Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 51+52: Phong trào Tây Sơn

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

Giúp HS nhận biết:

 - Từ giữa thế kỉ XVIII, họ Nguyễn (ĐT) ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khỡi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.

 - Những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

 2. Tư tưởng:

 Bồi dưỡng cho HS:

- Ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nhân dân thời phong kiến.

 - Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.

 3. Kĩ năng:

 - Xác định địa danh đã diễn ra đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789).

- Nhận xét, quan sát các sự kiện lịch sử.

 II. PHƯƠNG PHÁP:

 Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận, giải thích.

 III. TÀI LIỆU, THIẾT Bị:

 GV: CKT, lược đồ phong trào nông dân Tây Sơn; Tranh ảnh về căn cứ Tây Sơn ở Quy Nhơn; Tài liệu tham khảo về Quang Trung – Nguyễn Huệ.

 HS: Nội dung SGK, tài liệu sưu tầm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 51+52: Phong trào Tây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
Giúp HS nhận biết:
	- Từ giữa thế kỉ XVIII, họ Nguyễn (ĐT) ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khỡi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.
	- Những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
	2. Tư tưởng:
	Bồi dưỡng cho HS:
- Ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nhân dân thời phong kiến.
	- Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.
	3. Kĩ năng:
	- Xác định địa danh đã diễn ra đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789).
- Nhận xét, quan sát các sự kiện lịch sử.
	II. PHƯƠNG PHÁP:
	Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận, giải thích. 
	III. TÀI LIỆU, THIẾT Bị:
	GV: CKT, lược đồ phong trào nông dân Tây Sơn; Tranh ảnh về căn cứ Tây Sơn ở Quy Nhơn; Tài liệu tham khảo về Quang Trung – Nguyễn Huệ.
	HS: Nội dung SGK, tài liệu sưu tầm.
	IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp: (1’) Giữ trật tự, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	a. Trình bày nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII.
	b. Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó ?
	3. Giới thiệu bài mới: (1’)
	GV nêu tình huống có vấn đề gợi sự tò mò học hỏi của HS . Sau đó, GV dẫn dắt HS vào bào mới.
4. Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
15’
18’
Hoạt động 1: Tìm hiểu xã hội Đàng Trong nử sau thế kỉ XVIII.
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Từ giữa  mật ong”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII như thế nào ?
HS: Dựa vào nội dung SGK, trình bày.
GV: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn đã dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác ?
HS: Dựa vào nội dung SGK, trình bày.
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Nhà bác học  mà kể”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
Ø GV: Giải thích thêm về sự tham nhũng trắng trợn của chính quyền phong kiến Đàng Trong.
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Cuộc sống . trong thành”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Dùng lược đồ hướng dẫn HS 
ð Giúp HS thấy được cảnh khổ của người dân ở Đàng trong. Từ đó, xuất hiện các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Mùa xuân . hưởng ứng”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Ba anh em NN, NH, NL lập căn cứ ơ đau ? Vào thời gian nào ?
HS: Dựa vào kiến thức SGK kết hợp với lược đồ trình bày.
GV: Khi lực lượng đủ mạnh họ tiến hành cuộc mở rộng địa bàn hoạt động như thế nào ?
HS: Dựa SGK trình bày.
GV: Phương thức hoạt động của nghĩa quân như thế nào ?
HS: Dựa SGK trình bày.
GV: Dùng lược đồ căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn hướng dẫn cùng HS.
GV: Kể dôi nét về ba anh em họ Nguyễn thuở nhỏ đến khi lên Tây Sơn thượng đạo, Nguyễn Nhạc lập gia đình.
GV: Việc làm của nghĩa quân có ý ngĩa như thế nào ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nêu lại nhận xét của một số giáo sĩ phương Tây về nghĩa quân Tây Sơn.
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN.
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiến gtham nhũng. - Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
- Nông dân bị cường hào lấn chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế. Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực. Nổi bất bình, oán giận chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao.
- Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền Nhà Nguyễn, hiểu được nguyeenj vọng của nhân dân muốn lật đỗ họ Nguyễn, đã huy động đông đảo lực lượng nhân dân và một bộ phận trong tầng lớp thống trị tham gia nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng phát triển.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
- Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn NN, NH, NL lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê - Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.
- Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào thiểu số ủng hộ. Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định), rồi mở rộng xuống vùng đồng bằng.
- Nghĩa quân “lấy” của người giàu chia cho người “nghèo” xóa nợ cho nông dân, . Các tầng lớp nhân dân tham gia nghĩa quân ngày càng đông, kể cả hào mục ở địa phương cũng nổi dậy hưởng ứng.
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (5’)
	1. Củng cố: (4’) 
	- Xã hội Đàng Trong nử sau thế kỉ XVIII như thế nào ?
	- Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu ?
2. Dặn dò: (1’)
- Các em về nhà học bài cũ theo câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị phần tiếp theo và trả lời các câu hỏi trong phần nội dung bài học.
- Đọc trước lược đồ (hình 57) – SGK trang 123 và lược đồ trận Rach Gầm – Xoài Mút. 
TUẦN: 27 NGÀY SOẠN: 
 TIẾT: 52	 NGÀY DẠY: 
 BÀI 25: (TIẾT 02)
PHONG TRÀO TÂY SƠN
	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
Giúp HS nhận biết:
	- Từ giữa thế kỉ XVIII, họ Nguyễn (ĐT) ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khỡi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.
	- Những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
	2. Tư tưởng:
	Bồi dưỡng cho HS:
- Ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nhân dân thời phong kiến.
	- Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.
	3. Kĩ năng:
	- Xác định địa danh đã diễn ra đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789).
- Nhận xét, quan sát các sự kiện lịch sử.
	II. PHƯƠNG PHÁP:
	Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận, giải thích. 
	III. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ:
	GV: CKT; Lược đồ: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút; Lược đồ: Tây Sơn chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.
	HS: Nội dung SGK, tài liệu sưu tầm.	
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp: (1’) Giữ trật tự, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	a. Trình bày tình nình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
	b. Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa tây Sơn ngay từ đầu ?
	3. Giới thiệu bài mới: (1’)
	GV nêu lên sự lớn mạnh của nghĩa quân Tây Sơn, không những lật dổ được chính quyền tối nát của họ Nguyễn mà còn đánh tan cả bọn xâm lược Xiêm, . Sau đó, GV dẫn dắt HS vào bào mới.
4. Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
15’
18’
Hoạt động 1: Tìm hiểu nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào ?
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Mùa thu . phía Nam”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Dùng lược đồ hướng dẫn SHHHS. Sau đó, nêu câu hỏi: Với sự lớn mạnh không ngừng, trong vòng một năm (9/1773 à nửa năm 1774), nghĩa quân đã làm chủ được vùng nào ?
HS: Dựa vào nội dung SGK, trình bày.
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Biết tin  bị lật đổ”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Biết tin tây Sơn nổi dậy chúa Trịnh (ĐN) đã hành động như thế nào ?
HS: Dựa vào SGK trình bày.
GV: Trước tình thế bất lợi thì Nguyễn Nhạc đã thực hiện kế sách gì ? Vì sao Nguyễn Nhạc thực hiện kế sách đó ?
HS: Dựa vào SGK kết hợp suy luận trình bày.
Ø GV: Nhấn mạnh: chính sự thoát thân của Nguyễn Ánh là mầm móng gây cho tây Sơn sụp đổ sau này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785).
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Sau  xâm lược”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh hành động như thế nào ?
HS: Dựa vào kiến thức SGK kết hợp với lược đồ trình bày.
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Tháng .. chiến”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Khi vào Gia Đinh Nguyễn Huệ đã mưu tính kế ngăn giặc như thế nào ?
HS: Dựa SGK trình bày.
Ø GV: Giới thiệu đôi nét về đoạn sông RG – XM. 
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Bố trí  phong kiến Xiêm”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Nêu một số câu hỏi để HS tìm hiểu bài:
´ Nguyễn Huệ dùng mưu nhử giặc như thế nào ?
´ Do yếu tố bất ngờ, quân xiêm phải nhận hậu quả như thế nào ?
´ Ý nghĩa của trận RG – XM ?
HS: Phân nhóm.Dựa SGK thảo luận, trao đổi, trình bày.
GV: Dẫn một đoạn trong “Đại Nam Thực Lục” để HS thấy uy thế của quân Tây Sơn.
I. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM.
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
- Tháng 9/1773, quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn.
- Trong vòng một năm, nghĩa quân đã kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
- Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh (Đàng Ngoài)cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vượt biển chạy vào Gia Định.
- Quân Tây Sơn ở thế bất lợi, chủ động tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh chúa Nguyễn.
- Từ 1776 – 1783, Tây Sơn đã 04 lần đánh Gia Định.
- Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn đã bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị sụp đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785).
- Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, giữa năm 1784, 05 vạn quân thủy, bộ Xiêm kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ): 02 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang), 03 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
- Cuối năm 1784, hầu hết các tỉnh Miền Trung và Nam Bộ đều bị giặc chiếm.
- Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. Ông đóng quân ở Mĩ tho, chọn khúc sông Tiền từ RG đến XM làm trận quyết chiến.
- Mờ sáng 19/01/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục của ta.
- Bị tấn công bất ngờ, quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn nghìn tên sống sót tháo chạy về nước theo đường bộ. Nguyễn Ánh thoát chết, lưu vong sang Xiêm.
ÿ Ý nghĩa:
- Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẩy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
- Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (5’)
	1. Củng cố: (4’) 
	- Tại sao tây Sơn lại hòa hoãn với họ Trịnh ?
	- Tại sao Nguyễn huệ chọn khúc sông Tiền từ RG – XM làm trận địa quyết chiến?
- Ý nghĩa quan trọng của trận RG – XM ?
2. Dặn dò: (1’)
- Các em về nhà học bài cũ theo câu hỏi SGK.
- Tìm đọc tài liệu liên quan đến trận RG 

File đính kèm:

  • docLICH SU 7 TUAN 27 TIET 5152.doc
Giáo án liên quan