Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 53, Bài 25: Phong trào nông dân Tây Sơn - Năm học 2012-2013

 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS thấy được :

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.

- Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1789.

 2. TT:

 - Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.

 - Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.

 3. RLKN:

 - Dựa vào lược đồ SGK, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789) (đối chiếu vị trí và địa danh hiện nay).

 - Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua 4 lược đồ trong SGK,

 bài 25.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

- Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.

 - Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 53, Bài 25: Phong trào nông dân Tây Sơn - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Tiết: 53
Bài 25: PHONG TRÀO NÔNG DÂN TÂY SƠN
S:05/03/2013 
G: 13/03/2013 
II TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM 
LƯỢC XIÊM
 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS thấy được :
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.
- Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1789.
	2. TT:
	- Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.
	- Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.
	3. RLKN:
	- Dựa vào lược đồ SGK, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789) (đối chiếu vị trí và địa danh hiện nay).
	- Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua 4 lược đồ trong SGK, 
 bài 25.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.
	- Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập
	2. Bài cũ: ( 5 phút)
- Trình bày tình hình chính trị Đàng Trong ở thế kỉ XVIII ?
- Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
	3. Bài mới: ( 2 phút)
	a, Giới thiệu: Sau khi xây oựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn càng vững mạnh và phát triển, anh em Tây Sơn quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
*HĐ1:Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ( 15 phút)
- KT:Diễn biến ý nghĩa của việc Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn
-GD:Truyền thống dân tộc tài năng của Nguyễn Huệ
- KN:Tường thuật diễn biến,lập niên biểu.
GV: Chỉ bản đồ Quy Nhơn, An Khê tỉnh Bình Định.
- Kể chuyện cách đánh mưu trí của Nguyễn Nhạc
- Đến mùa thu 1773, tình hình nghĩa quân Tây Sơn như thế nào ?
- Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã làm gì ?
→ phân tích kênh hình 57 SGK
- Nghĩa quân Tây Sơn đối phó như thế nào ?
- Tại sao Nguyễn Nhạc phải hoà hoãn với quân Trịnh ?
- Nhấn mạnh sự mưu trí của Nguyễn Nhạc’.
(tham khảo tư liệu SGV/152+153)
- GV: Dùng lược đồ trình bày, sau đó gọi HS lên trình bày lại.
- Theo em tại sao cuộc khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi?
HS: Sự hưởng ứng của nhân dân, sự tài trí của quân Tây Sơn.
GD: Lòng tự hào đân tộc
*HĐ2: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút 1785 (5 phút)
- KT:Diễn biến ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm –Xoài Mút 
- GD:Truyền thống dân tộc tài năng của Nguyễn Huệ
- KN:Tường thuật diễn biến,lập niên biểu.
Học sinh tiếp xúc SGK ( Mục 2) 
- Sau khi thất bại, Nguyễn Ánh đã có những hành động gì Quân Xiêm đã làm gì ?
- HS đọc diễn biến trong SGK
- GV treo bản đồ hoặc sử dụng lược đồ hình 58 SGK phóng to. 
(kết hợp nội dung SGK và tham khảo tư liệu SGV/154) GV Tường thuật diễn biến trên lược đồ.
- GV cho HS lên bảng trình bày .
H Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào?
HS: trả lời SGK
GV: Dẫn lời nhận xét của sứ quân nhà Nguyễn SGK
GD: Lòng cảm phục tài năng quân sự, chính trị của Nguyễn Huệ 
GV: Chốt lại phần II và củng cố
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn :
- Tháng 9-1773 Nghĩa quân Tây Sơn, chiếm phủ Quy Nhơn và kiểm soát cả vùng đất.
- Giữa 1774, quân Tây Sơn đã làm chủ một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận .
- Tranh thủ cơ hội đó chúa Trịnh cử Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân đánh Phú Xuân, Nhà Nguyễn chạy vào Gia Định.
- Quân Tây Sơn ở thế bất lợi: Mạn Bắc có quân Trịnh, Mạn Nam có quân Nguyễn.
- Nguyễn Nhạc tạm hoà hoãn với quân Trịnh ở phía Bắc để dồn sức tấn công quân Nguyễn ở phía Nam.
- 1777, quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn → chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong bị lật đổ. Nguyễn Ánh chạy thoát.
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785) :
 a- Hoàn cảnh : 
- Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm . Năm 1784, 5 vạn quân Xiêm theo hai đường thuỷ bộ tấn công vào Gia Định và gây nhiều tội ác với nhân dân..
b- Diễn biến : 
- Tháng 1- 1785 Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút ( Châu Thành Tiền Giang) để nhử quân địch. Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết lưu vong sang Xiêm.
c- Kết quả: Quân Xiêm bị đánh tan, rút quân về nước.
d- Ý nghĩa:
- Chiến thắng Rạch Gầm,Xoài Mút là trận thuỷ chiến lớn nhất và lẫy lừng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn đã phát triển lên trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
	4. Củng cố: (6 phút)
- Bài tập 1,2,3./ vở bài tập LS NXBGD, câu hỏi SGK
- Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào ?
- Tường thuật diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ ?
	5. Dặn dò:
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
- Chuẩn bị bài : Xem và soạn bài 25 ( phần III ) (Soạn bài theo câu hỏi SGK )
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 53, bai 55.doc
Giáo án liên quan