Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 54, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Tài thao lược quân sự của Quang Trung và danh tướng Ngô Thì Nhậm

- Những sự kiện lớn trong chiến dịch đại phá quân Thanh, đặc biệt là đại thắng ở Ngọc Hồi- Đống Đa xuân Kỉ Dậu 1789.

2- Kĩ năng:

Trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của quân Tây Sơn.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ diễn biến chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa?

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 54, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Ngày soạn: 06 / 03 / 2011
Tiết: 54
Ngày dạy: 11 / 03 / 2011
Bài 25
Phong trào tây sơn
IV- tây sơn đánh tan quân thanh
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Tài thao lược quân sự của Quang Trung và danh tướng Ngô Thì Nhậm
- Những sự kiện lớn trong chiến dịch đại phá quân Thanh, đặc biệt là đại thắng ở Ngọc Hồi- Đống Đa xuân Kỉ Dậu 1789.
2- Kĩ năng:
Trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của quân Tây Sơn.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ diễn biến chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa?
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Em hãy điểm lại hoạt động của Nguyễn Huệ ở bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788?
? Nghĩa quân Tây Sơn đã lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn – Lê - Trịnh như thế nào? Yếu tố nào giúp nghĩa quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền phong kiến đó?
* Giới thiệu bài mới:
Sau khi đánh tan tập đoàn phong kiến Nguyễn – Lê - Trịnh, đất nước ta lại bị 29 vạn quân Thanh xâm lược, nghĩa quân Tây Sơn đã lại phải gấp rút chuẩn bị lực lượng đối phó với kẻ thù Vậy cuộc chiến đấu đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
1- Quân Thanh xâm lược nước ta.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Sau khi Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà vua Lê Chiêu Thống đã có hành động gì?
? Nhà Thanh có bỏ qua cơ hội này không? 
? Quân Thanh tổ chức xâm lược nước ta như thế nào?
? Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của quân Thanh cho cuộc xâm lược nước ta?
? Em có suy nghĩ như thế nào về bè lũ Lê Chiêu Thống?
? Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động như thế nào?
? Vì sao nghĩa quân Tây Sơn lại rút khỏi Thăng Long? Có ý kiến cho rằng nghĩa quân rút khỏi Thăng Long là hèn nhát. Em có đồng tình với ý kiến đó không?
? Vì sao nghĩa quân chọn Tam Điệp - Biện Sơn để lập phòng tuyến?
? Thái độ của quân Thanh khi vào xâm lược nước ta như thế nào?
- Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.
- Nhà Thanh chớp thời cơ.
- Năm 1788, Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến vào nước ta:
+ Đạo 1 do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy tiến vào L.Sơn.
+ đạo 2 do Sầm Nghi Đống chỉ huy theo đường Cao Bằng.
+ Đạo 3 theo đường Tuyên Quang.
+ Đạo 4 theo đường Q. Ninh tiến vào H.Dương.
- Sự chuẩn bị chu đáo, lực lượng mạnh, có Lê Chiêu Thống dẫn đườngnhiều tướng giỏi.
- Vì quyền lợi cá nhân, bán rẻ tổ quốc.
- Rút khỏi Thăng Long.
- Lập phòng tuyến Tâm Điệp- Biện Sơn.
- Không phải hén nhát, đây là kế sách sáng suốt và chu đáo. Nhằm bảo toàn lược lượng, làm kiêu lòng địch và chờ thời cơ.
- Phòng tuyến có chiều sâu, liên kết thuỷ bộ vững chắc, làm bàn đạp cho quan TS hội quân và tấn công Thăng Long tiêu diệt quân Thanh.
- Chủ quan, kiêu ngạocướp bóc, đốt phá, giết người rất tàn bạo
* Hoàn cảnh:
- Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Nhân cơ hội này vua Càn Long mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.
- Năm 1788, Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.
* Sự chuẩn bị của nghĩa quân:
- Rút khỏi Thăng Long.
- Lập phòng tuyến Tâm Điệp- Biện Sơn.
- Một mặt cho người về Pgus Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ
2- Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Trước tình hình quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyền Huệ đã có việc làm như thế nào?
? Tại sao lúc lấy được chính quyền từ tay họ Trịnh, Nguyễn Huệ lại không lên ngôi mà bây giờ ông mới lên ngôi?
? Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?
? Nêu rõ việc làm của Nguyễn Huệ trên đường tiến quân ra Bắc?
- GV giảng, đọc lời tuyên thệ.
? Em có nhận xét như thế nào về lời tuyên thệ của Quang Trung?
? Quang Trung dự định đánh quân Thanh vào thời gian nào? vì sao Quang Trung dự định đánh quân Thanh vào dịp tết?
? Quang Trung chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh như thế nào?
- GV chỉ trên lược đồ 5 đạo quân của QT.
? Với sự chuẩn bị chu đáo như vậy, cuộc đại phá quân Thanh diễn ra như thế nào?
- Gv tường thuật trên lược đồ.
? Nêu kết quả của cuộc đại phá quân Thanh?
- Tháng 11/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
- Nguyễn Huệ lấy khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, bây giờ vua lê bán nước, quân Thanh xâm lượclên ngôi là hợp lòng người.
- Khẳng định chủ quyền của dân tộc.
- Trên đường ra Bắc, Quang Trung tuyển thêm quân, duyệt binh và làm lễ tuyên thệ
- Thể hiện quyết tâm chống giặc, bảo vệ ĐLDT
- Quyết định tiêu diệt địch vào dịp tết Kỉ Dậu.
- Quân Thanh mới chiếm Thăng Long dễ dàng lên chủ quan, kiêu ngạo, dịp tế địch lơ là, không đề phòng.
- Vua Quang Trung tiến quân ra Bắc theo 5 đạo (SGK/130).
- Đêm 30 tết vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
- Đêm mồng 3 tết, hạ đồn Ngọc Hồi.
- Ngày mồng 5 tết, hạ thành Ngọc Hồi- Đống Đa.
- Kết quả: trong 5 ngày (30 đến mồng 5 tết Kỉ Dậu) Quang Trung quét sạch 29 vạn quân Thanh.
* Sự chuẩn bị:
- Tháng 11/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
- Trên đường ra Bắc, Quang Trung tuyển thêm quân, duyệt binh và làm lễ tuyên thệ.
- Quyết định tiêu diệt địch vào dịp tết Kỉ Dậu.
- Vua Quang Trung tiến quân ra Bắc theo 5 đạo (SGK/130).
* Diễn biến:
- Đêm 30 tết vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
- Đêm mồng 3 tết, hạ đồn Hà Hồi.
- Ngày mồng 5 tết, hạ thành Ngọc Hồi- Đống Đa.
* Kết quả: trong 5 ngày (30 đến mồng 5 tết Kỉ Dậu) Quang Trung quét sạch 29 vạn quân Thanh.
3- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Suốt 17 năm (1771-1789) chiến đấu, phong trào Tây Sơn, đã thu được những kết quả to lớn như thế nào?
? Vì sao quân Tây Sơn giành được nhiều thắng lợi như vậy?
? Nhận xét của em về Quang Trung?
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ Tổ quốc.
- Nhờ ý trí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Tiến hành cuộc hành quân thần tốc, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh tài giỏi: thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chiến đấu cơ động.
* ý nghĩa:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ Tổ quốc.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ ý trí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
* Củng cố bài học:
- Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771-1789.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc những sự kiện lớn trong chiến dịch đại phá quân Thanh, đặc biệt là đại thắng ở Ngọc Hồi- Đống Đa xuân Kỉ Dậu 1789.
- Đọc và chuẩn bị bài 26 “Quang Trung xây dựng đất nước” tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 54.doc