Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 53,54 - Trường THCS Gia Lộc
1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức:
- Giúp học sinh biết: Biết được nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Kể tên một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
-Giúp học sinh hiểu: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII, từ đó dẫn tới phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.
1.2/ Kĩ năng:
- Quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử
- Sử dụng lược đồ để tường thuật sự kiện lịch sử.
1.3/ Thái độ:
- Lòng yêu nước căm thù bọn ngoại xâm và những kẽ chia cắt đất nước.
- Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
2. TRỌNG TÂM: Khởi nghĩaTây Sơn bùng nổ
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/ Giáo viên: Lược đồ căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn.( Giáo án điện tử )
3.2/ Học sinh: Soạn nội dung bài học , trả lời trước những nội dung câu hỏi trong SGK.
âng dân miền xuôi và miền ngược. Cho học sinh xem tranh “ di tích lịch sử Hoàng Công Chất” giáo dục tư tưởng cho học sinh về nhân vật lịch sử này. ΔGV: Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa bàn của phong trào nông dân khởi nghĩa ở Đàng Ngoài? ºHS: Lan rộng khắp đồng bằng và miền núi. ºHS: Học sinh thảo luận nhóm: ( 3phút) ? Em có nhận xét gì về tính chất và quy mô của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII? ºHS: Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời. -Cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi. ΔGV: Nêu kết quả các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở TK XVIII ? ºHS: các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại. ΔGV:Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài TK XVIII thất bại? ºHS: Các cuộc khởi nghĩa còn rời rạc, không liên kết gì với nhau nên dễ bị chúa Trịnh đàn áp. ΔGV: Các cuộc khởi nghĩa đã để lại ý nghĩa gì ? ºHS: Chính quyền phong kiến họ Trịnh bị lung lay, tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân. ΔGV: Giáo dục tư tưởng cho học sinh cần phải nêu gương các vị anh hùng trong các cuộc khởi nghĩa ở thế kỉ XVIII, nơi nào có áp bức phải đứng dậy đấu tranh. 1. Nguyên nhân khởi nghĩa: (14phút) - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc vung phí tiền của. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân. - Quan lại, địa chủ ra sức ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân. * Hậu quả: - Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai , hạn hán liên tiếp xảy ra. Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn. - Những năm 40 của thế kỉ XVIII hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán khắp nơi. 2. Diễn biến các cuộc khởi nghĩa: (17 phút) - Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng lên khắp đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh –Nghệ * Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: - Năm 1737 khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng nổ ra ở Sơn Tây. - Năm 1738-1770 khởi nghĩa Lê Duy Mật hoạt động khắp Thanh Hoá và Nghệ An. - Năm 1740-1751 Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương nổ ra ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên và Tuyên Quang -Năm 1741-1751 khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu xuất phát từ Đồ Sơn ( Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam, Thanh Hoá và nghệ An với khẩu hiệu “ Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” - Năm 1739-1769 Khởi nghĩa Hoàng Công Chất nổ ra ở Sơn Nam- Tây Bắc * Kết quả : Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại * Nguyên nhân thất bại : Các cuộc khởi nghĩa còn rời rạc, không liên kết thành một phong trào rộng lớn. * Ý nghĩa: - Chính quyền phong kiến họ Trịnh bị lung lay. - Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc. - Nêu cao tinh thần ý chí đấu tranh chống áp bức của nhân dân ta. 4.4/ Câu hỏi bài tập củng cố :(5 phút) Câu 1: Nêu những nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? Đáp án câu : 1 - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vua Lê, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc vung phí tiền của. Quan lại , binh lính ra sức đục khoét nhân dân. - Quan lại , địa chủ ra sức ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân. 2/ Trình bày diễn biến , ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII trên lược đồ? Đáp án câu : 2 * Học sinh lần lược trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII theo lược đồ. * Ý nghĩa: - Chính quyền phong kiến họ Trịnh bị lung lay. - Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc. - Nêu cao tinh thần ý chí đấu tranh chống áp bức của nhân dân ta. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2phút) Đối với bài học ở tiết học này: 1/ Nêu đặc điểm tình hình chính trị Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII như thế nào? 2/ Trình bày các cuộc khởi nghĩa của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII? Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Soạn bài 25: Phong trào Tây Sơn Phần I: Khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn ? Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII ? ? Nêu khẩu hiệu mà ba anh em Tây Sơn đề ra để tập hợp lực lượng quần chúng là gì? 5/ RÚT KINH NGHIỆM: Cần rút kinh nghiệm về: -Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng ,thiết bị dạy học: Bài 25 - Tiết: 54 Tuần dạy: 9/ HKII PHONG TRÀO TÂY SƠN Ngày dạy: 1/ MỤC TIÊU: 1.1/ Kiến thức: - Giúp học sinh biết: Biết được nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Kể tên một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. -Giúp học sinh hiểu: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII, từ đó dẫn tới phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. - Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên. 1.2/ Kĩ năng: - Quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử - Sử dụng lược đồ để tường thuật sự kiện lịch sử. 1.3/ Thái độ: - Lòng yêu nước căm thù bọn ngoại xâm và những kẽ chia cắt đất nước. - Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột. 2. TRỌNG TÂM: Khởi nghĩaTây Sơn bùng nổ 3/ CHUẨN BỊ: 3.1/ Giáo viên: Lược đồ căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn.( Giáo án điện tử ) 3.2/ Học sinh: Soạn nội dung bài học , trả lời trước những nội dung câu hỏi trong SGK. 4/ TIẾN TRÌNH: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số hs ( 1 phút) 4.2/ Kiểm tra miệng:( 5phút) - Giáo viên nhắc lại một số kiến thức trọng tâm ở tiết 53 ? Nêu tên các cuộc khởi nghĩa của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII? + Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng + Khởi nghĩa Lê Duy Mật + Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương + Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu + Khởi nghĩa Hoàng Công Chất 4.3/ Bài mới: ( 32 phút) Δ Giới thiệu bài: Đến đầu thế kỉ XVIII, tình hình xã hội ở Đàng Trong tương đối ổn định, nhưng từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn bị suy yếu nhanh chóng, nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu đó chúng ta sẽ tìm hiểu nôïi dung bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *Hoạt động 1: ΔGV: Tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII như thế nào? º HS: Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát. ΔGV: Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu và mục nát? º HS: Việc mua quan bán tước phổ biến, quan lại tăng nhanh. Chính quyền nặng nề phức tạp vì số lượng quan lại tăng quá mức, quan lại tuyển dụng bằng mua bán (tiền + lễ vật), các chức quan đều có thể dùng tiền để mua, những chức quan mua này để lấy danh, để buộc người khác nể trọng, chứ không phải bỏ tiền mua quan là được làm quan thật. Số lượng Quan lại tăng nhất là quan thu thuế. ΔGV: Tình hình triều đình lúc bấy giờ như thế nào? º HS: Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành. ΔGV: Tình hình ở địa phương lúc bấy giờ ra sao? º HS: Ở địa phương, quan lại cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. º HS: đọc phần in nghiêng SGK. “Nhà bác học Lê Quý Đônbao nhiêu mà kể ” ΔGV: Mở rộng: các gia đình quý tộc quan lại thường nuôi những đội hát tuồng, để phục vụ cho những yến tiệc liên miên. Lúc bấy giờ ở Đàng Trong lưu truyền câu ca dao: “ Ai ơi ngẫm lại mà coi, Ngọc vàng con hát, tôi đòi thằng dân” ΔGV: Nông dân lúc bấy giờ bị bóc lột ra sao ? º HS: Địa chủù chiếm ruộng đất, bắt dân nộp thuế, dân miền núi phải nộp ngà voi ΔGV: Cho học sinh xem bức tranh cảnh xã hội nông dân ở Đàng Trong, qua đó học sinh thấy được đời sống của nông dân ở Đàng Trong rất cơ cực. ΔGV: Đời sống nông dân Đàng Trong so với nông dân Đàng Ngoài như thế nào? º HS: Nông dân Đàng Trong sống cơ cực như nông dân Đàng Ngoài vì nông dân 2 miền đều bị phong kiến bóc lột thậm tệ. º HS: Học sinh thảo luận nhóm: ( 3 phút ) ? Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác? º HS: Nông dân mất ruộng đất, nộp nhiều thứ thuế, nộp lâm thổ sản quý, đời sống cực khổ. + Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Cuộc sống của nhân dân cơ cực, nổi oán giận dâng cao dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. ΔGV: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào đã diễn ra trong giai đoạn này? º HS: Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chàng Lía ΔGV: Các em biết gì về Chàng Lía? º HS: Đọc đoạn in nghiên SGK “ Lía xuất hiện.bao hãi hùng” ΔGV: Chàng Lía chọn nơi đâu lập căn cứ ? Chủ trương trong cuộc khởi nghĩa là gì? º HS: Căn cứ: Truông Mây (Bình Định)-. Chủ trương :” Lấy của người giàu, chia cho người nghèo.” ΔGV: Mở rộng :Bình Định là vùng đất võ, người dân sống ở vùng này có tinh thần thượng võ rất cao. Ngày nay nói về vùng đất Bình Định còn lưu truyền câ
File đính kèm:
- t53, 54 hoi giang tinh 2011.doc