Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Năm học 2010-2011

I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Hiểu được Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào

Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến Trung Quốc

Tổ chức bộ máy chính quyền PK

Những đặc diểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc

2.Kĩ năng: Biết lập bảng niên biểu các triều đại phong kiến TQ.

Bước đầu biết vận dụng tư duy để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu về văn hoá, từ đó rút ra bài học lịch sử.

3.Thái độ: H hiểu rõ TQ là một quốc gia PK lớn mạnh điển hình ở phương đông thời cổ đại, một nước láng giềng gần gũi với Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/8/10
Ngày giảng: 7c: 1/9/10
Tiết 5-Bài 4
trung quốc thời phong kiến
I.Mục tiêu bài học 
1.Kiến thức: Hiểu được Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào
Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến Trung Quốc 
Tổ chức bộ máy chính quyền PK
Những đặc diểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc
2.Kĩ năng: Biết lập bảng niên biểu các triều đại phong kiến TQ.
Bước đầu biết vận dụng tư duy để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu về văn hoá, từ đó rút ra bài học lịch sử.
3.Thái độ: H hiểu rõ TQ là một quốc gia PK lớn mạnh điển hình ở phương đông thời cổ đại, một nước láng giềng gần gũi với Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam.
II.chuẩn bị:
1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
 - Bản đồ TQ thời PK.
	 - Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc thời PK.
	 - Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước PK TQ.
2.Học sinh: Chẩn bị bài ở nhà.
III: Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, nêu vấn đề ...
IV.Tổ chức dạy học.
1.ổn định. 7c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (3’)
? Em hãy trình bày sự thịnh vượng của TQ dưới thời nhà Đường.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Giới thiệu bài. (1’)
Mục tiêu: Qua sự phát triển của Trung Quốc thời phong kiến hs có hứng thú cho bài học mới.
Sau khi phát triển đến độ cực thịnh dưới thời nhà Đường, TQ lại lâm vào tình trạng chia cắt suốt hơn nửa TK (từ năm 907 đến năm 960). Nhà Tống thành lập năm 960, TQ thống nhất và tiếp tục phát triển, tuy không mạnh mẽ như trước.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu Trung Quốc dưới thời Tống-Nguyên.
Mục tiêu: Hiểu được Trung Quốc dưới thời Tống-Nguyên.
Thời gian: 13’
GV: Sau loạn An Lộc Sơn nhà đường suy yếu, tiết độ sứ các trấn nổi lên chống nhà Đường, cướp ngôi lập ra nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Hán, Hậu Tấn, Hậu Chu. Tổng 53 năm, 5 đời, 13 vua sử gọi là thời Ngũ đại đến thời Hậu Chu Triệu Khuông Dẫn cướp ngôi lập ra nhà Tống (Tống Thái Tổ) TQ được thống nhất nhưng không mạnh 
H:Đọc SGK
? Nhà Tống đã thi hành chính sách gì?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận
GV: Tiền giấy giao tử (thứ tiền giấy cổ nhất).
Nghệ thuật Tống phát triển quang vinh nhất đồ gốm (men đẹp).
? Chính sách của nhà Tống có tác dụng gì?
GV: Nửa thế kỉ đầu nhà Tống thịnh vượng sau đó suy yếu.Trong lúc Tống suy yếu >< với nhà Kim, Liêu, thì người Mông Cổ nổi lên do Thành Cát Tư Hãn cầm đầu thành lập nhà nước đại Mông Cổ, lần lượt dệt Kim, Liêu, Tống chiếm toàn bộ Trung Quốc thành lập ra nhà Nguyên.
? Thời Nguyên ở Trung Quốc được thành lập như thế nào?
H: Đến thời Mông Kha: Hốt Tất Liệt nhà Tống bị diệt nhà Nguyên thành lập ở Trung Quốc.
Quân Mông Cổ tràn ngập lãnh thổ Châu Âu, Châu á.
? Dưới thời Nguyên các ông vua đã thi hành những chính sách gì?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Chính sách đó đã dẫn đến hậu quả gì?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
G:Sơ lược chuyển ý.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Trung Quốc thời Minh-Thanh.
Mục tiêu: Hiểu được xã hội trung Quốc thời Minh Thanh.
Thời gian: 12’
H:Đọc sgk.
G:Sơ lược.
? Em hãy cho biết những chính sách cai trị của nhà Minh- Thanh.
Hs trình bày 
Gv nhận xét kết luận.
? Chính sách đó ảnh hưởng như thế nào đến xã hội Trung Quốc?
G:Trong thời gian đó mầm mống tư bản chủ nghĩa xuất hiện
G:Thời Minh- Thanh tồn tại trong khoảng 500 năm, tuy còn nhiều hạn chế song Trung Quốc thời kì này cũng đạt những thành tựu trên các lĩnh vực.
Hoạt động 3. Tìm hiểu văn hóa khoa học kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.
Mục tiêu: Hiểu được văn hoá, khoa học kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến.
Thời gian: 10’
H:Đọc sgk.
? Em hãy trình bày nét nổi bật về thành tựu văn hoá Trung Quốc.
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Em hãy kể tên các tác phẩm văn học lớn mà em biết.
H: Tây du kí, tam quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc, Hồng Lâu Mộng
? Em hãy kể tên một số công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc phong kiến.
H: Cố cung, vạn lí trường thành, lăng tẩm...
GV y/c HS quan sát H9:
Cố cung là 1 quần thể kiến trúc có quy mô lớn, có giá trị nghệ thuật và kiến trúc cao, được bảo tồn tốt nhất ở Bắc Kinh. Khuôn viên Cố cung được XD trên 1 khu đất rộng hình chữ nhật, diện tích 720.000 m2, xung quanh có tường thành màu đỏ tía, coa tới 10 m. Ven ngoài tường có hào rộng, 4 góc thành có 4 cửa ra vào đối diện với nhau: Ngọ môn, Tây hoa môn, Thần ngọ môn và Đường hoa môn, trong đó Ngọ môn là cửa chính để vào cố cung.
H:Quan sát H10 (thảo luận).
? Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất đồ gốm?
H: Đạt trình độ cao, trang trí tinh xảo, nét vẽ điêu luyện-> tác phẩm nghệ thuật
GV giới thiệu về Phương pháp làm đồ gốm thời Minh: Nguyên liệu ban đầu là đất sét cao lanh, người ta sử dụng PP tẩy trừ những tạp chất như đá vôi, hạt sạn... để có được cao lanh thuần chất mà chế tạo ra màu trắng của gốm. Sau khi dùng các cao lanh tạo thành "thai gốm", người ta phủ 1 lớp men gốm ngoài, rồi đem nung, sản phẩm có nước men ngoài bóng sáng như pha lê và có màu xanh mực rất đẹp gọi là xứ xanh.
- Hoa văn nổi bật trên sản phẩm bao gồm những vòng tròn nhỏ xếp đều nhau, trông như những đồng tiền xu màu xanh ở vành miệng ngoài. Mặt ngoài liễn được trang trí hình rồng ẩn trong mây, thân rồng nhơ 1 ngọn lửa bay lượn giữa sóng nước mây trời, tượng trưng cho nguồn nước và mây mưa; hình rồng rất uy nghiêm, có vẩy to, có chân với 5 móng quặp trông rất dữ tợn, trở thành hình ảnh tượng trưng cho uy quyền phong kiến của nhà vua.
? Em hãy trình bày hiểu biết của em về khoa học- kĩ thuật của Trung Quốc phong kiến.
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận
GV: Đọc tư liệu về 4 phát minh lớn (STK - 27)
4.Trung Quốc thời Tống- Nguyên.
a.Thời Tống.
-Miễn giảm thuế, sưu dịch.
-Mở mang thuỷ lợi.
-Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp khai mỏ, dệt, luyện kim, rèn vũ khí.
-Có nhiều phát minh mới: in, la bàn, làm giấy, thuốc súng, làm tiền giấy, đồ gốm đẹp nhất.
=> ổn định đời sống, phát triển kinh tế đất nước.
b.Thời Nguyên.
- Phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ với người Hán.
-> Nhân dân khởi nghĩa chống Mông Cổ.
5.Trung Quốc thời Minh- Thanh.
- Chính trị:
+1368 Nhà Nguyên bị lật đổ- Minh thay.
+1644 Nhà Thanh lật đổ nhà Minh.
- Xã hội:
+Vua quan đục khoét để dân đói khổ, tô thuế nặng nề.
+Lao dịch vất vả.
-> Đất nước suy thoái.
- Kinh tế: 
+Mầm mống tư bản chủ nghĩa xuất hiện
+Buôn bán với nước ngoài được mở rộng
6.Văn hoá, khoa học, kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.
-Văn hoá: Đạt trình độ phát triển rực rỡ.
+Về tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng đạo đức phong kiến.
+Về văn học: Nhiều nhà thơ nhà văn như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Thi Nại Am...
+ Sử học: Sử kí Tư Mã Thiên, Hán Thư, Đường Thư, Minh Sử- có giá trị.
+Nghệ thuật: Hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc.
- Khoa học:
+ Tứ đại phát minh: Giấy, in, la bàn, thuốc súng.
+ Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai mỏ...
4.Củng cố: (1’)
? Em hãy trình bày sự thay đổi của xã hội Trung Quốc thời Minh- Thanh. 
5.Hướng dẫn học bài (3’)
Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK, làm BT trong SBT
Chuẩn bị bài: 5.ấn Độ thời phong kiến

File đính kèm:

  • docsu 7 t 5.doc
Giáo án liên quan