Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 52, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm lật đổ phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm, từng bước thống nhất đất nước.

- Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ.

2- Kĩ năng:

Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn, chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút trên lược đồ.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của quân Tây Sơn.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ phong trào Tây Sơn và lược đồ chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS, bài tập Lịch sử 7.

- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức , tài liệu liên quan khác

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 52, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
Ngày soạn: 27 / 02 / 2011
Tiết: 52
Ngày dạy: 03 / 03 / 2011
Bài 25
Phong trào tây sơn
II- tây sơn lật đổ chính quyền họ nguyễn và đánh tan quân xâm lược xiêm.
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm lật đổ phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm, từng bước thống nhất đất nước.
- Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ.
2- Kĩ năng:
Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn, chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút trên lược đồ.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của quân Tây Sơn.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ phong trào Tây Sơn và lược đồ chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức , tài liệu liên quan khác
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong?
? Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nổ ra như thế nào? 
? Theo em cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những điều kiện thuận lợi gì?
* Giới thiệu bài mới:
Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững mạnh, phát triển lực lượng nghĩa quân, 3 anh em Nguyễn Nhạc quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến thối nát, đánh đuổi quân Xiêm bảo vệ độc lập dân tộc.
1- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV dùng lược đồ xác định vị trí thành Quy Nhơn.
- GV kể chuyện Nguyễn Nhạc giả vở bị bắt, bị nhốt vào cũi, sai lính cho quân khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễnnửa đêm ông phá cũi từ trong đánh ra, trong 1 đêm hạ được thành Quy Nhơn.
? Em có nhận xét như thế nào về cách hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc?
? Thành Quy Nhơn về tay nghĩa quân có ý nghĩa gì?
? Biết tin quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh có hành động gì?
? Trước tình hình đó, nghĩa quân Tây Sơn đã làm gì?
? Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hoà hoãn với quân Trịnh?
? Tranh thủ thời gian hoà hoãn với quân Trịnh, nghĩa quân làm gì?
? Vì sao, khởi nghĩa lan nhanh và giành thắng lợi?
- Táo bạo, dũng cảm, thông minh, bất ngờ nên địch bị động.
- Lần đầu tiên hạ được thành, tạo uy thế cho nghĩa quân.
- Phái quân đánh Phú Xuân.
- Nghĩa quân Tây Sơn hoà hoãn với quân Trịnh.
- Nghĩa quân ở vào thế bất lợi: bắc có quân trịnh, nam có quân Nguyễn.
- Từ 1776-1783, nghĩa quân 4 lần đánh Gia Định.
Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong.
- Sức mạnh của nhân dân, thể hiện lòng căm thù giai cấp phong kiến và sự đoàn kết dân tộc. Tài lãnh đạo của anh em Nguyễn Nhạc.
- Tháng 9 năm 1773 nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn.
- Năm 1774, mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
- Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngữ Phúc chỉ huy 3 van quân tiến chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn phải vượt biển vài Gia Định
-Trước tình hình phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Do vậy Nguyễn Nhạc tạm hoà hoãn với quân Trịnh để rồn sức đánh chúa Nguyễn.
- Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong. Nguyễn ánh chạy thoát. 
2- Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta?
+ GV dùng lược đồ chỉ đường tấn công của 2 vạn quân thuỷ, 3 vạn quân bộ.
? Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi vào nước ta?
? Trước tình hình đó, nghĩa quân Tây Sơn đã đối phó như thế nào?
? Tại sao Nguyễn Huệ lại chọn đoạn Rạch Gầm  Xoài Mút làm trận địa?
+ GV tường thuật trên lược đồ.
? Kết qủa, ý nghĩa của trận Rạch Gầm- xoài Mút?
- Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
- Hung hăng, bạo ngược lên nhân dân chán ghét.
- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn Rạch Gầm- Xoài Mút làm trận địa.
- HS trả lời theo phần in nghiêng SGK.
* Kết quả:
- Quân Xiêm bị đánh tan.
- Nguyễn ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.
* ý nghĩa: Đập tan mưu đồ xâm lược của nhà Xiêm.
* Nguyên nhân: Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
* Diễn biến:
- Cuối năm 1784, hơn 5 van quân Xiêm kéo vào đánh chiếm miến Tây Gia Định.
- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn Rạch Gầm- Xoài Mút (Châu Thành- Tiền Giang) làm trận địa nhử địch. 
- Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. 
* Kết quả:
- Quân Xiêm bị đánh tan.
- Nguyễn ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.
* ý nghĩa: 
- Đập tan mưu đồ xâm lược của nhà Xiêm.
- Đây là trận thuỷ chiến lơn nhất và lẫy lừng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm.
- Chiến thắng Quân Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây phong trào TS trở thành phong trào quật khởi của dân tộc.
* Củng cố bài học:
GV treo lược đồ VN và yêu cầu HS lên gắn các mốc niên đại tương ứng với các sự kiện quan trọng của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trong giai đoạn này?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm lật đổ phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm, từng bước thống nhất đất nước.
- Đọc và chuẩn bị bài 25 phần III- “Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh” tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 52.doc
Giáo án liên quan