Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiết 2) - Phạm Thị Bích Lệ

 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được.

- Tiến trình ra đời của nhà Tống và công lao thống nhất lại đất nước sau hơn nữa thế kỷ loạn lạc .Tóm lược sự hình thành đế quốc Mông Cổ với sự ra đời nhà Nguyên ở Trung Quốc .

- Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc thời Minh Thanh được biểu hiện như thế nào ?

- Những thành tựu lớn về văn hoá , khao học kỹ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến

 2. Tư tưởng.

- Hiểu được mối quan hệ lịch sử giữa Trung Quốc – Việt Nam , từ đó có thái độ đúng đắn trong quan hệ hiện nay .

- Hiểu rõ các giá trị văn hoá của nhân dân Trung Quốc.

3. Kỹ năng .

- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích , tự rút ra kết luận .

- Biết sử dụng các loại bảng biểu thống kê .

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiết 2) - Phạm Thị Bích Lệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 27 – 08 – 2011
Ngày dạy: 04 – 09 – 2011
Tuần: 3
Tiết: 5
Bài 4 : TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được.
- Tiến trình ra đời của nhà Tống và công lao thống nhất lại đất nước sau hơn nữa thế kỷ loạn lạc .Tóm lược sự hình thành đế quốc Mông Cổ với sự ra đời nhà Nguyên ở Trung Quốc .
- Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc thời Minh Thanh được biểu hiện như thế nào ?
- Những thành tựu lớn về văn hoá , khao học kỹ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến
 2. Tư tưởng.
- Hiểu được mối quan hệ lịch sử giữa Trung Quốc – Việt Nam , từ đó có thái độ đúng đắn trong quan hệ hiện nay .
- Hiểu rõ các giá trị văn hoá của nhân dân Trung Quốc.
3. Kỹ năng .
- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích , tự rút ra kết luận .
- Biết sử dụng các loại bảng biểu thống kê .
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến .
- Một số tranh ảnh về các công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến .
- Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các thời đại.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành như thế nào ?
- Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào ?
2. Giới thiệu bài : Sau thời nhà Đường , các triều đại Tống – Nguyên , Minh – Thanh tiếp tục trị vì nhưng không còn phát triển mạnh mẽ như trước .Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những nét chính của bốn triều đại này và những thành tựu chính về văn hoá , khoa học kỹ thuật của Trung Quốc .
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1:Tìm hiểu Trung Quốc thời Tống – Nguyên.
Giáo viên giới thiệu : Sau thời Đường, TQ rơi vào cảnh loạn lạc -> nhà Tống thống nhất lại .
? Em hãy nêu những chích sách cơ bản của nhà Tống ?
 + Ví dụ : Khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí
? Những chích sách trên của nhà Tống có tác	
dụng gì ?
Giáo viên giới thiệu : Nhà Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt -> nhà Nguyên ra đời.
? Em hãy nêu những chính sách cơ bản của nhà Nguyên 
? Những chính sách của nhà Nguyên đã có tác động như thế nào đến xã hội TQ?
HS thảo luận nhóm 3’:Vì sao nhà Nguyên lại thi hành chính sách phân biệt, đối xử giữa các dân tộc ? 
GV nhấn mạnh: ( Là người ngoại bang đến xâm lược nên nhà Nguyên sợ người hán sẽ nỗi dậy chống lại)
Hoạt động 2:Tìm hiểu Trung Quốc thời Minh – Thanh.
Giáo viên: giới thiệu sự ra đời của nhà Minh: Cuối triều Nguyên, mâu thuẫn xã hội gay gắt, đời sống nhân dân cơ cực => 8 – 1368 Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên -> Lên ngôi hòang đế , lập ra nhà Minh.
* Nhà Minh bị lật đổ bởi cuộc khởi nghĩa của Lí Tự Thành. Sau đó một bộ tộc người Mãn ở phía Bắc đánh bạu Lí Tự Thành , lập ra nhà Thanh.
? Em có nhận xét gì về xã hội Trung Quốc thời Minh – Thanh ?
HS: quan sát hình 9 Sgk trang 14.
GV: khái quát cho học sinh biết về tử cấm thành.
? Về kinh tế của Trung Quốc dưới thời Minh – Thanh ?
? Những mầm mống kinh tế TBCN được xuất hiện như thế nào ? 
HS: + Nhiều xưởng dệt lớn, thuê nhiều nhân công, chuyên môn hoá cao
 + Quảng Châu là thương cảng lớn
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Văn hoá, khoa học kỷ thuật TQ thời phong kiến.
HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 14.
Học sinh chia nhóm thảo luận: Em hãy nêu những thành tựu chính của văn hoá, khoa học kỷ thuật của nhân dân TQ thời phong kiến ? Nhận xét về những thành tựu đó ? 
 + Nho giáo : Mạnh Tử, Khổng Tử, Đổng Trọng Thư,
 + Văn học : Thi Nại Am, La Quán Trung, Lí Bạch, Đỗ Phủ
 + Sử học : Hán thư, Đường thư, Minh sử. Nỗi tiếng là sử kí Tư Mã Thiên.
 + Nghệ thuật : Hội họa ( Lí Bạch ), nhiều công trình lớn như Cố Cung ở Bắc Kinh.
GV: giới thiệu về những phát minh lớn của TQ thời phong kiến
=> Sự phát triển của khkt thể hiện trình độ cao của người Trung Quốc
 4. Trung Quốc thời Tống – Nguyên.
 a. Nhà Tống.
- Xoá bỏ, miễn giảm thuế và sưu dịch.
- Mở mang các công trình thủy lợi.
- Khuyến khích phát triển một số ngành sản xuất.
=> Đời sống nhân dân ổn định, xã hội phát triển.
 b. Nhà Nguyên.
- Phân biệt đối xử giữa các dân tộc :
 + Người Mông Cổ có địa vị cao.
 + Người Hán có địa vị thấp kém.
=> Nhân dân đói khổ, nhiều lần khởi nghĩa.
5. Trung Quốc thời Minh – Thanh
- Xã hội suy thoái:
 + Vua quan đục khoét nhân dân.
 + Nông dân, thợ thủ công nộp tô thuế nặng nề, đi lính, đi phu => khổ cực.
- Kinh tế : công thương nghiệp phát triển kéo theo sự xuất hiện của mầm mống kinh tế TBCN.
6. Văn hoá, khoa học kỷ thuật TQ thời phong kiến.
a.Văn hóa: Đạt được nhiều thành tựu lớn và rực rỡ.
- Tư tưởng : nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của Gc Pk.
 Văn học : Có nhiều tác phẩm và tác giả lớn, đặc biệt là thơ đường 
- Sử học : Có nhiều bộ sử lớn như sử kí Tư Mã Thiên.
- Nghệ thuật : Lâu đời, độc đáo và trình độ cao.
 b. Khoa học kỷ thuật.
 - Có nhiều phát minh lớn : Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng
 => Thể hiện sự tiến bộ của nhân dân TQ thời phong kiến
	 Sơ kết bài học.
Sự khác nhau về cách thống trị của nhà Tống và nhà Nguyên
Dưới thời Minh Thanh, những mầm mống kinh tế TBCN đã nảy sinh.
Dưới chế độ phong kiến, nhân dân Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu quan trọng về văn hóa, khoa học kỷ thuật.
 4. Củng cố
 1. Lập bảng tóm tắt những thành tựu về văn hoá, khoa học kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến?
Nội dung
Những thành tựu chính
Tư tưởng chủ đạo của nền văn hoá Trung Quốc
..
..
Về văn học ( Tác phẩm – Tác giả )
..
..
Về nghệ thuật
..
Khoa học – kĩ thuật
..
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
Học bài theo các câu hỏi 1,2,3 Sgk trang 15.
 Lập bảng thóng kê các triều đại phong kiến TQ gắn với các sự kiện chính.
Chuẩn bị bài 5 : An Độ thời phong kiến.
IV. Ruùt kinh nghieäm: 

File đính kèm:

  • docLS7T5.doc