Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 50, Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII - Phạm Văn Hải

a- mục tiêu bài học:

1- Kiến thức: HS nắm được:

- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa.

- Diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa lớn.

- Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Bồi dưỡng cho HS căm ghét sự áp bức, cường quyền, đồng cảm với nỗi thống khổ của nhân dân, buộc họ phải vùng lên đòi quyền sống, kính phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nông dân và các thủ lĩnh nghĩa quân chống chính quyền phong kiến thối nát.

3- Kĩ năng:

- Sưu tầm ca dao tục ngữ phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân.

- Tập vẽ bản đồ, xác định các địa danh, hình dung các địa bàn hoạt động và quy mô của từng cuộc khởi nghĩa lớn.

b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:

- Lược đồ cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Tư liệu Lịch sử 7.

- Hỏi - Đáp Lịch sử 7.

- Bài tập Lịch sử 7.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 50, Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII - Phạm Văn Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến các cuộc khởi nghĩa.
- Diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa lớn.
- Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Bồi dưỡng cho HS căm ghét sự áp bức, cường quyền, đồng cảm với nỗi thống khổ của nhân dân, buộc họ phải vùng lên đòi quyền sống, kính phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nông dân và các thủ lĩnh nghĩa quân chống chính quyền phong kiến thối nát.
3- Kĩ năng:
- Sưu tầm ca dao tục ngữ phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân.
- Tập vẽ bản đồ, xác định các địa danh, hình dung các địa bàn hoạt động và quy mô của từng cuộc khởi nghĩa lớn.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
C. phương pháp:
- Thuyết trình, khái quát, so sánh, đối chiếu.
 - Vấn đáp tái hiện, trực quan, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
d- Tiến trình tổ chức dạy và học:
I- ổn định và tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ:
III- Giới thiệu bài mới:
 ở các bài học trước, chúng ta thấy sự cai trị của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, nền sản xuất trì trệ, kìm hãm, không chăm lo phát triển. Tình trạng đó kéo dài ắt dẫn đến cảnh điêu đứng, khổ cực của quần chúng nhân dân. Có áp bức, có đấu tranh, nông dân Đàng Ngoài đã vùng lên đấu tranh, lật đổ chính quyền họ Trịnh thối nát.
IV- Dạy và học bài mới:
1- Tình hình chính trị
Hoạt động dạy - học
Nội dung
 Cho HS đọc phần in nghiêng.
? Em có nhận xét như thế nào về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài?
? Chính quyền phong kiến Đàng ngoài đã làm cho đời sông nhân dân ở Đàng ngoài như thế nào? vì sao nhân dân đứng dậy đấu tranh?
GV nhấn mạnh nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
- Chính quyền phong kiến mục nát cực độ.
- Các tầng lớp nhân dân cực khổ bị dồn đến bước đường cùng( thuế nặng, mất mùa, chết đói) phải bỏ làng, bỏ nghề đi lưu vong, phiêu tán.
à Nông dân vùng lên đấu tranh chống chính quyền phong kiến.
	2- Những cuộc khởi nghĩa lớn.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
GV sử dụng lược đồ các cuộc KN nông dân Đàng Ngoài.
GV giải thích kí hiệu trên lược đồ.
Yêu cầu HS tìm hiểu ngắn gọn niên đại, tên cuộc khởi nghĩa và địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa.
 GV hướng dẫn HS kẻ bảng và hoàn thiện bảng.
GV gọi HS lên bảng điền.
HS khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét chung.
? Quan sát bảng thống kê trên em thấy những cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất. ? vì sao.
HS trả lời.
GV nhận xét - > sử dụng lược đồ trình bày ngắn gọn các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: K/N của Nguyễn Hữu Cầu, K/N của Hoàng Công Chất, K/N của Lê Duy Mật 
STT
Tên cuộc KN
Thời gian
Địa bàn hoạt động
1
Nguyễn Dương Hưng
1737
Sơn Tây
2
KN Lê Duy Mật
1738-1770
T. Hoá, Nghệ An
3
Nguyễn Danh Phương (quận Hẻo)
1740-1751
Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Tuyên Quang
4
KN Nguyễn Hữu Cầu
(quận He)
1741-1751
Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, T.Hoá, Nghệ An
5
KN Hoàng Công Chất
1739-1769
Sơn Nam, Tây Bắc
* Diễn biến:
? Nhìn vào lược đồ em có nhận xét gì về địa bàn hoạt động của phong trào nông dân Đàng Ngoài?
? Kết cục? Nguyên nhân thất bại.
(Thất bại do nổ ra rời rạc, không liên kết thành một phong trào rộng lớn).
? ý nghĩa của phong trào nông dân Đàng Ngoài?
Hs rút ra ý nghĩa.
GV nhận xét -> chốt lại.
* ý nghĩa: 
- Làm cho chính quyền PK họ Trịnh lung lay.
- Tạo điều kiện cho quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
- Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.
V- Củng cố bài học:
? Vì sao thế kỉ XVI-XVII lại diễn ra nhiều cuộc nổi dậy của nông dân?
HS thảo luận: ? Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài TK XVIII.
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận.
N1: ? Nhận xét về thời gian hoạt động.
N2? Nhận xét về phạm vi hoạt động.
N3: ? Nhận xét về lực lượng tham gia.
N4: ? Nhận xét về quan hệ giữa các cuộc kháng chiến.
Các nhóm thảo luận - đại diện trả lời.
GV nhận xét nhấn mạnh: 
Thời gian: kéo dài (khoảng hơn 30).
 - Phạm vi hoạt động: Phong trào lan rộng khắp đồng bằng, miền núi.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Quan hệ giữa các cuộc kháng chiến: rời rạc chưa có sự liên kết.
VI- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc nguyên nhân, diền biến những cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
- Vẽ lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII 
(Hình 55)
- Làm bài tập SGK và tập bản đồ.
- ? Tại sao phong trào nông dân Đàng Ngoài lại nổ ra sớm hơn phong trào nông dân Đàng Trong.
- Đọc và chuẩn bị bài “Phong trào Tây Sơn” phần I: Tìm hiểu tình hình xã hội đàng trong nửa sau TK XVIII. Tìm hiểu căn cứ Tây Sơn Thượng đạo và Tây Sơn Hạ đạo. Tìm hiểu tiểu sử của các nhà lãnh đạo phong trào Tây Sơn đó là 3 anh em nhà họ Nguyễn.
Tuần: 27
Ngày soạn: 25 / 02 / 2012
Tiết: 51
Ngày dạy: / 02 / 2012
Bài 25
Bài 1
Phong trào tây sơn
I- khởi nghĩa nông dân tây sơn.
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Sự mục nát của chính quyền phong kiến họ Nguyền Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII, từ đó dẫn đến phong trào nông dân Đàng Trong mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn.
- Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Sức mạnh quật khởi, ý trí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
3- Kĩ năng:
Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật sự kiện.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
C. phương pháp – kỹ thuật
- Thuyết trình, khái quát, so sánh, đối chiếu.
 - Vấn đáp tái hiện, trực quan, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
d- Tiến trình tổ chức dạy và học:
I- ổn định và tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ:
 ? Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
? Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
III- Giới thiệu bài mới:
Tình hình xã hội Đàng Trong lúc này cũng giống như ở Đàng Ngoài. Vì sao nhân dân cả hai miền đều bị phong kiến áp bức bóc lột. Chúng ta đi tìm hiểu cụ thể tình hình xã hội phong kiến Đàng Trong.
IV- Dạy và học bài mới:
1- Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
Hoạt động dạy- học
Nội dung
? Từ giữa thế kỉ XVIII tình hình họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào?
Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát:
? Nêu rõ những biểu hiện mục nát, suy yếu của chính quyền họ Nguyễn?
HS dựa vào SGK trả lời.
GV nhận xét – kết luận.
 GV cho HS đọc đoạn: “Từ quan tobao nhiêu mà kể.”
? Đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị?
( Sự vơ vét bóc lột-> đời sống xa hoa truỵ lạc của bọn thống trị)
GV mở rộng nói thêm về đời sống xa hoa của các chúa Nguyễn và tầng lớp quý tộc. Nói vài nét về nhân vật Trương Phúc Loan.
GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận.
N1: ? Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác? 
N2: ? Trước hậu quả nhân dân phải gánh chịu thì họ đã có suy nghĩ và hành động như thế nào.
Nhóm cử đại diện trình bày – nhận xét – bổ sung.
GV nhận xét và so sánh với ĐS của nông dân Đàng Ngoài
? Trong thời kỳ này có những cuộc khởi nghĩa nào? Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Em biét gì về cuộc khởi nghĩa này.
HS dựa vào SGK trình bày.
GV nêu tiểu sử chàng Lía, đọc câu ca, lời vè ca tụng chàng Lía..
? Cuộc khởi nghĩa chàng Lýa tuy bị thất bại nhưng có ý nghĩa nghĩa như thế nào.
( thể hiện tinh thần đấu trnh của nhân dân, đêm trước của phong trào đấu tranh nông dân sẽ nổ ra)
- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát:
+ Mua quan bán tước phổ biến.
+ Chế độ thuế khoá phức tạp, nặng nề.
+ Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân và đua nhau ăn chơi xa xỉ, tiêu biểu là quyền thần Trương Phúc Loan.
+ Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất.
à Hậu quả: cuộc sống nông dân cơ cực, họ đã vùng dậy đấu tranh.
- Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía: 
+ Nổ ra ở Chuông Mây (Bình Định).
+ Chủ trương: lấy của người giàu chia cho người nghèo.
2- Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
Hoạt động dạy- học
Nội dung
? Trình bày những hiểu biết của em về lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn?
HS trình bày như SGK.
GV mở rộng nói thêm về lai lịch của anh em Tây Sơn.
? Anh em Nguyền Nhạc đã làm gì để chuẩn bị khởi nghĩa?
(Xây dựng thành luỹ, lập kho tàng, luyện quân).
? Thời gian khởi nghĩa, căn cứ của nghĩa quân?
HS dựa vào SGK trả lời.
GV sử dụng bản đồ chỉ vị trí của Tây Sơn thượng đạo và Tây Sơn hạ đạo.
? Tại sao nghĩa quân lại chuyển đại bản doanh xuống Tây Sơn hạ đạo? (Lực lượng lớn mạnh, địa bàn gần vùng đồng bằng)
? Lực lượng tham gia nghĩa quân?
HS dựa vào SGK trả lời.
GV bổ sung thêm về N. Nhạc đã khôn khéo tập hợp lực lượng tham gia nghĩa quân bàng 1 số câu chuyện kể.
HS đọc đoạn : 1 số giáo sĩ..
? Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của nghĩa quân Tây Sơn?
( Lực lượng đông, có trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi cho dân nghèo)
- Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa.
- Căn cứ: 
+ Tây Sơn thượng đạo.
+ Tây Sơn hạ đạo.
- Lực lượng: đồng bào dân tộc, nông dân nghèo, thợ thủ công, thương nhân...
- Khẩu hiệu đấu tranh: “lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo”, xoá nợ cho nông dân.
V- Củng cố bài học:
? Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong?
? Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nổ ra như thế nào? 
? Theo em cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những điều kiện thuận lợi gì?
(Địa thế hiểm yếu, rộng; chính quyền PK suy yếu, lòng dân căm giận, được ND ủng hộ)
VI- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc sự mục nát của chính quyền phong kiến họ Nguyền Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII, từ đó dẫn đến phong trào nông dân Đàng Trong mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Nắm chắc lãnh đạo, căn cứ, lực lượng ban đầu của nghĩa quân Tây Sơn
- Đọc và chuẩn bị bài 5 phần II- Tây

File đính kèm:

  • docTiet 50 51 Lich su 7 CHUAN.doc
Giáo án liên quan