Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 42, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1418-1427) - Năm học 2012-2013
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: HS nắm được
-Trình bày được tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ
-Biết được tổ chức quân đội, net nổi bật về pháp luật thời Lê Sơ.
2.Kĩ năng:
-Khai thác được lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.
-Nhận xét quân đội thời Lê sơ và so sánh với quân đội thời Trần.
-Nhận xét về bộ luật Hồng Đức.
3.Thái độ: Giáo dục HS niềm tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
-Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.
-Bảng phụ sơ đồ về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.
-Bảng phụ về một số ý kiến đánh giá về pháp luật thời Lê sơ.
2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp
Tuần 21 Tiết 42 Mgày soạn: 2/1/2013 Ngày dạy:./1/2013 BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1418-1427) I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: HS nắm được -Trình bày được tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ -Biết được tổ chức quân đội, net nổi bật về pháp luật thời Lê Sơ. 2.Kĩ năng: -Khai thác được lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ. -Nhận xét quân đội thời Lê sơ và so sánh với quân đội thời Trần. -Nhận xét về bộ luật Hồng Đức. 3.Thái độ: Giáo dục HS niềm tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của giáo viên: -Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ. -Bảng phụ sơ đồ về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. -Bảng phụ về một số ý kiến đánh giá về pháp luật thời Lê sơ. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp III.DỰ KIÊN PHƯƠNG PHÁP 1.Chủ đạo: vấn đáp, trực quan, động nảo, trình bày 1 phút. 2.Bổ trợ: gợi mở, diễn giải. IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. HOẠT HOẠT CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 1.Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài củ (5p) -H: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? 3.Bài mới (39p): Giới thiệu bài mới: *HĐ1: Tổ chức bộ máy chính quyền -Giảng: Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ) khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, xây dựng bộ máy chính quyền. -H: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được xây dựng như thế nào ? Đứng đầu là ai, người đó có quyền hành như thế nào ? -H: Giúp việc cho vua có những bộ và cơ quan nào ? -Giảnh : chức năng của 6 bộ +Lại: Coi việc tăng thưởng quan tước +Lễ: Nghi lễ, yến tiệc, học hành thi cử +Hộ: Ruộng đất, tài chính, nhân khẩu, tô thuế, lương bổng +Binh: Binh lính, đặt quan coi nơi hiểm yếu +HìnhThi hành luật, hành pháp, kiện... +Công: xây dựng sửa chửa cầu đường, cung điện. -H: Bộ máy chính quyền ở địa phương được chia như thế nào ? -H: Thời Lê Thánh Tông việc trông coi quản lý 13 đạo có gì thay đổi ? -GV: cho HS quan sát lược đồ 13 đạo thời Lê Sơ và giảng lãnh thổ Đại Việt được mở rộng hơn thời Trần nhời quá trình khai hoang, đoàn kết trong lao động -H: Dưới đạo là gì ? -Giảng: tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ tập quyền hơn thời Trần vua bãi bỏ một số chức vụ cao cấp: đại tổng quản, hành khiển, tể tướng, vua trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội. -GV: treo sơ đồ trống bộ máy nhà nước thời Lê Sơ yêu cầu HS lên điền cho phù hợp. -H: Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ có gì khác so với thời Trần ? -Chuyển ý: *HĐ2: Tổ chức quân đội -H: Nhà Lê tổ chức quân đội như thế nào ? -Yêu cầu HS giải thích chính sách Ngụ binh ư nông. -H: Quân đội có mấy bộ phận ? -H: Nhà Lê quan tâm đến phát triển quân đội như thế nào ? -Yêu cầu HS đọc đạo in nghiêng. -H: Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đồi với lãnh thổ qua đạo trích trên ? -Chuyển ý: . *HĐ3: Pháp luật -H: Vì sao thời Lê Sơ nhà nước quan tâm đến pháp luật ? -H: Nhà Lê đã ban hành bộ luật gì ? -GV liên hệ bộ luật thời Lý (hình thư) và thời Trần quốc triều hình luật. -H: Nội dung chính của bộ luật ? -H: Pháp luật thời lê Sơ có điểm gì tiến bộ ? 4.Củng cố (4p) -H: Gọi 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước PK thời Lê Sơ -H: Em có nhận xét gì về công lao của vua Lê Thánh Tông ? 5.Dặn dò (1p) -Học thuộc bài, làm bài tập 1,2 trang 96 -Soạn trước phần II trang 97 -Lớp trưởng báo cáo -Nguyên nhân thắng lợi:.. -Ý nghĩa lịch sử: -Tiếp nhận thông tin -Lắng nghe tích cực -Đừng đầu là vua, nắm mọi quyền hành -Có 6 bộ (Binh, hình, công, lễ, lại, hộ . Các cơ quan Hàn lâm viện, Ngự sử đài .. -Tiếp nhận thông tin -Thời Lê Thái Tổ: 5 đạo -Lê Thánh Tông: 13 đạo -Thay chức An phủ sứ bằng 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau -Quan sát và tiếp nhận thông tin -Phủ, Châu, huyện, xã -Tiếp nhận thông tin. -HS lên bảng điền cho hoàn chỉnh sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ. -Bải bỏ Thái Thượng Hoàng, đặt thêm 6 bộ, chỉ có 2 cấp, 13 đạotập quyền hơn, quy củ và đầy đủ hơn. -Tiếp nhận thông tin -Tiếp tục thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” -HS liên hệ với thới Lý, Trần để giải thích. -Có 2 bộ phận . -Quân đội thượng xuyên luyện tập võ nghệ -HS đọc đoạn in nghiêng. -Thực hiện chính sách vừa cương vừa nhu với kẻ thù -Đề cao trách nhiệm bảo vệ tổ quốc đối với nd, trừng trị thích đáng kẻ bán nước. -Tiếp nhận thông tin -Giữ gìn kỉ cương, trật tự xã hội -Để triều đình dể quản lý hơn -Quốc triều hình luật. Đây là bộ luật lới nhất có giá trị nhất thời pk -HS dựa vào SGK trả lời -Bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ. -HS lên bảng vẽ -Xây dựng bộ máy nhà nước hoàn chỉnh hơn, mở rộng lãnh thổ, luật pháp bảo vệ quyền lợi của phụ nữ -Ghi nhớ 1.Tổ chức bộ máy chính quyền ( 14p) Sau khi thống đánh đuổi quân Minh Lê Lợi lên ngôi hoàng đếkhôi phụ lại quốc hiệu Đại Việt. *Trung ương: -Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành kể cả chức tổng chỉ huy quân đội -Giúp việc cho vua có các quan đại thần, triều đàinh có 6 bộ ( Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), ngoài ra còn có các cơ quan Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài. *Địa phương: -Thời Lê Thánh Tông cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên đứng đầu mỗi đạo có 3 ti phụ trách ( Đô thi, hiến ti, thừa ti) -Dưới đạo là phủ, châu, huyện, xã 2.Tổ chức quân đội (10p) -Quân đội dược tổ chức theo chính sách “Ngụ binh ư nông”. -Quân đội có 2 bộ phận: quân triều đình và quân địa phương bao gồm thuỷ binh, bộ binh, tượng binh, kị binh. -Vũ khí có đao kiếm, giáo mác, cung tên -Quân đội luyện tập thường xuyên, bố trí canh phòng nơi hiểm yếu. 3.Pháp luật ( 10p). -Vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ luật mới “Quốc triều hình luật”. -Nội dung chính của bộ luật là bảo bệ quyền lợi của vua, hoành tộc, quyền lợi của giai cấp thống trị, bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giử gìn truyền thống của dân tộc, khuyến khích phát triển kinh tế, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. *Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- Tuan 21 tiet 42.doc