Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 50, Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỷ XVIII (Tiếp theo) - Tiết 2: Văn hóa

1.MỤC TIÊU

a.Kiến thức: Tuy nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao, nhưng nhân dân trong làng xã vẫn bảo tồn và phát huy nếp sống ch truyền thống của dân tộc. Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta, đồng thời với việc thương nhân Châu Âu đến nước ta tìm nguồn lợi và tài nguyên, chữ quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của các giáo sư.

b.Kỹ năng: Mô tả một lễ hội hoặc một vài trò chơi của làng mình.

c.Tư tưởng: Hiểu được truyền thống văn hoá của dân tộc, luôn phát triển trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá của dân tộc.

2.CHUẨN BỊ

a.GV: Một số tư liệu các lễ hội (địa phương, trong nước)

b.HS : Đọc sách giáo khoa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 50, Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỷ XVIII (Tiếp theo) - Tiết 2: Văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:  Ngày dạy:Dạy lớp
 Ngày dạy:Dạy lớp
 Ngày dạy:Dạy lớp
 Tiết 50-Bài 23 
KINH TẾ VĂN HOÁ THẾ KỶ XVIII (Tiếp theo)
II. VĂN HOÁ
1.MỤC TIÊU 
a.Kiến thức: Tuy nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao, nhưng nhân dân trong làng xã vẫn bảo tồn và phát huy nếp sống ch truyền thống của dân tộc. Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta, đồng thời với việc thương nhân Châu Âu đến nước ta tìm nguồn lợi và tài nguyên, chữ quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của các giáo sư.
b.Kỹ năng: Mô tả một lễ hội hoặc một vài trò chơi của làng mình.
c.Tư tưởng: Hiểu được truyền thống văn hoá của dân tộc, luôn phát triển trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá của dân tộc.
2.CHUẨN BỊ 
a.GV: Một số tư liệu các lễ hội (địa phương, trong nước)
b.HS : Đọc sách giáo khoa.
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY .
a. Kiểm tra bài cũ (4’)
*Câu hỏi: Hãy nêu nhận xét tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng trong và Đàng ngoài?
*Đáp án:* Đàng ngoài:-Khi chưa có chiến tranh nhà Mạc quan tâm đến sản xuất nông nghiệp được mùa, khi chiến tranh phong kiến sảy ra nhà nước không quan tâm, nền kinh tế nông nghiệp giảm sút -> đời sống nhân dân đói khổ. (3điểm)
* Đàng trong:+ Chúa Nguyễn ra sức khai hoang vùng đất Thuận Quảng để xây dựng cát cứ, mục đích xây dựng kinh tế giàu mạnh để chống đối họ Trịnh.
+ Khuyến khích khai hoang kêu gọi mọi người trở về quê cũ làm ăn.
+ Đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh: Dinh trấn biên và dinh phiên chấn.
+ Lập thêm nhiều làng xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long. (5điểm)
- Xã hội: Xuất hiện nhiều tầng lớp địa chủ lớn chiếm đoạt ruộng đất, nhưng đời sống nhân dân vẫn ổn định. (2điểm) 
*Giới thiệu bài.Mặc dù đất nước không ổn định, chia cắt kéo nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định. Bên cạnh đó, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân có nhiều điểm mới do việc giao lưu buôn bán với người phương tây được mở 
b.Dạy nôi dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
H: Đọc từ đầu -> thương nhau cùng.
Hỏi: Ở thế kỷ XVI – XVIII nước ta có những tôn giáo nào?
H: Nho giáo, phật giáo, đạo giáo, thiên chúa giáo.
Hỏi: Nói rõ sự phát triển của nho giáo?
H: Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập thi cử và tuyển chọn quan lại.
Hỏi: Vì sao lúc này nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn?
H: Các thế lực phong kiến tranh giành địa vị, vua Lê trở thành bù nhìn.
Hỏi: Ở thôn quê có những hình thức sinh hoạt tư tưởng như thế nào?
Hội làng là hình thức sinh hoạt phổ biến lâu đời trong lịch sử.
- Trong nông thôn: Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, hội làng là hình thức sinh hoạt phổ biến nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết.
H: Quan sái hình 53.
Tranh vẽ ở thế kỷ XVII: Biểu diễn võ nghệ (3 người ở góc bên trái đang thổi kèn đánh chống thể hiện nét tươi vui, tinh thần lạc quan yêu đời).
Hỏi: Câu ca dao nói lên điều gì? Kể một vài câu ca dao có nội dung tương tự?
H: (Lời dạy người dân một nước phải đoàn kết biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.... “Bầu ơi thương lấy bí cùng
tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
“Một cây làm chẳng lên non,
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”
Hỏi: Đạo thiên chúa bắt nguồn từ đâu? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta?
H: Bắt nguồn ở châu Âu, thế kỷ XVI các giáo sư phương tây theo tguyền buôn đến nước ta truyền bá đạo thiên chúa.
Hỏi: Thái độ của chính quyền Trịnh - Nguyễn đối với đạo thiên chúa?
H: Không hợp với cách cai trị dân tìm cách ngăn cấm.
H: Đọc sách giáo khoa.
Hỏi: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
H: Mục đích truyền đạo, vai trò của giáo sĩ A Lếch Xăng Đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng trong việc này.
Hỏi: Theo em chữ quốc ngữ ra đời đóng vai trò gì trong sự phát triển văn hoá Việt Nam?
H: Nhân dân ta không ngừng sửa đổi hoàn thiệnchữ quốc ngữ, nên chữ viết tiện lợi khoa học là công cụ thông tin rất thuận lợi.
T: Văn học thời kỳ này gồm 2 bộ phận: Văn học bác học, văn học dân gian.
Hỏi: Thơ nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hoá dân tộc?
H: Khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng của mình, nền văn học dân tộc sáng tác bằng chữ nôm không thua kém bất cứ một nền văn học nào khác, thể hiện ý trí tự lập, tự cường của dân tộc.
T: Bộ sử bằng thơ nôm: Thiên Nam ngữ lục dài hơn 8000 câu rất có giá trị, đây là bộ diễn ca lịch sử có tinh thần dân tộc sâu sắc, sử dụng nhiều câu ca dao tục ngữ.
Hỏi: Ở thế kỷ XVI – XVII nước ta có nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nào?
H: Đào Duy Từ, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có tài, yêu nước thương dân, thơ văn mang tính triết lý sâu xa, các tác phẩm của họ là di sản văn hoá dân tộc.
H: Đọc đoạn chữ nhỏ.
Hỏi: Em có nhận xét gì về văn học dân gian thời kỳ này: Về thể loại, nội dung?
H: Thể loại phong phú: Truyện Nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát, song thất lục bát, nội dung phản ánh tinh thần, tình cảm lạc quan, yêu thương con người của nhân dân lao động.
T: Điểm nổi bật ở các thế kỷ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian, nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỷ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn, các trò ảo thuật.
Hỏi: Nội dung của nghệ thuật, chèo là gì?
Lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tinh thần yêu thương con người.
 - 
T: Tượng phật bà quan âm: Bức tượng do nghệ nhân Trượng Văn Thọ tạo ra năm 1655, tượng cao 3m7 rộng 2m1, khuôn mặt đẹp cân đối hài hoà giữa mỗi tay là 1 con mắt, đầu đội mũ hoa sen.
1. Tôn giáo (13p)
* Nho giáo:
Vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập thi cử và tuyển chọn quan lại
 + Phật giáo, đạo giáo: Được phục hồi.
*Thiên chúa giáo: Bắt nguồn ở Châu Âu từ năm 1533, các giáo sư Bồ Đào Nha theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo ->Thế kỷ XVII ->XVIII các giáo sĩ hoạt động càng tăng.
2. Sự ra đời của chữ quốc ngữ (10p)
- Thế kỷ XVII, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái la tinh ghi âm tiếng việt.
 - Đây là chữ viết tiên lợi, khoa học, phổ biến.
3. Văn học và nghệ thuật dân gian (14p)
 a. Văn học:
* Văn học chữ nôm phát triển
 - Thế kỷ XVI – XVII văn học chữ hán vẫn chiếm ưu thế nhưng văn học chữ nôm phát triển hơn trước.
 - Truyện nôm dài hơn 8000 câu: Thiên Nam ngữ lục -> đây là bộ diễn ca lịch sử có tinh thần dân tộc sâu sắc.
- Nhà thơ, nhà văn tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm,Đào Duy Từ.
- Nội dung ca ngợi hạnh phúc con người, tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến.
* Văn học dân gian phát triển
 +Thể loại phong phú: Truyện nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát, song thất lục bát
 + Nội dung: Phản ánh tinh thần, tình cảm lạc quan yêu thương con người của nhân dân lao động.
b. Nghệ thuật:
Nghệ thuật sân khấu: Chèo, tuồng.
Nghệ thuật điêu khắc: 
+ Điêu khắc gỗ.
 + Phật bà quan âm.
c.Củng cố. +Bài tập: Câu ca dao nói lên điều gì? Kể một vài câu ca dao có nội dung tương tự.
 HS
d.Hướng dẫn học sinh học bài (2p)
- Tiết sau: ôn tập.
+ Về nhà ôn tập kiến thức: Chương IV – chương V.
 + Làm bài tập 1 (sách giáo khoa).

File đính kèm:

  • docTIET 50.doc
Giáo án liên quan