Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 41, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Tình hình kinh tế, xã hội - Năm học 2006-2007

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: HS cần nắm được:

 - Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, thời Lê Sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt.

- Sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp chính: địa chủ phong kiến và nông dân, đời sống các tầng lớp khá ổn định.

 2. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh ý thức về thời thịnh trị của đất nước.

 3. Kĩ năng:

- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích tình hình kinh tế- xã hội, theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung.

 

 II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: + Sơ đồ trống về tầng lớp, giai cấp thời Lê

 + Những tài liệu nói về kinh tế xã hội thời Lê.

 - Học sinh: + Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 41, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Tình hình kinh tế, xã hội - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 21 - Tiết 41: Bài: 20
Soạn ngày: 21 / 1 /2007 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428- 1527)
 II. TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: HS cần nắm được:
 - Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, thời Lê Sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt.
- Sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp chính: địa chủ phong kiến và nông dân, đời sống các tầng lớp khá ổn định.
 2. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh ý thức về thời thịnh trị của đất nước.
 3. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích tình hình kinh tế- xã hội, theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: + Sơ đồ trống về tầng lớp, giai cấp thời Lê
 + Những tài liệu nói về kinh tế xã hội thời Lê. 
 - Học sinh: + Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Oån định tổ chức: ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Câu hỏi: 
 - Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ? Cho nhận xét? 
 3. Dạy và học bài mới:
 - Giới thiệu ( 1’) Song song với việc xây dựng và cũng cố bộ máy nhà nước, nhà Lê có nhiều biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
 - Dạy và học bài mới
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
17’
15’
5’
Hoạt động 1: Những chính sách cơ bản trong nông nghiêp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
GV: Cho HS đọc nội dung phần nông nghiệp.
CH: Để khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp nhà Lê đã làm gì? Vì sao?
GV: chuẩn xác kiến thức.
CH: Nhà Lê giải quyết ruộng đất bằng cách nào?
GV: chuẩn xác kiến thức.
- Khuyến nông sứ: chiêu tập dân phiêu tán về quê cũ làm ăn.
- Đồn điền sứ: Quản lí sử dụng đất đai.
- Hà đê sứ: quản lí sử dụng đê điều.
- Phép quân điền: cứ 6 năm chia lại ruộng đất công làng xã, các quan được nhiều ruộng đất, những phụ nữ khó khăn cũng được chia ruộng, từ đó cho thấy có nhiều điểm tiến bộ và đảm bảo sự công bằng.
CH: Vì sao nhà Lê quan tâm đến bảo vệ đê điều?
GV: chuẩn xác kiến thức
CH: Em có nhận xét gì về những chính sách của nhà Lê đối với sản xuất nông nghiệp?
 CH: Cho biết những ngành thủ công tiêu biểu ở thời kì này?
- Em có nhận xét gì về loại hình thủ công nghiệp thời Lê?
CH: Nhà Lê có biện pháp gì đối với buôn bán trong nước và nước ngoài?
CH: Qua các ngành nông, công thương nghiệp em có nhận xét gì về kinh tế thời Lê?
GV: Kết luận.
HĐ2: HS nắm được trong xã hội thời Lê có hai giai cấp, 4 tầng lớp.
Cho HS đọc nội dung mục 2
CH: Xã hội thời Lê có những giai cấp, tầng lớp nào?
- Vẽ sơ đồ xã hội thời Lê?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
CH: Cho biết quyền lợi và địa vị các tầng lớp và giai cấp ra sao?
CH: Trong xã hội thời Lê có những điểm gì khác so với thời Trần?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
CH: Em có nhận xét gì về việc hạn chế nuôi, mua bán nô tì ở thời Lê?
GV: kết luận.
HĐ3: Cũng cố.
GV: Cho HS làm bài tập:
HĐ1: Nhóm
žHọc sinh thảo luận.
Vấn đề đầu tiên cần giải quyết là ruộng đất.
- Vì: Đất nước vừa trãi qua nhiều năm chiến tranh, làng xóm điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang.
- Cá nhân:
 Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê cũ làm ăn, đặt ra một số chức quan chuyên trách về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ
+ Thực hiện phép quân điền.
+ Khuyến khích bảo vệ sản xuất.
.
- Chống thiên tai, lũ lụt hàng năm, khai hoang lấn biển
- Quan tâm phát triển SX. Nên SX được khôi phục và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
- Kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, gốm
- Xuất hiện nhiều ngành nghề, xuất hiện nhiều phường nghề, xưởng thủ công.
- Trong nước chợ búa mọc lên khắp nơi.
- ngoài nước: Duy trì việc buôn bán với nước ngoài.
- Kinh tế ổn định và ngày càng phát triển.
HĐ2: Nhóm
HS: đọc và theo dõi
- Xã hội thời Lê có 2 giai cấp:
+ Địa chủ phong kiến (Vua, quan, địa chủ)
+ Nông dân.
- Bốn tầng lớp: Thị dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì.
- HS thảo luận và vẽ sơ đồ.
- Giai cấp địa chủ có nhiều ruộng đất, địa vị.
- Nông dân: ít ruộng đất, phải cày thuê cho địa chủ và nộp tô. Các tầng lớp khác đều phải nộp thuế cho nhà nước
- Nhà Trần có hai giai cấp chính: thống trị và bị trị
- Nhà Lê có nhiều tầng lớp
- Đây là chính sách tiến bộ, có quan tâm đến đời sống của nhân dân
- Giảm bớt bất công trong xã hội.
1. Kinh tế:
a. Nông nghiệp:
- Giải quyết ruộng đất.
- Thực hiện phép quân điền.
- Khuyến khích bảo vệ SX.
b. Công thương nghiệp.
- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công ở làng xã, kinh đô Thăng Long
- Thương nghiệp:
+ Trong nước chợ búa phát triển.
+ Ngoài nước: Duy trì việc buôn bán với nước ngoài.
2. Xã hội:
 Xã hội có 2 giai cấp và 4 tầng lớp chính.
- Giai cấp: 
+ địa chủ phong kiến( Vua, quan, đạ chủ) 
+ Nông dân.
- Bốn tầng lớp: Thị dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì.
- Ngoài ra trong xã hội con hạn chế việc nuôi và buôn bán nô tì.
	Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất.
 Câu 1: Nông nghiệp thời Lê phục hồi và phát triển nhanh chóng là nhờ:
 a. Nhân dân chăm lo đến SX 
 b. Thời Lê có nhiều ruộng đất.
 c. Nhà Lê quan tâm đến SX nông nghiệp.
 Câu 2: Xã hội thời Lê khác với XH thời Trần ở điểm là:
 a. Ít tầng lớp 
 b. Nhiều tầng lớp
 c. Nhiều bất công hơn.
 4. Dăn dò: (1’)
 - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
 - Xem trước nội dung bài học mới
IV. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(3).doc
Giáo án liên quan