Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 4, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiết 1) - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được:

- XHPK được hình thành như thế nào.

 - Tên gọi thứ tự của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

 - Tổ chức bộ máy chính quyền thời phong kiến.

 - Những đặc điểm kinh tế – văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Hiểu được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn điển hình ở phương Đông đồng thời là một nước láng giềng gần gũi ở Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam.

3- Kĩ năng:

- Biết lập bảng niên biểu thể thứ các triều đại phong kiến Trung Quốc.

- Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các cơ sở xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hoá.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến.

- Ảnh Vạn lý trường thành.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Tư liệu Lịch sử 7.

- Hỏi - Đáp Lịch sử 7.

- Bài tập Lịch sử 7.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 4, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiết 1) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2
Ngày soạn: 29 / 8 / 2010
Tiết: 4
Ngày dạy: 02 / 9 / 2010
Bài 4
 Trung quốc thời phong kiến (Tiết 1)
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được: 
- XHPK được hình thành như thế nào.
 - Tên gọi thứ tự của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
 - Tổ chức bộ máy chính quyền thời phong kiến.
 - Những đặc điểm kinh tế – văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Hiểu được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn điển hình ở phương Đông đồng thời là một nước láng giềng gần gũi ở Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam.
3- Kĩ năng:
- Biết lập bảng niên biểu thể thứ các triều đại phong kiến Trung Quốc. 
- Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các cơ sở xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hoá.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến.
- ảnh Vạn lý trường thành.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1- ổn định và tổ chức: (1’)
2- Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Nêu nguyên nhân dẫn đến phong trào văn hoá Phục hưng?
 ? Tác động của cuộc cải cách tôn giáo đến xã hội châu Âu?
3 - Bài mới:
- Hoạt động 1: Giới thiệu bài : (2’)
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh vào học bài mới
Là một quốc gia ra đời sớm và phát triển rất nhanh, trung quốc đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực. Khác với các nước châu Âu, thời phong kiến ở châu Âu bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn.
 Trung Quốc thời phong kiến
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
 -Hoạt động 2: (10’)
 Mục tiêu: HS nắm được sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc và những nét nổi bật về tình hình chính trị Trung Quốc thời phong kiến.
1- Sự hình thành XHPK Trung Quốc.
Giáo viên giảng: (sử dụng lược đồ)
 Từ 2000 năm TCN, Trung Quốc đã xây dựng được nhà nước đầu tiên bên lưu vực sông Hoàng Hà. Với những thành tựu văn minh rực rỡ thời cổ đại, TQ đã có những đóng góp lớn cho sự PT của nhân loại.
? Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc sản xuất đã có biến đổi như thế nào? Tại sao có sự biến đổi đó?
? Từ sự biến đổi trong sản xuất đã tác động như thế nào đến xã hội? 
? GC địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành ntn ở TQ?
- GV phân tích những biến đổi về xã hội, giải thích “địa chủ”, “tá điền”.
- GV kết luận:
Như vậy xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành từ thế kỷ III TCN thời Tần và xác lập vào thời Hán.
- Năng suất lao động tăng. 
- XH có nhiều biến đổi.
+ , Quan lại và nông dân giàu chiếm đoạt nhiều ruông đất có quyền lực trở thành địa chủ.
+, Nông dân bị mất ruộng phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền,phải nộp phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.
-> Quan hệ SX phong kiến đã hình thành.
(Sự bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh bằng địa tô)
- Nhà nước TQ ra đời sớm (2000 TCN) ở vùng đồng bằng Hoa Bắc.
- Xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ III TCN , thời Tần.
a. Những biến đổi trong sản xuất:
- Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc do sự xuất hiện của công cụ bằng sắt đưa đến sự tiến bộ trong sản xuất à diện tích gieo trồng mở rộng à năng suất lao động tăng.
b. Biến đổi trong xã hội:
- XH có nhiều biến đổi:
+ Quan lại và nông dân giàu 
->Giai cấp địa chủ .
+ Nông dân mất ruộng bị phân hoá -> tá điền
- Quan hệ SX phong kiến đã hình thành.
-> Xã hội phong kiến Trung Quốc được xác lập.
- Hoạt động 3: (10’)
 Mục tiêu: HS nắm được xã hôi TQ thời nhà Tần và nhà Hán ; tổ chức bộ máy nhà nước cũng như chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Tần và Hán.
2 - Xã hội Trung Quốc thời Tần, Hán.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV kể về sự thành lập của nhà Tần.
- Hướng dẫn HS đọc SGK.
? XHPK Trung Quốc thời Tần có đặc điểm gì?
? Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại thời Tần?
- GV cho HS quan sát H8 SGK.
? Nhìn bức tượng gốm các em thấy trang phục, đầu tóc ntn? Cử chỉ, nét mặt của những bức tượng cho ta biết điều gì?
GV miêu tả phát hiện năm 1976 có 6.500 bức tượng huy động hàng chục vạn thợ điêu khắc họ bị chôn sống.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật tạo hình dưới thời Tần? Những tượng gốm nói lên lực lượng quân sự của TQ dưới thời Tần ntn?
GV: Lăng mộ được coi là: Một viện bảo tàng trong lòng đất về LS quân sự và VH nghệ thuật thời Tần”
- GV giảng về chính sách tàn bạo của Tần Thuỷ Hoàng khiến ND nổi dậy lật đổ nhà Tần thành lập nhà Hán.
? Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại thời Hán?
? Những chính sách đó của nhà Hán đã ảnh hưởng gì đến XHPK Trung Quốc?
? So sánh XH Trung Quốc qua 2 triều đại phong kiến?
? Tác dụng của chính sách đó?
HS làm việc với SGK
- CĐPK được hình thành
+ Đối nội : Chia đất nước thành các quận huyện. Cử quan lại cai trị. Ban hành chế độ đo lường, tiền tệ.. Bắt lao dịch.
+ Đối ngoại : Gây chiến tranh xâm lược
+ Trang phục, đầu tóc, kích thước như người thật.
+ số lượng lớn.
+ Thể hiện uy quyền của Tần Thuỷ Hoàng
+ NT điêu khắc đạt đến độ tinh xảo.
+ Lực lượng quân sự hùng mạnh.
- Đối nội : Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc, giảm thuế khuyến khích phát triển sản xuất.
- Đối ngoại: Mở rộng chiến tranh xâm lược.
+ HS thảo luận
Nhà Hán tiến bộ hơn:
+ KT phát triển, XH ổn định
+ CĐPK được xác lập ở TQ.
- Nhà Tần 15 năm.
- Nhà Hán 426 năm.
-> Vì nhà hán ban hành chính sách phù hợp với dân.
- Kinh tế phát triển, xã hội ổn định -> thế nước vững mạnh.
a- Thời Tần.
* Năm 221 TCN Tần Thuỷ Hoàng thống nhất đất nước àChế độ PK được hình thành.
* Chính sách đối nội, đối ngoại:
- Đối nội : 
+ Chia đất nước thành các quận huyện. Cử quan lại cai trị.
+ Ban hành chế độ đo lường, tiền tệ..
+ Bắt lao dịch.
à Thi hành chính sách cai trị rất hà khắc.
- Đối ngoại: gây chiến tranh xâm lược ở rộng lãnh thổ.
b- Thời Hán.
- Đối nội: Xoá bỏ pháp luật hà khắc, giảm tô thuế, sưu dịch, khuyến khích phát triển sản xuất.
-> Kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
- Đối ngoại: mở rộng chiến tranh
à Chế độ PK được xác lập ở Trung Quốc.
- Hoạt động 4: (10’)
Mục tiêu: HS nắm được sự thịnh vượng của Trung Quốc thời nhà Đường đặc biệt là chính sách đối nội và đối ngoại.
3- Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Gv hướng dẫn HS đọc SGK.
? Chính sách đối nội dưới thời Đường có gì đáng chú ý?
- GV nhấn mạnh chính sách thi cử và CS kinh tế. Đường Thái Tông nói: “Vua như thuyền, dân như nước, nước có thể lật thuyền và cũng có thể đỡ thuyền”.
? Những chính sách đó có tác dụng như thế nào?
? Nhà Đường thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
? Sự cường thịnh của TQ dưới thời Đường bộc lộ ở những mặt nào?
HS làm việc với SGK
+ Đối nội : 
-> Ban hành chính sách đúng đắn:
- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ TW cơ sở.
- T/chức thi cử chọn nhân tài.
- Giảm tô thuế.
- Thực hiện chế độ quân điền.
+ Nền kinh tế phát triển, sản xuất mở rộng, XH ổn định phồn vinh.
+ Đối ngoại : Mở rộng bờ cõi bằng cách gây chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
+ Thể hiện:
- Đất nươc ổn định.
- Kinh tế phát triển.
- Bờ cõi mở rộng.
a. Đối nội: 
+ Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ TW đến địa phương. (cử người cai quản tới tận địa phương).
+ Tổ chức thi cử chọn nhân tài.
+ Giảm tô thuế, chia lại ruộng đất cho nông dân (chế độ quân điền).
à Kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
b. Đối ngoại: Mở rộng bờ cõi bằng cách gây chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
à Là một quốc gia cường thịnh nhất.
4- Củng cố bài học: (4’)
T? XHPK rung Quốc được hình thành như thế nào?
? Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những
5- Hướng dẫn về nhà: (3’)
 - Học bài nắm chắc: XHPK được hình thành như thế nào. Tên gọi thứ tự của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Tổ chức bộ máy chính quyền thời phong kiến. Những đặc điểm kinh tế – văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc.
 - Lập bản niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc
- Đọc tiếp bài 4 phần 4,5,6 (tr 12,13), tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 4 s.doc