Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 40, Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 - Cuối năm 1427) - Năm học 2012-2013

 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS - Nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chổ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kì chủ động tiến công giải phóng đất nước.

 - Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa.

 2. TT: - Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân LS.

 - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc.

 - Bồi dưỡng cho HS tinh thần quyết tâm vượt khó học tập và phấn đấu vươn lên.

 3. RLKN:

 - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Lược đồ Trận Tốt Động – Chúc Động” và đồ “Trận Chi Lăng – Xương Giang”.

 - Bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 40, Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 - Cuối năm 1427) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21
Tiết: 40
Bài 19 : KhỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG
 ( CUỐI NĂM 1426- CUỐI NĂM 1427)
S:02/01/2013
G:09/01/2013
 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS	 - Nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chổ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kì chủ động tiến công giải phóng đất nước. 
	 - Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa.
	2. TT: - Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân LS.
	 	- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc.
	- Bồi dưỡng cho HS tinh thần quyết tâm vượt khó học tập và phấn đấu vươn lên.
	3. RLKN:
	- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- Lược đồ Trận Tốt Động – Chúc Động” và đồ “Trận Chi Lăng – Xương Giang”.
	- Bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập 
	2. Bài cũ: (5 phút)
 - HS lên chỉ bản đồ hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ 1424- 1326?
 - Trình bày DB cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn và những nhiêm vụ, kết quả?
	3. Bài mới: ( 1 phút)
	a, Giới thiệu: Theo kế hoạch của Nguyễn Chích quân ta đã thành công lớn. Cuộc kháng chiiến tiếp tục và kết thúc ra sao, hôm nay ta cùng nghiên cứu bài “ Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng cuối 1426- cuối năm 1427”
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
*HĐ1: Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối 1426):
( 10 phút)
- KT: Nắm diễn biến chiến thắng Tốt Động-Chúc Động, chiến thắng lớn đầu tiên làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch
- RKN: Tường thuật diễn biến.
- Sau khi quân Minh ở Đại Việt thất bại, nhà Minh có quyết định gì ?
HS: Mai phuc ở Tốt Động- Chúc Động.
GV: Mô tả sơ lược Tốt Động – Chúc Động.
- Quân ta đối phó như thế nào ?
- GV trình bày trên bản đồ (Hình 42 SGK)
- Kết quả ?
 - HS trình bày trên bản đồ
- HS đọc in nghiêng SGK→ phân tích. 
- Đọc thơ “ Trận Ninh Kiều..”
- C hiến thắng nầy có ý nghĩa như thế nào?
- Giáo dục ý thức tự hào dân tộc.
*HĐ 2: Trận Chi Lăng – Xương Giang (10/1427) ( 15 phút)
- KT:Nắm diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang
-RKN: Tường thuật diễn biến.
- Sau thất bại trận Tốt Động – Chúc Động nhà Minh làm gì ?
HS: Tăng thêm 15 vạn viện binh chia làm 2 đạo:
Đạo quân của Liễu Thăng 10 vạn từ Quảng Tây → đường Lạng Sơn.
-Đạo quân Mộc Thạnh từ Vân Nam → Hà Giang
- Quân ta đối phó như thế nào ?
- Tập trung tiêu diệt viện binh mà trước hết là đạo quân của Liễu Thăng.
- Tại sao tiêu diệt viện binh? 
HS: Vì đây là lực lượng mạnh. Đânhs Liễu Thăng sẽ uy hiếp quân Mộc Thạnh và dụ giặc ở thành Đông Quan ra hàng.
GV: Giáo dục mưu trí của Nguyễn Trãi.
- Diễn biến ? 
- Cùng lúc đó, Lê Lợi đã làm gì ? 
- Kết quả ?
- Nghe tin thất bại Vương Thông đã làm gì ? Cụ thể ?
Lưu ý: Cách đánh sáng tạo của quân ta
- GV kết hợp trình bày trên lược đồ .
- HS trình bày trên bản đồ
- Đọc “ Bình ngô đại cáo”
 “ Ngày mười tám.. đỏ nước”
H Vì sao ta mở hội thề Đông Quan?
HS: Thiện chí hòa bình của ta.
Liên hệ: Thời Lý- Trần và cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Giáo dục: truyền thống của nhân dân ta.
Sơ kết và chuyển ý
*HĐ 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử ( 8 phut)
- KT:Nắm được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của KN Lam Sơn
-GD: lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết
- Sau khi thắng lợi Nguyễn Trãi đã làm gì ? Nội dung ?
HS đọc in nghiêng SGK, phân tích
- HS thảo luận : 
 + Nguyên nhân thắng lợi ?
 + Ý nghĩa lịch sử ?
GV: Sơ kết toàn bài
1- Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối 1426)
a/ Hoàn cảnh:
-Tháng 10/1426 Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh đến Đông Quan.Lực lượng lên đến 10 vạn.
-Địch mở cuộc hành quân lên Cao bộ để tiêu diệt quaan chủ lực của ta và giành thế chủ động.
-Ta: Cho quân mai phục ở Tốt Động Chúc Động.
b/ Diễn biến: 
 - Sáng ngày 7/10/1426 giặc đến Cao Bộ, chờ chúng lọt vào trận địa phục kích của ta.
 - Ta: Nhất tề xông ra đánh tan tác đội hình của chúng.
c/ Kết quả: Tiêu diệt 5 vạn tên, bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông bị thương bỏ chạy về Đông Quan. Nghĩa quân vây hãm thành Đông Quan giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
2- Trận Chi Lăng – Xương Giang (10/1427) 
 a/ Hoàn cảnh : 
- 10 /1427, 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy - nước ta.
 - Lê Lợi tổ chức diệt viện ( đạo Liễu Thăng trước )
b/ Diễn biến :
- 8/10/1427 quân Liễu Thăng → ải Chi Lăng (Lạng Sơn)
-Quân Trần Lựu đánh nhử địch lọt vào trận địa mai phục ở Chi Lăng .
- Quân Lê Sát, Lưu Nhân Chú đánh diệt 1 vạn tên địch + Liễu Thăng bị giết.
- Lương Minh Chấn chỉnh đội hình → tiến xuống Xương Giang bị phục kích tại Cần Trạm , Phố Cát bị tiêu diệt trên 3 vạn tên + Lương Minh và co cụm tại Xương Giang .
 - Nghĩa quân tấn công nhiều phía, tiêu diệt trên 5 vạn tên cùng 1 số tướng .
- Mộc Thạnh biết tin, hoảng sợ → rút về nước.
- Quân Vương Thông khiếp đảm, xin hòa, mở Hội thề Đông Quan (10/12/1427 )→ KN thắng lợi.
- Ngày 3/1/1428 toán quân cuối cùng của Liễu Thăng rút về nước.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử :
-a/ Nguyên nhân thắng lợi :
 + Lòng yêu nước, ý chí bất khuất quyết tâm giành độc lập tự do cho đất nước của nhân dân ta.
 + Sự đoàn kết của tất cả các tầng lớp nhân dân. Sự ủng hộ nhiệt tình về lực lượng và lương thực cho cuộc khới nghĩa.
 + Nhờ chiễn lược , chiến thuật tài tình, sáng taọ của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
b/ Ý nghĩa :
 Kết thúc hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước thời Lê sơ.
	4. Củng cố:(5 phút)
	HS trình bày lại diễn biến trên lược đồ trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang .
 - HS: Lập niên biểu diễn biến chính của khới nghĩa Lam Sơn 1418- 1427?
 - Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn?
	5. Dặn dò :( 1 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTL
	- Chuẩn bị bài : Xem và soạn bài 20 (phần I ), 
	- Học bài, Chuẩn bị kiến thức đầy đủ để thi HKI. (Soạn bài theo câu hỏi SGK )	
 6. RKN:

File đính kèm:

  • doctuan21tiet 40.doc