Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 46: Bài tập lịch sử (Phần chương IV)

1.MỤC TIÊU:

a.Kiến thức: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc chiến tranh giải phóng đất nước từ cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần phát triển trong cả nước.

 - Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI.

b.Kỹ năng: Hệ thống các thành tựu lịch sử.

c.Tư tưởng: Lòng tự hào, tự tôn dân tộc và một thời thịnh trị của phong kiến Đ,Việt.

2.CHUẨN BỊ

a. GV: Bản đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418 -1427.

 -Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Trần, Lê sơ.

b. Trò: - Hệ thống câu hỏi, bài tập.

3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

a.Kiểm tra bài cũ (4’)

* Hỏi: vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ và cách đào tạo tuyển chọn, bổ dụng quan lại có gì khác thời Lý Trần.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 46: Bài tập lịch sử (Phần chương IV), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46
BÀI TẬP LỊCH SỬ
 (Phần chương IV)
1.MỤC TIÊU:
a.Kiến thức: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc chiến tranh giải phóng đất nước từ cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần phát triển trong cả nước.
 - Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI.
b.Kỹ năng: Hệ thống các thành tựu lịch sử.
c.Tư tưởng: Lòng tự hào, tự tôn dân tộc và một thời thịnh trị của phong kiến Đ,Việt.
2.CHUẨN BỊ 
a. GV: Bản đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418 -1427.
 -Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Trần, Lê sơ.
b. Trò: - Hệ thống câu hỏi, bài tập.
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a.Kiểm tra bài cũ (4’)
* Hỏi: vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ và cách đào tạo tuyển chọn, bổ dụng quan lại có gì khác thời Lý Trần.
*Đáp án: - Vẽ sơ đồ: (tiết 40) (6đ)
 - Nhà Lê lấy phương thức học tập thi cử làm phương châm chủ yếu, đồng thời là nguyên tắc để bổ dụng làm quan. (4đ)
 *Giới thiệu bài.(1' ) Tiết trước các em đã ôn tập về giai đoạn lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XV -> đầu thế kỷ XVI, học sinh cần nắm được tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội,văn hoá ở thời kỳ thịnh trị này.
b.Dạy nôi dung bài mới. 
1. Nội dung chính của chương IV (15’)
T: Chúng ta vừa học song chương IV là chương có nội dung quan trọng của lịch sử lớp 7, trong đó đặc điểm quan trọng là cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược cứu nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Bộ chỉ huy.
? Chương IV có thể chia làm mấy nội dung chính?
(7 đơn vị nhỏ để nắm chắc hiểu rõ vấn đề).
 - Ách xâm lược tàn bạo của nhà Minh.
 - Cuộc kháng chiến ngắn ngủi của nhà Hồ.
 - Phong trào khởi nghĩa chống quân Minh của các quý tộc
 Trần.
 - Giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1423 thời kì ở miền 
 Tây Thanh Hoá.
 - 1424-1425: Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá.
 - Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng 1426-1427.
 - Nước Đại Việt (1428 - 1527) tình hình chính trị, quân sự, 
 kinh tế, xã hội, văn hoá giáo dục, một số danh nhân văn 
 hoá của dân tộc thời Lê sơ.
 2. Kinh tế, xã hội (12p)
T: Đất nước hoà bình, nhà nước vững mạnh tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội ổn định.
 * Kinh tế: 
HK: Nêu khái quát nhất trên 3 lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
 * Xã hội: Vẽ sơ đồ xã hội thời Lê sơ 
(chỉ rõ số lượng, tầng lớp giai cấp trong xã hội).
? Nhận xét đánh giá sự tiến bộ trong xã hội thời Lê.
HG: Giai cấp địa chủ ngày càng có địa vị trong xã hội, số nô tì ngày càng hạn chế.
 3. Văn học, sử học thời Lý - Trần – Lê sơ (11p)
Nội dung
Thời Lý
(1010- 1225)
Thời Trần
(1226- 1400)
Thời Lê sơ
(1428-1527)
Các tác phẩm văn học
Bài thơ thần bất hủ
(Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất)
- Hịch tướng sĩ 
(Trần Quốc Tuấn)
- Tụng giá hoãn kinh sư (Trần Quang Khải).
- Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu)
- Quân trung trở mệnh tập.
- Bình Ngô Đại cáo, Chí Linh sơn phú (Nguyễn Trãi).
- Hồng Đức quốc âm thi tập.
- Quỳnh Uyển cửa ca (Lê Thánh Tông). 
 Sử học
- Đại Việt sử ký Lê Văn Hưu
- Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, Lam Sơn thực lục, Hoàng Triều...
c.Củng cố. GV: Bài tập tiếp tục hoàn thiện các bài tập trong vở bài tập lịch sử.
d.Hướng dẫn học bài ở nhà (2p)
- Nhận xét tiết làm bài tập.
- Tiết sau học chương V: Đại Việt ở các thế kỷ XVI – XVII.
- Đọc bài tình hình chính trị xã hội.
*RÚT KINH NGHỆM TIÊT DẠY:

File đính kèm:

  • doctiet 46.doc