Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 51, Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT:

- Sự mục nát cực độ của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài làm cho kinh tế nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp sa sút, điêu tàn. Nông dân cơ cực, phiêu tán đã vùng lên mãnh liệt chống lại chính quyền phong kiến.

- Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII.

 2. TT:

- Bồi dưỡng cho HS ý thức căm ghét sự áp bức, cường quyền ; đồng cảm với nỗi khổ cực của nông dân, buộc họ phải vùng lên đấu tranh giành quyền sống, kính phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nông dân và các thủ lĩnh nghĩa quân chống chính quyền phong kiến thối nát.

 3. RLKN:

 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ phản ánh sự căm phẫn của nông dân và các tầng lớp bị trị đối với chính quyền phong kiến.

 - Tập vẽ bản đồ, xác định các địa danh (đối chiếu với địa danh hiện nay), hình dung địa bàn hoạt động và quy mô của từng cuộc khởi nghĩa lớn.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Bản đồ phong trào nông dân khởi nghĩa ở thế kỉ XVIII

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 51, Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Tiết: 51
Bài 24 : KHỚI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI
THẾ KỈ XVIII
S:28/02/2013 G:06/03/2013
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT:
- Sự mục nát cực độ của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài làm cho kinh tế nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp sa sút, điêu tàn. Nông dân cơ cực, phiêu tán đã vùng lên mãnh liệt chống lại chính quyền phong kiến.
- Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII.
	2. TT:
- Bồi dưỡng cho HS ý thức căm ghét sự áp bức, cường quyền ; đồng cảm với nỗi khổ cực của nông dân, buộc họ phải vùng lên đấu tranh giành quyền sống, kính phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nông dân và các thủ lĩnh nghĩa quân chống chính quyền phong kiến thối nát.
	3. RLKN:
	- Sưu tầm ca dao, tục ngữ phản ánh sự căm phẫn của nông dân và các tầng lớp bị trị đối với chính quyền phong kiến. 
	- Tập vẽ bản đồ, xác định các địa danh (đối chiếu với địa danh hiện nay), hình dung địa bàn hoạt động và quy mô của từng cuộc khởi nghĩa lớn.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Bản đồ phong trào nông dân khởi nghĩa ở thế kỉ XVIII
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập.
	2. Bài cũ: ( 5 phút) 
 - Lập bảng tóm tắt tình hình kinh tế văn hóa nước ta rhế kỷ XVI- XVIII.
 - Đánh giá nội dung văn học thời kỳ nầy.
	3. Bài mới:
 a, Giới thiệu: ( 2 phút)
Cho học sinh nhắc lại tình hình kinh tế Đàng ngoài. Sự suy sụp kinh tế Đàng ngoài là do chính quyền không quan tâm. Vậy thì nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài là do đâu. Chúng ta đi vào tìm hiểu bài học hôm nay.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
*HĐ 1: Nguyên nhân khởi nghĩa: ( 10 phút)
KT: Biết được biểu hiện về đời sống khổ cực của nông dân Đàng ngoài.
KN: Giải thích được nguyên nhan sự khổ cực đó. 
GV: Ôn lại kiến thức cũ.
- Cho học sinh đọc SGK M1. 
- Thế kỉ XVI chế độ pk Đàng ngoài suy sụp 
- Sự suy sụp đó được biểu hiện như thế nào?
HS: dựa vào SGK trả lời
→ phân tích in nghiêng SGK
GV: Minh họa thêm biểu hiện của 2 đại diện Trịnh Sâm và Trịnh Giang.
- Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì ?
- Tại sao kinh tế bị sa sút?
- HS: Chính quyền Trịnh không quan tâm, ruộng đất bị lấn chiếm, bị thuế nặng, thiên tai, mất mùa.
- Đời sống nhân dân ra sao?
- Đọc in nghiêng SGK
- Trước tình cảnh đó thái độ của nhân dân ra sao?
- Họ vô cùng căm phẫn và nổi dậy đấu tranh.
GV: Chốt lại mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến Đàng ngoài với nông dân.
*HĐ 2: Những cuộc khởi nghĩa lớn ( 20 phút)
KT: Học sinh biết dùng lược đồ ở thế kỉ XVI để xác định vị trí diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân, biết trình bày những diễn biến chính.Két quả, ý nghĩa.
KN: Xác định vị trí và tường thuật diễn biến trên bản đồ.
 - Cho học sinh đọc sách Phần 2 ( SGK)
H: Vì sao nông dân đứng dậy khởi nghĩa ? - 
- Chỉ trên lược đồ các cuộc khởi nghĩa và vùng đất hoạt động của các cuộc khởi nghĩa đó.
GV: Chỉ các kí hiệu trên lược đồ gọi HS lên chỉ sau đó giáo viên chốt lại 
→ phân tích kênh hình 55 SGK/118
- GV cho HS thảo luận nhanh và lên điền trên bảng phụ (GV chuẩn bị sẵn)
Kết hợp tư liệu SGV/146 GV phân tích giải thích thêm
- Đặc biệt có 2 cuộc khởi nghĩa lớn nào? 
Trình bày diễn biến ? 
Địa bàn hoạt động ?
Thời gian nổ ra ?
Khẩu hiệu, công lao ?
Kết quả ?
 Cho HS gạch SGK
- Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều thất bại?
HS: KN rời rạc không liên kết thành phong trào rộng lớn.
- Liên hệ khởi nghĩa nông dân thế kỷ XIV.
- So Sánh với phong trào nông dân thế kỷ trước?
- Quy mô rộng lớn hơn từ đồng bằng đến miền núi> thời gian kéo dài hơn.
- Các cuộc khởi nghĩa trên mang ý nghĩa gì?
- Giáo dục lòng yêu nước tinh thần bất khuất của nhân đân ta.
- GV : Chốt lại toàn bài .
1.Nguyên nhân khởi nghĩa: 
- Giữa thế kỉ XVIII : chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp.
 + Vua Lê chỉ là bù nhìn.
 + Chúa Trịnh nắm mọi quyền hành, ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân dân 
 + Quan lại đục khoét nhân dân
 + Địa chủ cường hào cướp ruộng đất. 
- SX NN : đình đốn (hạn hán, mất mùa, vỡ đê ) -Công thương nghiệp sa sút
→ đời sống nhân dân đói khổ, phiêu tán khắp nơi nổi dậy đấu tranh.
 2.Những cuộc khởi nghĩa lớn :
- Trong khoảng 30 năm của thế kỉ XVIII, khắp đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh – Nghệ tĩnh diễn ra hàng chục cuộc khởi nghĩa.
- KN : Nguyễn Dương Hưng ( 1737) Sơn Tây.
- KN: Nguyễn Danh Phương ( 1740 1751) Ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên, Tuyên Quang...
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741- 1751) Đồ Sơn ( Hải Pghòng), sau đó lan ra kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam và Thanh Hoá- Nghệ An.
- KN: Hoàng Công Chất ( 1739- 1769) Sơn Nam, sau chuyển lên Tây Bắc.
* Khởi nghĩa lần lượt bị thất bại. Cac thủ lĩnh đều bị xử tử.
* Ý nghĩa :
 - Nêu bật ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền. 
- Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay.
- Tạo điều kiện cho nnghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc
	4. Củng cố: ( 5 phút)
	- Bài tập 3,4./ vở bài tập LS NXBGD, câu hỏi SGK
- Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa?
- Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra ở thế kỉ XVIII ?
	5. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
- Chuẩn bị bài : Xem và soạn bài 25( phần .I)
 . (Soạn bài theo câu hỏi SGK )
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doct51.doc
Giáo án liên quan