Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 44, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1418-1427) (Tiết 3) - Năm học 2012-2013

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức

- Chế độ giáo dục, thi cử thời Lê sơ rất được coi trọng.

- Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, khoa học nghệ thuật thời Lê sơ.

2.Kĩ năng: Nhận xét về những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ.

3.Thái độ: Giáo dục HS niềm tự hào về thành tựu văn hóa giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ, ý thức giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống.

 

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của giáo viên: Các ảnh về nhân vật và di tích lịch sử thời này.

2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp

 

III.DỰ KIÊN PHƯƠNG PHÁP

1.Chủ đạo: vấn đáp, trực quan, động nảo, trình bày 1 phút.

2.Bổ trợ: gợi mở, diễn giải.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 44, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1418-1427) (Tiết 3) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/1/2013
Ngày dạy: /1/2013
Tuần 22
Tiết 44
BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 -1527) (tt)
III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA GIÁO DỤC
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Chế độ giáo dục, thi cử thời Lê sơ rất được coi trọng.
- Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, khoa học nghệ thuật thời Lê sơ.
2.Kĩ năng: Nhận xét về những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ.
3.Thái độ: Giáo dục HS niềm tự hào về thành tựu văn hóa giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ, ý thức giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên: Các ảnh về nhân vật và di tích lịch sử thời này.
2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp
III.DỰ KIÊN PHƯƠNG PHÁP
1.Chủ đạo: vấn đáp, trực quan, động nảo, trình bày 1 phút.
2.Bổ trợ: gợi mở, diễn giải.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT HOẠT CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1.Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sỉ số 
2.Kiểm tra bài củ (5p)
-H: Xã hội thời Lê sơ có nững giai cấp, tầng lớp nào?
3.Bài mới (39p): Giới thiệu bài mới:
*HĐ1: Tình hình giáo dục và khoa cử
-Gọi HS đọc SGK
-H: Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục phát triển giáo dục như thế nào?
-H: Vì sao thời Lê sơ hạn chế phật giáo, đạo giáo, tôn sùng Nho giáo?
-GV bổ sung: Thời Lê sơ, nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho, chủ yếu có “Tứ thư” và “ Ngũ Kinh”.
-H: Giáo dục thời Lê sơ rất quy củ và chặt chẽ (biểu hiện như thế nào?)
-H: Em hiểu biết gì về 3 kỳ thi này?
-GV nhấn mạnh: Thi cử thời Lê sơ, mỗi thí sinh cũng phải làm 4 môn thi: 
- Kinh nghĩa
- Chiếu, chế, biểu.
- Thơ phú
- Văn sách.
-H: Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà Lê có biện pháp gì?
-H45 Bia tiến sĩ trong Văn Miếu, hiện nay còn 81 bia, mỗi bia khắc tên những người đỗ tiến sĩ trong mỗi khóa thi.
-H: Chế độ khoa cử thời Lê sơ được tiến hành thường xuyên như thế nào? Kết quả ra sao?
-H: Em có nhận xét gì về tình hình thi cử, giáo dục thời Lê sơ.
-Chuyển ý.
*HĐ2: Văn học, khoa học, nghệ thuật 
-H: những thành tựu nổi bật vầ Văn học thời Lê sơ?
-H: Nêu một vài tác phẩm tiêu biểu.
-H: Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh nội dung gì?
-H: Thời Lê sơ có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào?
-H: Em có những nhận xét gì về những thành tựu đó?
-H: Những nét đặc sắc về nghệ thuật sân khấu?
-H: nghệ thuật điêu khắc có gì tiêu biểu?
-H: Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu trên?
4.Củng cố (4p)
-H: Kể tên một số thành tựu văn hóa -tiêu biểu.
-H: Em hãy nêu công lao của những danh nhân có trong bài?
-H: Vì sao Đại Việt ở thế kỉ XV lại đạt được những thành tựu rực rỡ như vậy?.
5.Dặn dò (1p)
-Học thuộc bài, làm bài tập cuối bài trang 101.
-Soạn trước phần IV.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Học sinh vẽ sơ đồ các tầng lớp XH thời Lê.
-Lắng nghe tích cực
-Đọc SGK mục 1
- Dựng lại quốc tử giám ở Thăng Long.
- Mở nhiều trường học ở các lộ, đạo, phủ.
- Mọi người dân đều có thể đi học, đi thi.
- Nho giáo để cao trung hiếu (trung với vua – hiếu với cha mẹ ), tất cả quyền lực nằm trong tay vua.
-Tiếp nhận thông tin.
-Muốn làm quan phải qua thi rồi mới được cử (bổ nhiệm) vào các chức trong triều hoặc ở địa phương.
- Thi 3 kì:
- Hương – Hội – Đình
-Tiếp nhận thông tin.
-Vua ban mũ,áo, vinh quy bái Tổ, khắc tên vào bia đá
-quan sát bia tiến sỉ.
-Thi theo 3 cấp: Hương – Hội – Đình. Tổ chức được 26 khoa thi Tiến sĩ, lấy đỗ được 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
- Thời Lê Thánh Tông có 501 Tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
HS đọc in nghiêng SGK “khoa cử ”.
-Quy củ chặt chẽ.
-Đào tạo được nhiều quan lại trung thành, phát hiện nhiều nhân tài đóng góp cho đất nước.
-Tiếp nhận thông tin
-Văn học chữ hán được duy trì.
-Văn học chữ Nôm rất phát triển.
-Dựa vào đoạn in nghiêng trả lời.
-Có nội dung yêu nước sâu sắc.
-Thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng.
-Sử học: Đại Việt Sử Kí Toàn thư
-Địa lý học: Dư địa chí.
-Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.
-Toán học: Lập thành toán pháp
-Phong phú, đa dạng
-Nghệ thuật ca, múa, nhạc đựơc phục hồi.
-Lương Thế Vinh đã biên soạn bộ “ Hí Phường Phả Lục” nêu nguyên tắc biểu diễn hát, múa
-Phong cách đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện. 
-Công lao đóng góp xây dựng đất nước của nhân dân.
-Triều đại phong kiến thịnh trị, có cách trị nước đúng đắn.
-Sự đóng góp của nhiều nhân vật tài năng ( Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông ).
-Văn học .
-Khoa học 
-Nghệ thuật 
-Có nhiều đóng góp 
-Cách trị nước .
-Đất nước độc lập, triều đình quan tâm, nhân dân cần cù.
-Ghi nhớ.
1.Tình hình giáo dục và khoa cử. (16p)
- Dựng lại quốc tử giám ở TL, mở nhiều trường học ở các lộ.
- Nho giáo chiếm địa vị độc tôn là nội dung của thi cử.
- Thi cử chặt chẽ qua 3 kì.
-Thời Lê Sơ ( 1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đổ 989 tiến sỉ, 20 trạng nguyên.
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật (18p)
a. Văn học
-Văn học chử hán được duy trì, văn học chử nôm rất phát triển.
-Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng.
b. Khoa học
-Sử học: Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí.
-Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí
-Y học: bản thảo thực vật toát yếu.
-Toán học: Đại hành toán pháp, lập thành toán pháp.
c. Nghệ thuật
-Sân khấu: ca, hát, nhảy, múa chèo, tuồng phát triển.
-Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...................................
.......................

File đính kèm:

  • docTuan 22 tiet 44.doc