Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 47, Bài 22: Sự suy yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền (XVI-XVIII) - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT:

 - Nắm được nội dung bài trước : nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ở thế kỉ XV về các mặt thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế

 - Đến đầu thế kỉ XVI, những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội. Nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.

 2. TT:

 - Sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (từ vua quan trong triều đình đến quan lại các cấp ở địa phương) dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc và sự căm phẫn của các tầng lớp nhân dân, làm bùng nổ những cuộc khởi nghĩa.

 - Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ sự thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.

 3. RLKN:

 - Vẽ lược đồ hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo (ba lần tấn công Thăng Long, vua Lê phải chạy trốn vào Thanh Hoá)

 - Xác định các vị trí địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 47, Bài 22: Sự suy yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền (XVI-XVIII) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC TK XVI – XVIII
Tuần: 25
Tiết: 47
Bài 22 : SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (XVI-XVIII)
S: 12/02/2013
G: 18/02/2013
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT:
	- Nắm được nội dung bài trước : nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ở thế kỉ XV về các mặt thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế 
	- Đến đầu thế kỉ XVI, những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội. Nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.
	2. TT:
	- Sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (từ vua quan trong triều đình đến quan lại các cấp ở địa phương) dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc và sự căm phẫn của các tầng lớp nhân dân, làm bùng nổ những cuộc khởi nghĩa.
	- Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ sự thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.
	3. RLKN:
	- Vẽ lược đồ hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo (ba lần tấn công Thăng Long, vua Lê phải chạy trốn vào Thanh Hoá)
	- Xác định các vị trí địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
 	- Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập 
	2. Bài cũ: ( 5 phút) 
	- Những thành tựu cơ bản về văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật thời Lê sơ? Vì sao đạt được 	những thành tựu đó?
	3. Bài mới:
	a, Giới thiệu: ( 2 phút)
	- Thế kỷ thứ XV nhà Lê đã đạt được những thành tựu lớn về mọi mặt. Đây là thời kỳ thịnh đạt 	nhất của nhà nước phong kiến tập quyền.Sang thế kỷ XVI trở đi nhà Lê bắt đầu suy yếu và làm bùng 	nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân. Để biết lý do dẫn đến sự suy sụp đó và kết quả của các cuộc khởi 	nghĩa chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
*HĐ 1: Triều đình nhà Lê ( 15 phút)
- KT: Sự sa đoạ của triều đình PK- Hậu quả.
- KN:Nhận xét đánh giá vai trò của nhà nước.
GV: Nhắc lại kiến thức cũ:
- Thời Lê Thái Tổ triều đình vững vàng, kinh tế ổn định.
- Thời Lê Thái Tông chế độ phong kiến đạt đến thời kỳ cực thịnh.
- Thế kỷ thứ XVI trở đi Lê Uy Mục và Lê Tương Dực triều đình nhà Lê suy yếu dần.
H: Nguyên nhân của sự suy yếu đó?
Cho Hs đọc in nghiêng SGK → Phân tích 
- Nội bộ triều đình như thế nào? 
- Dưới triều Lê Uy Mục thì sao ? 
- Dưới triều Lê Tương Dực thì sao ? 
( GV giảng thêm tư liệu SGV /134)
- Em có nhận xét gì về nhà Lê XVI ?
GV: Nhà Lê suy yếu là do vua quan kém năng lực
- Giáo dục thái độ căm ghét đối với bọn vua quan sâu mọt, 
H: Sự suy yếu của nhà Lê đưa đến hậu quả gì?
HS: Đời sống nhân dân khổ cực→nổi dậy đấu tranh 
*HĐ 2: Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI: ( 15 phút)
- KT: Nguyên nhân,diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào nông dân thế kỉ XVI.
- KN:Tường thuật diễn biến
-GD Tinh thần đoàn kết chống áp bức cường quyền.
- Nguyên nhân vì sao khởi nghĩa nhân dân bùng nổ ?
Cho HS đọc in nghiêng SGK → phân tích 
- Có một số cuộc khởi nghĩa nào diễn ra ? (in nghiêng SGK) .
HS: ghi tên các cuộc khởi nghĩa trên bản đồ.
- Tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa nào đáng chú ý ? ( Gv tường thuật trên lược đồ).
- Diễn biến ?
- Kết quả ?
GV: Qua các cuộc khởi nghĩa em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân thời đó?
HS: Quy mô rộng lớn nổ ra lẻ tẻ, không liên kết với nhau.
- Giáo dục sự đoàn kết 
H: Em hãy nêu ý nghĩa của phong trào khởi nghĩa?
HS: Làm sụp đổ chế độ phong kiến của nhà Lê.
- Liên hệ nhà Trần thế kỷ thứ XV
- GV: Chốt lại toàn bài.
1. Sự sa đoạ của triều đình phong kiến nhà Lê từ thế kỉ XVI:
- Đầu XVI, triều đình nhà Lê suy thoái do: 
 + Vua quan ăn chơi xa xỉ , xây dựng cung điện lâu đài tốn kém 
 + Nội bộ triều đình chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lực.
 + Thời Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê.
 + Thời Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.
2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI:
 a/ Nguyên nhân bùng nổ:
 - Triều đình rối loạn, quan lại cướp bóc , hà hiếp nhân dân → nhân dân đói khổ → khởi nghĩa nông dân bùng nổ .
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến diễn ra gay gắt. 
 b/ Diễn biến : 
- Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều nơi trong nước.
- Tiêu biểu : Khởi nghĩa Trần Cảo (1516) – ở Đông Triều – Quảng Ninh → ngjhiax quân cạo trọc đầu để ba chỏm, gọi là quân Ba chỏm. Nghĩa quân 3 lần uy hiếp Thăng Long ( có lúc vua Lê bỏ chạy vào Thanh Hoá )
 - Kết quả : bị thất bại .
- Ý nghĩa: góp phần làm cho nhà Lê mau chóng sụp đổ.
	4. Củng cố: ( 7 phút)
 	- Bài tập 1,2,3 sách bài tập LS NXBGD, trang 23
	- Trình bày những suy sụp của nhà Lê sơ cuối thế kỷ XVI
	- Cho HS tường thuật các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ .
	- Điền vào bảng sau đây cho phù hợp:
Tên khởi nghĩa
Thời gian xảy ra
Nơi xảy ra
Trần Tuân
Lê Hy,Trịnh Hưng
Trần Cảo
	5. Dặn dò: ( 1 phút)
 	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
	- Chuẩn bị bài 22 (phần II): Xem và soạn bài (Soạn bài theo câu hỏi SGK )
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 47, bai 47.doc
Giáo án liên quan