Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 50, Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII (Tiết 2) - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT:

- Thấy được sự khác nhau về kinh tế nông nghi65p ở Đàng Ngoài và Đàng Trong. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

- Tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp ở các thế kỉ này (khả năng khách quan và trở ngại do đất nước bị chia cắt).

- Nắm được những nét chính về tình hình văn hoá (tôn giáo, sự ra đời chữ Quốc ngữ, văn học, nghệ thuật) bấy giờ.

 2. TT:

 - Nhận rõ tiềm năng kinh tế của đất nước, tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nông dân, thợ thủ công Việt Nam thời bấy giờ.

- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.

 3. RLKN:

 - Biết xác định các địa danh trên bản đồ Việt Nam : các làng thủ công nổi tiếng, các đô thị quan trọng ở Đàng Ngoài và Đàng Trong .

 - Biết tự tìm hiểu lịch sử văn hoá ở địa phương quê hương của HS.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 50, Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII (Tiết 2) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Tiết: 50
Bài 23 KINH TẾ - VĂN HOÁ THẾ KỶ XVI- XVIII ( t2)
S:24/02/2013 
G:04/03/2013 
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT:
- Thấy được sự khác nhau về kinh tế nông nghi65p ở Đàng Ngoài và Đàng Trong. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
- Tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp ở các thế kỉ này (khả năng khách quan và trở ngại do đất nước bị chia cắt).
- Nắm được những nét chính về tình hình văn hoá (tôn giáo, sự ra đời chữ Quốc ngữ, văn học, nghệ thuật) bấy giờ.
	2. TT:
	- Nhận rõ tiềm năng kinh tế của đất nước, tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nông dân, thợ thủ công Việt Nam thời bấy giờ.
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.
	3. RLKN:
	- Biết xác định các địa danh trên bản đồ Việt Nam : các làng thủ công nổi tiếng, các đô thị quan trọng ở Đàng Ngoài và Đàng Trong .
	- Biết tự tìm hiểu lịch sử văn hoá ở địa phương quê hương của HS.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Tranh ảnh về các công trình kiến trúc, chùa chiền thời kì này.
- Chuyện kể: Nguyễn Bỉnh Khiêm và Đào Duy Từ.
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập
	2. Bài cũ: ( 5 pút)
- Tình hình kinh tế Nông nghiệp thế kỉ XVI – XVIII ntn ? Vì sao nông nghiệp Đàng Trong phát triển ?
- Thành tựu về thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thế kỉ XVI_XVII?
	3. Bài mới: ( 2 phút)
	a, Giới thiệu: Đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân khổ cực, nhân dân biết trông cậy vào đâu họ đành gửi gắm tâm sự của mình vào thơ văn. Ngược với sự phát triển kinh tế, văn hóa thế kỷ XVI-XVIII phát triển rực rỡ nhằm phản ánh xã hội phong kiến thối nát thời bấy giờ.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
*HĐ1: Tôn giáo (10 phút) 
-KT: Nắm những điểm mới về mặt tư tưởng tôn giáo.
-GD:Tinh thần đoàn kết giữ gìn phong tục, tinh hoa VH dân tộc.
- KN: Nhận xét,Phân tích, rút ra điểm mới.
 Cho HS đọc SGK từ đầu đến truyền thống
- Ở thế kỉ XVI - XVIII, Nho giáo như thế nào ? 
- Phật giáo – Đạo giáo ra sao ?
- Hình thức sinh hoạt trong dân gian như thế nào ? Nội dung ?
- Tôn giáo mới xuất hiện ở nước ta là tôn giáo nào ? Do đâu ?
GV: Mở rộng thêm : Nho giáo được đề cao trong thi cử và tuyển chọn quan lại. Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi. Tuy nhiên Nho giáo vẫn chiêm địa vị độc tôn. Vì các thế lực phong kiến tranh giành địa vị, còn vua Lê chỉ là bù nhìn,
- Hình thức sinh hoạt trong dân gian như thế nào ? Nội dung ?
- Cho HS xem hình 23 SGK . miêu tả
Hình thức sinh hoạt thật phong phú nhiều thể loại : đấu kiếm đua ngựa , thi bắn tên, biểu diễn nghệ thuật, đang thổi kền đánh trống- Thể hiện sự vui tươi yêu đời, tinh thần lạc quan.
- Giáo dục : lòng yêu quê hương đất nước.
- Hãy tìm một câu ca dao tương tự.
*HĐ 2: Sự ra đời chữ quốc ngữ.( 5 phút)
- KT:Sự ra đời của chữ quốc ngữ
- KN: Phân tích điểm mới, điểm tiến bộ của nó.
- Hoàn cảnh ra đời chữ Quốc ngữ .
- Để truyền đạo Thiên chúa, các giáo sĩ phương Tây đã làm gì ?
→ phân tích in nghiêng SGK.
- Chữ Quốc ngữ có tác dụng gì ? 
GV: Thông báo việc A-lếch- xăng- đrốt đem chữ Quốc ngữ vào nước ta.
- Vì sao một thời gian dài chữ Quốc ngữ không được sử dụng? 
HS: Do chế độ phong kiến bảo thủ.
Via trò chữ Quốc ngữ đối với nước ta? 
Giáo dục:Thái độ tôn trọng , Đọc vè “ Quốc ngữ chữ nước ta”
*HĐ 3:Văn học và nghệ thuật dân gian ( 15 phút)
- KT:Những điểm mới trong văn học nghệ thuật
- KN:Nhận xét so sánh→rút ra điểm tiến bộ
- GD:Ý thức giữ gìn tinh hoa VH của dân tộc, những sản phẩm văn hoá làm cho đất nước thêm tuơi đẹp
- Văn học có những bộ phận nào?
HS: Văn học Chữ Hán văn học chữ Nôm. 
Truyện Nôm ra sao ? Tiêu biểu ?
Nội dung ? Có nhà thơ nào tiêu biểu ?
→ phân tích in nghiêng SGK.
- Sang nửa đầu thế kỉ XVIII Văn học như thế nào ?
- HS: Tự trả lời
- Nghệ thuật dân gian có những hình thức nào ? 
→ phân tích kênh hình 54 + in nghiêng SGK
- Kể một vài loai hình nghệ thuật dân gian còn lưu giữ đến nay mà em biết?
- Nội dung nghệ thuật chèo tuồng là gì?
HS: Phản ánh đời sống lao động cần cù vất vả nhưng đầy lạc quan của nhân dân. Lên án kẻ xu nịnh ca ngợi lòng yêu thương con người. GV: Chốt lại : Văn học nghệ thuật thế kỷ thứ XVI- XVIII phát triển mạnh mẽ, đạt những thành tựu quý báu thể hiện sự sống dậy về mặt tinh thần của nhân dân bấy giờ để chống lại ý thức hệ phong kiến lỗi thời lạc hậu cản trở sự phát triển xã hội thời bấy giờ.
1. Tôn giáo : 
- Nho giáo được đề cao .
- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi nhưng bị hạn chế .
 - Đạo Thiên Chúa giáo mới du nhập vào TK XVI – XVII không hợp với cách cai trị của chúa Trịnh- Nguyễn nên bị ngăn cấm nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền đạo .
- Sinh hoạt văn hoá truyền thống trong nhân dân vẫn còn duy trì , đa dạng, phong phú, thể hiện tình yêu quê hương đất nước ..
2. Sự ra đời chữ Quốc ngữ :
- Hoàn cảnh :XVII, một giáo sĩ phương Tây ( A- lết- xăng-đo – Rốt) dùng chữ cái La-tinh ghi âm Tiếng Việt để truyền đạo Thiên chúa Þ chữ Quốc ngữ ra đời .
- Chữ Quốc ngữ khoa học, tiện lợi, dễ phổ biến .
3. Văn học và nghệ thuật dân gian : 
a/ Văn học :
 * Văn học chữ Hán chiếm ưu thế 
 * Văn học chữ Nôm ↑ hơn trước (Thiên Nam ngữ lục ).( 8000 câu)
 Tiêu biểu : Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ 
 + Nội dung : Hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội.
 * Văn học dân gian ↑: truyện nôm dài khuyết danh, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện tiếu lâm 
 + Tác phẩm : Nhị Độ Mai, Thạch Sanh, Phân Trần...
b/ Nghệ thuật: dân gian: đa dạng, phong phú được phục hồi và phát triển
 Nghệ thuật điêu khắc : đơn giản, dứt khoát, tinh vi ( tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay)
Nghệ thuật sân khấu : múa trên dây, múa đèn, ảo thuật , hát chèo, hát tuồng, hát ả đào..
	4. Củng cố: ( 6 phút)
 - Bài tập vở bài tập LS NXBGD, câu hỏi SGK
 - Tình hình văn học nước ta thế kỷ XVI- XVIII có gì đặc biệt. Em có nhận xét gì về hội làng.
 - Hoàn cảnh ra đời và tác dụng của chữ Quốc ngữ?
 - Kể tên một số tác phẩm văn học tiêu biếu và tác giả của các tác phẩm ở thế kỷ XVI_ XVIII?
 - Những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật?
	5. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
- Chuẩn bị bài : Xem và soạn bài Khởi nghĩa Nông dân Đàng ngoài
 (Soạn bài theo câu hỏi SGK ) Nắm ( Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào)
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 50, bai 50.doc
Giáo án liên quan