Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được

- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

- Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. .

- Học sinh biết cách thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc bằng các hành vi việc làm cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Biết thể hiện tình hữu nghị với nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc

- Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường và địa phương tổ chức.

- Kĩ năng giao tiếp thể hiện tình hữu nghị

3. Thái độ:

- Tôn trọng thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, giao tiếp

- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Đồ dùng: Bảng phụ , tranh ảnh

 Sách giáo dục công dân 9 , BTTHGDCD9

- Phương án tổ chức lớp học: học nhóm trên lớp

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Học bài cũ bài 4 , hoàn thành các bài tập ở bài 4 SGK

- Đọc trước bài mới bài 5 và dự kiến trả lời câu hỏi ở sgk

- Sưu tầm các bức ảnh thể hiện tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, ( mỗi tổ 2 ảnh )

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tổ chức.
- Kĩ năng giao tiếp thể hiện tình hữu nghị 
3. Thái độ: 
- Tôn trọng thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, giao tiếp 
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Đồ dùng: Bảng phụ , tranh ảnh 
	Sách giáo dục công dân 9 , BTTHGDCD9 
- Phương án tổ chức lớp học: học nhóm trên lớp
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ bài 4 , hoàn thành các bài tập ở bài 4 SGK
- Đọc trước bài mới bài 5 và dự kiến trả lời câu hỏi ở sgk 
- Sưu tầm các bức ảnh thể hiện tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, ( mỗi tổ 2 ảnh ) 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tình hình lớp: ( 1’ )
 Điểm danh học sinh trong lớp : 9A1: ..; 9A2: .; 9A3:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
H: Thế nào là hoà bình? Bảo vệ hoà bình?
Đáp án: . 
- Hoà bình: tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết , tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người là khát vọng của toàn nhân loại.
- Bảo vệ hoà bình: Là làm mọi việc để bảo vệ,giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên . Là dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo , quốc gia. 
Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
H. Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình? 
Đáp án: 
+ Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; 
Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật , trẻ em thất học, gia đình li tán. 
+ Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới 
Bài tập: 1. Những hoạt động nào sau đây bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh.
a. Đấu tranh ngăn ngừa chiến tranh và chiến tranh hạt nhân .
b. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa quốc tế trên thế giới .
c. Giao lưu văn hoá giữa các nước với nhau .
d. Quan hệ tổ chức thân thiện , tôn trọng giữa người và người.
 đáp án: a,b,c,d
3. Giảng bài mới: 
*. Giới thiệu bài: ( 1’ ) 
Một trong những việc quan trọng cần phải làm để bảo vệ hoà bình là xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới . Vậy thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ? Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là gì? Chúng ta phải làm gì để xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc? Để hiểu rõ những vấn đề này chúng ta tìm hiểu bài 5. 
*. Tiến trình bài dạy: 
Tg
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 Nội dung 
18’
Hoạt động 1: Phân tích thông tin phần đặt vấn đề để hiểu rõ nội dung này? 
I. Đặt vấn đề:
II. Nội dung bài học: 
1. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới : 
- Là quan hệ bạn bè thân thiện, giữa nước này với nước khác. 
Ví dụ: quan hệ Việt – Lào, quan hệ Việt Nam – Cu- ba , Việt Nam – Cam-pu-chia, 
2. Quan hệ hữu nghị:
+Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, cùng phát triển. 
+ Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuẫn , căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
3.- Đảng và nhà nước ta luôn luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình hữu nghị với các dân tộc các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới . - Chính quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước con người , công cuộc đổi mới của Việt Nam , về đường lối ,chính sách của Đảng và nhà nước ta ; từ đó chúng ta tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.
4. Chúng ta có trách nhiệm: phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ , việc làm và sự tôn trọng thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.
Gọi học sinh đọc mục đặt vấn đề ở sgk ; quan sát hình ảnh. 
Cho học sinh thảo luận nhóm 
N1,2 H1. Qua các thông tin , sự kiện trên em có suy nghĩ như thế nào về chính sách đối ngoại của Đảng và của nhà nước ta, về mối quan hệ của nhân dân ta đối với nhân dân các nước trên thế giới? 
N3,4 H2. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào . đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại ?
N5. H3. Chúng ta cần phải làm gì để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè của mình và với người nước ngoài trong cuộc sống hằng ngày?
N6. H4. Em có suy nghĩ gì khi quan sát ảnh ở sgk trang 17? 
Gọi học sinh nhận xét bổ sung GV nhận xét chốt đáp án 
H. Thế nào tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ? cho ví dụ? 
H. Quan hệ giữa hữu nghị các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và toàn nhân loại ? 
H. Hãy cho biết chính sách đối ngoại hoà bình , hữu nghị của Đảng và nhà nước ta? 
GV: gợi ý 
- Đảng và nhà nước ta luôn luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình hữu nghị với các dân tộc các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới - Chính quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước con người , công cuộc đổi mới của Việt Nam , về đường lối ,chính sách của Đảng và nhà nước ta - Từ đó chúng ta tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam .
Gọi học sinh đọc phần tư liệu tham khảo ở sgk trang 18 , 19 
H. Chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị? 
 1 học sinh 
Học sinh thảo luận nhóm .
1. Đảng và nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình , hữu nghị với các dân tộc , các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. 
- Chính quan hệ hữu nghị đó làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người và công cuộc đổi mới của Việt Nam , về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước , từ đó ta tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợp tác của thế giới đối với Việt Nam. 
2. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc tạo cơ hội và điều kiện để các nước các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt : 
Kinh tế ,văn hoá ,giáo dục , y tế , khoa học, kĩ thuật  tạo sự hiểu biết lẫn nhau , tránh gây mâu thuẫn căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. 
3. Chúng ta cần có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè , người nước ngoài bằng thái độ , cử chỉ , việc làm và sự tôn trọng thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.
4. Thể hiện mối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước Á – Âu để từ đó chúng ta tranh thủ đồng tình ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam . 
- Là quan hệ bạn bè thân thiện, giữa nước này với nước khác. 
 Ví dụ: Việt Nam – Lào – Việt Nam – Cu ba , Việt Nam – Cam-pu-chia , 
- Quan hệ hữu nghị:
+ Tạo cơ hội điều kiện để các nước , các dân tộc cùng hợp tác phát triển về nhiều mặt : kinh tế , văn hoá, giáo dục, y tế , khoa học , kĩ thuật, 
+ Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn , căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. 
- Học sinh dựa sách giáo khoa trả lời. 
- Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ , việc làm và sự tôn trọng thân thiện trong cuộc sống hằng ngày . 
7’
Hoạt động 2: Học sinh trình bày , giới thiệu các tư liệu sưu tầm được về các hoạt động thể hiện tình hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân ta với thiếu nhi và nhân dân các dân tộc trên thế giới
H. Em biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ tiếp xúc như thế nào? 
GV gợi ý trả lời:
- Có các đoàn nước ngoài đến thăm trường: Khi gặp gỡ, giao lưu với thanh thiếu nhi quốc tế.
- Khi có các đoàn chuyên gia, công nhân nước ngoài đến làm việc tại địa phương, khi có khách du lịch đến địa phương để tìm hiểu văn hóa và thăm các danh lam thắng cảnh 
- Học sinh nêu thể hiện tình hữu nghị trong các tình huống. 
 Học sinh đóng vai 
6’
Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng sống về các hoạt động thể hiện tình hữu nghị 
H. Em hãy kể các hoạt động đoàn kết, hữu nghị do nhà trường địa phương tổ chức? 
GV gợi ý trả lời:
Ví dụ như: 
- Hoạt động mít tinh bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân và trẻ em các vùng chiến tranh tàn phá 
- Hoạt động quyên góp, ủng hộ nhân dân và trẻ em các vùng bị thiên tai, lũ lụt, động đất, hoạt động giao lưu với thanh thiếu nhi quốc tế. 
H. Bản thân em tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc như thế nào? 
GV gợi ý: Cụ thể là: 
- Tôn trọng ngôn ngữ.
- trang phục và các nét văn hóa truyền thống khác của họ 
- Vui vẻ, tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài.
- Sẵn sàng giúp đỡ họ phù hợp với khả năng của bản thân 
- Không kì thị, xa lánh, chế nhạo ngôn ngữ, trang phục cử chỉ, điệu bộ, của họ 
Học sinh nêu các hoạt động đoàn kết hữu nghị ở nhà trường, địa phương
Học sinh trả lời theo suy nghĩ 
6’
Hoạt động 4: Củng cố 
III. Bài tập:
Cho học sinh làm bài tập ở sgk 
Bài 1 trang 19 
H1. Nêu các hoạt động về tình hữu nghị của nước ta mà em biết ?
H2. Công việc cụ thể của các hoạt động đó?
Bài tập 2: sgk trang 19 
Gọi học sinh nhận xét bổ sung .
GV nhận xét chốt lại:
Kết luận toàn bài:
Giao lưu quốc tế trong thời đại ngày nay trở thành yêu cầu sống còn của mỗi dân tộc chính sách đối ngoại luôn là sự tiếp nối phát triển đất nước.
Đối với đất nước ta trong thời kì đổi mới hiện nay rất cần đến tình hữu nghị , hợp tác vấn đề này sẽ giúp cho sự phát triển toàn diện của đất nước. 
Đáp án:
- Một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hằng ngày .
+ Lịch sự , tế nhị với người nước ngoài.
+ Viết thư thăm hỏi các bạn ở các nước hoặc tặng quà
1. Các hoạt động:
- Quan hệ tốt đẹp bền vững lâu dài với Lào, Cam-pu-chia , 
- Là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) .
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC )
- Tăng cường quan hệ với các nước phát triển .
- Quan hệ nhiều nước nhiều tổ chức quốc tế . 
2. Việc làm cụ thể:
- Quan hệ đối tác kinh tế , khoa học , kĩ thuật , công nghệ thông tin .
- Văn hoá giáo dục , y tế , dân số.
- Du lịch 
- Xoá đói , giảm nghèo.
- Môi trường 
- Hợp tác chống các bệnh SARS, HIV/ AIDS .
- Chống khủng bố an ninh toàn cầu. 
Đáp án:
a. Em góp ý kiến với bạn, cần phải có thái độ văn minh , lịch sử với người nước ngoài . Cần giúp đỡ họ tận tình, nếu họ yêu cầu , có như vậy mới phát huy tình hữu nghị với các nước .
b. Em tham gia tích cực, đóng góp sức mình , ý kiến cho cuộc giao 

File đính kèm:

  • docBAI 5 T5.doc