Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT:

 - Thấy được sự khác nhau về kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

 - Tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp ở các thế kỉ này (khả năng khách quan và trở ngại do đất nước bị chia cắt).

 - Nắm được những nét chính về tình hình văn hoá (tôn giáo, sự ra đời chữ Quốc ngữ, văn học, nghệ thuật) bấy giờ.

 2. TT:

 - Nhận rõ tiềm năng kinh tế của đất nước, tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nông dân, thợ thủ công Việt Nam thời bấy giờ.

 - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.

 3. RLKN:

 - Biết xác định các địa danh trên bản đồ Việt Nam : các làng thủ công nổi tiếng, các đô thị quan trọng ở Đàng Ngoài và Đàng Trong .

 - Biết tự tìm hiểu lịch sử văn hoá ở địa phương quê hương của HS.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:26
Tiết: 49
Bài 23: KINH TẾ VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI- XVIII
S: 15/02/2013 
G:25/02/2013 
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT:
	- Thấy được sự khác nhau về kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
	- Tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp ở các thế kỉ này (khả năng khách quan và trở ngại do đất nước bị chia cắt).
	- Nắm được những nét chính về tình hình văn hoá (tôn giáo, sự ra đời chữ Quốc ngữ, văn học, nghệ thuật) bấy giờ.
	2. TT:
	- Nhận rõ tiềm năng kinh tế của đất nước, tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nông dân, thợ thủ công Việt Nam thời bấy giờ.
	- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.
	3. RLKN:
	- Biết xác định các địa danh trên bản đồ Việt Nam : các làng thủ công nổi tiếng, các đô thị quan trọng ở Đàng Ngoài và Đàng Trong .
	- Biết tự tìm hiểu lịch sử văn hoá ở địa phương quê hương của HS.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- Bản đồ Việt Nam.
	- Một số tranh ảnh về bến cảng, Kinh kì, Hội An.
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập
	2. Bài cũ: Thuật lại diễn biến chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
 - Phân tích hậu quả của hai cuộc chiến trnh đó.( 5 phút)
	3. Bài mới: ( 2 phút)
	a, Giới thiệu: Chiến tranh phong kiến đã gây biết bao đau thương và tổn thất cho dân tộc, đặc biệt là sự phân chia đất nước kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế. Bài học hôm nay giúp ta hiểu điều đó.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
*HĐ 1: Nông nghiệp ( 15 phút)
- KT: Nông nghiệp Đàng trong phát triển hơn Đàng ngoài, nguyên nhân của sự khác nhau đó
- GD:Vai trò của nhân dân, vai trò của nhà nước trong sự phát triển của đất nước.
- KN:Nhận xét đánh giá, phân tích.
GV: Nhắc lại hậu quả của chiến tranh Nam Bắc triều và chiến tranh Trịnh –Nguyễn.làm cho nền kinh tế suy sụp
- Nhà nước ở Đàng Ngoài như thế nào ?
- Nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng như vậy ?
Cho Hs đọc in nghiêng SGK → phân tích .
- Những vùng nào chịu thiệt hại nặng nhất ? Những việc làm cường hào đối với đời sống nhân dân ra sao ? 
 - Riêng nông nghiệp ở Đàng Trong thì sao ?
 HS đọc in nghiêng SGK→ phân tích .
- Năm 1698 xảy ra sự kiện gì ? Làm cho diện tích nông nghiệp Đàng Trong ra sao ? Phủ Gia Định gồm mấy dinh ? Thuộc tỉnh nào ngày nay ? 
Cho Hs xác định trên bản đồ? Nhận xét?
GV: Khái quát: Rút ra nguyên nhân nguyên nhân nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triển và lí do làm cho nông nghiệp Đàng Trong phát triển mạnh.
HĐ 2: Sự phát triển nghề thủ công và buôn bán
- KN:Tổng quát bức tranh về công- thương nghiệp ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII.
- KN:Đánh giá sự kiện qua tranh ảnh LS cụ thể.
- Cho học sinh nắm thông tin SGK.
- Thế kỷ XVII thủ công nghiệp như thế nào ? Tiêu biểu có những làng nghề thủ công nào nổi tiếng ?
- Gốm Bát Tràng được ưa chuộng như thế nào ? ( phân tích kênh hình ) 
- Đọc thơ “ Ước gì anh lấy đươc nàng
 Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”
- Người nước ngoài nói gì về làm đường mía ở nước ta ? 
- Nhận xét thủ công nghiệp thời kì này ? 
Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng.
Liên hệ địa phương em có những làng nghề nổi tiếng như thế nào?
HS: Làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng ( Hội An), làng đúc đồng Phước Kiều ( Điện bàn), Làng dệt chiếu Bàn Thạch , làng dệt vải Mã Châu ( Duy Xuyên)...
- Bên cạnh đó thương nghiệp ra sao ? Xuất hiện gì ? Ở Đàng Ngoài có những đô thị lớn nào ?→ tư liệu SGV/ 139 → phân tích.
- Ở Đàng Trong có những đô thị lớn nào? Quê em có những chợ, phố nào ? → phân tích in nghiêng SGK 
- Thế kỉ XVII buôn bán với nước ngoài ra sao ? Những mặt hàng nào ? Đến nửa sau XVII như thế nào ? 
( Phân tích kênh hình 52 SGK ).
GV: Thời gian sau chúa Trịnh và chúa Nguyễn hạn chế việc buôn bán với nước ngoài. Vì sao?
- Vì để tránh sự dòm ngó của các nước phương Tây.
- Chốt lại toàn bộ bài học.
1. Nông nghiệp : 
- Đàng ngoài : Do các cuộc chiến tranh Năm- Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp.
- Chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và khai hoang.
- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.
- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nhân dân đi phiêu tán.
- Đàng Trong: 
Chúa Nguyễn tổ chức đi khai hoang, cung cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng ấp mới, khắp vùng Thuận- Quảng. 
- Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía Nam đặt phủ Gia Định.
- Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp phát triển nhanh nhất là đồng bằng sông Cửu Long.
2. Sự phát triển nghề thủ công và buôn bán :
- Thủ công nghiệp:
Xuất hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng : Gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), dệt La Khê ( Hà Nội) làm đường mía (Quảng nam)→ mở rộng và phát triển .
- Thương nghiệp : Buôn bán phát triển nhất ở vùng đồng bằng và ven biển. Xuất hiện nhiều đô thị.
+ Đàng Ngoài: Thăng Long ( Hà Nội) Phố Hiến ( Hưng Yên)..
+ Đàng Trong: Thanh Hà( Thừa Thiên- Huế) Hội An, ( Quảng Nam) Gia Định( Thành phố Hồ Chí Minh)
- Buôn bán nước ngoài rất phát triển (XVII).thương nhân Châu Á, Châu Âu đến Hội An, Phố Hiến buôn bán tấp nập.
- Về sau chúa Trịnh và chúa Nguyễn hạn chế buôn bán với nước ngoài nên nửa thế kỉ XVIII đô thị bị suy tàn dần.
	4. Củng cố ( 6 phút)
 	- Bài tập 1,2,3 / vở bài tập LS NXBGD
	- Trình bày sự phát triển kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng ngoài?
 - Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thế kỉ XVI- XVIII? 
 - Nhận xét kinh tế nước ta thế kỉ XVI- XVIII.
 - Gọi HS chỉ lược đồ nơi có nghề thủ công phát triển.
	5. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
	- Chuẩn bị bài : Xem và soạn bài 23 (phần II): Tình hình văn hoá.
 + Tình hình tôn giáo .
 + Sự ra đời chữ Quốc ngữ.
 + Văn học và nghệ thuật dân gian. 
 (Soạn bài theo câu hỏi SGK )
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 49,bai 49.doc