Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế, văn hóa, thế kỉ XVI-XVIII - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Tuy Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân làng xã luôn bảo tồn và phát huy nếp sống truyền thống của dân tộc.

- Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với thương nhân châu Âu đến nước ta tìm ra nguồn lợi và tài nguyên thiên nhiên. Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của giáo sĩ phương tây.

2- Kĩ năng:

Mô tả một lễ hội hoặc một vài trò chơi tiêu biểu trong lễ hội làng mình.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Hiểu được truyền thống văn hoá của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào.

- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu liên quan

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế, văn hóa, thế kỉ XVI-XVIII - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Ngày soạn: 20 / 00 / 2011
Tiết: 49
Ngày dạy: 24 / 02 / 2011
Bài 23
Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI-XVIII
II- văn hoá
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Tuy Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân làng xã luôn bảo tồn và phát huy nếp sống truyền thống của dân tộc.
- Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với thương nhân châu Âu đến nước ta tìm ra nguồn lợi và tài nguyên thiên nhiên. Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của giáo sĩ phương tây.
2- Kĩ năng:
Mô tả một lễ hội hoặc một vài trò chơi tiêu biểu trong lễ hội làng mình.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Hiểu được truyền thống văn hoá của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào.
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu liên quan
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và đàng Ngoài?
? Tại sao trong thế kỉ XVII, nước ta lại xuất hiện một số thành thị?
* Giới thiệu bài mới:
Mặc dù tình hình đất nước không ốn định, chia cắt kéo dài nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định. Bên cạnh đó, đời sống văn hoá tinh thần nhân dân có nhiều điểm mới do việc giao lưu buôn bán với Phương Tây được mở rộng.
1- Tôn giáo.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Hướng dẫn HS đọc SGK.
? ở thế kỉ XVI - XVII, nước ta có những tôn giáo nào? Hãy nói rõ sự phát triển của các tôn giáo đó?
? Vì sao lúc này Nho giáo vẫn giữ vị trí độc tôn?
? ở thôn quê có những hình thức sinh hoạt văn hoá như thế nào?
- Hướng dẫn HS quan sát bức tranh H53 và miêu tả.
? Những hình thức sinh hoạt văn hoá đó có tác dụng gì?
- GV cho HS đọc các câu ca dao “Nhiễu điềunhau cùng”.
? Câu ca dao nói lên điều gì?
? Kể một vài câu ca dao tương tự?
? Đạo Thiên chúa bắt nguồn từ đâu? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta?
? Thái độ của chính quyền Trịnh- Nguyễn đối với đạo Thiên chúa?
- Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Sau thêm Thiên Chúa giáo.
- Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
- Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.
- Do các thế lực PK tranh giành quyền lực.
+ Hội làng.
+ Tổ chức đấu võ, vui chơi.
- Đua ngựa, đấu kiếm, thi bắn cung tên, biểu diễn nghệ thuật.
- Thắt chặt tinh thần đoàn kết.
- Phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
“Bầu ơiđá nhau”; 
“Một cây làm chẳngnúi cao”.
- Từ châu Âu, theo chân các giáo sĩ phương Tây.
- Không phù hợp với cách cai trị nên tìm cách ngăn cấm.
- Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
- Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.
- Trong nông thôn nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống , qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương , đất nước.
- Cuối thế kỉ XVI, Đạo hiên Chúa xuất hiện ở nước ta. Sang thế kỉ XVII- XVIII hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.
- Hoạt động của Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh- Nguyễn nên nhiều lần bị cấm . nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.
2- Sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV nhấn mạnh vai trò của A-lêc-xăng đơ Rốt.
? Vì sao trong thời gian dài chữ Quốc ngữ không được sử dụng?
? Theo em, chữ Quốc ngữ ra đời đóng vai trò gì trong quá trình phát triển văn hoá dân tộc?
- Theo chân các giáo sĩ phương Tây, nhằm mục đích truyền đạo.
- Giai cấp PK ngăn cấm, vì không phù hợp với cách cai trị dân.
- Vì là thứ chữ tiện lợi, khoa họccó vai trò quan trọng trong văn học viết.
- Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt sử dụng trong việc truyền đạo.
à Chữ Quốc ngữ ra đời.
- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ bến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ quốc ngwxcuar nước ta cho đến ngày nay.
3- Văn học và nghệ thuật dân gian.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Tình hình văn học trong khoảng thời gian này như thế nào? Hãy kể những thành tựu nổi bật?
? Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hoá dân tộc?
? Các tác phẩm bằng chữ Nôm tâp trung phản ánh nội dung gì?
? ở nước ta có những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nào? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ?
? Tình hình văn học dân gian trong thời kì này?
? Các hình thức nghệ thuật dân gian có bước phát triển như thế nào?
- GV miêu tả tượng Phật bà Quan Âm: do Trương Văn Thọ tạo ra năm 1655, cao 3m7, rộng2m1.
- Các thế kỉ XVI- XVII văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh.
- Khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng, nền văn học phát triển
+ Nội dung viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công trong XH.
+ Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú
- Nghệ thuật điêu khắc: tiêu biểu là tượng Phật bà Quan Âm.
- Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo, hát ả đào.
* Văn học:
- Các thế kỉ XVI- XVII văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế. Nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh, có truyện nôm dài hơn 8000 câu như Thiên Nam ngữ lục. 
+ Nội dung viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công trong XH.
+ Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ...
- Sang thế kỉ XVII , văn học dân gian phát triên mạnh mẽ, bên canh truyện nôm dài còn truyện trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn, truyện tiếu lâm...
* Nghệ thuật dân gian:
- Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo, hát ả đào, múa hát trên dây, múa đèn, ảo thuật...
- Nghệ thuật điêu khắc: tiêu biểu là tượng Phật bà Quan Âm.
* Củng cố bài học:
? Nêu những nét chính về sự phát triển của tôn giáo nước ta thế kỉ XVI-XVII?
? Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc tình hình phát triển của tôn giáo, văn học, nghệ thuật và sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức chuẩn bị cho tiết ôn tập.

File đính kèm:

  • docTiet 49.doc