?
	- Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ?
 - Lập niên biểu toàn bộ phong trào Tây Sơn? Đánh giá vai trò của Quang Trung/
	5. Dặn dò:
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
	- Chuẩn bị bài : Xem và soạn bài 26 SGK/131 (Soạn bài theo câu hỏi SGK )
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 55, bai 57.doc
Giáo án liên quan