Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 4, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Nguyễn Thọ Điền

I/ MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được.

- Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào ?

- Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến ở Trung Quốc .

- Tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến .

- Những đặc điểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc .

 2.Tư tưởng.

- Giúp học sinh hiểu : Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở phương Đông. Là một nước láng giềng gần gũi Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến Việt nam.

 3. Kỹ năng .

- Rèn kỹ năng lập bảng niên biểuthể thứ các triều đại Trung Quốc.

- Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử và phân tích, hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hoá.

II.CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Phấn viết bảng, thước kẻ, giáo án lịch sử, sách giáo khoa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa lịch sữ, vỡ ghi lịch sữ, bút viết, thước kẻ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 4, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Nguyễn Thọ Điền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 NGÀY SOAN :05/09/2012
TIẾT 4 NGÀY DẠY :....../09/2012 
BÀI 4 : TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN.
I/ MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được.
- Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào ?
- Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến ở Trung Quốc .
- Tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến .
- Những đặc điểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc .
 2.Tư tưởng.
- Giúp học sinh hiểu : Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở phương Đông. Là một nước láng giềng gần gũi Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến Việt nam.
 3. Kỹ năng .
- Rèn kỹ năng lập bảng niên biểuthể thứ các triều đại Trung Quốc.
- Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử và phân tích, hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hoá.
II.CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Phấn viết bảng, thước kẻ, giáo án lịch sử, sách giáo khoa.
Học sinh: Sách giáo khoa lịch sữ, vỡ ghi lịch sữ, bút viết, thước kẻ.
III . TIẾN TRÌNH :
 1 Bài cũ: - Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo ? Nó có tác động như thế nào đố với xã hội Châu Au thời bấy giờ ?
- Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hoá Phục Hưng ? Nội dung tư tưởng của phong trào đó ?
2. Giới thiệu bài : Ở các tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu và biết được xã hội phong kiến Châu Au ?
Ở các tiết học tiếp theo này,chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu về xã hội phong kiến Phương Đông . Bài học hôm nay, sẽ tìm hiểu về đất nước Trung Quốc.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Giáo viên cho học sinh nhắc lại phần lịch sử lớp 6: Nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương đông được hình thành như từ đâu ? ( Trên lưu vực các con sông lớn )
=> Giảng :Ở phía bắc Trung Quốc có một vùng đồng bằng rộng lớn người Trung Quốc xây đựng nền căn minh rực rỡ.
- Thời xuân thu:Chiến Quốc đất nước Trung Quốc có gì thay đổi ?
- Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở trung Quốc ?
+ Quan lại và những nông dân giàu cộng cướp đoạt ruộng đất công => địa chủ.
+ Nông dân giữ được ruộng đất để cày cấy-> tự canh . Nhân dân công xã không có ruộng đất-> nông dân lĩnh canh hay tá điền.
Giáo viên nhấn mạnh : Đây là sự thay đổitrong 
quan hệ bóc lột.
 + Thời cố đại : Sự bóc lột của quý tộc đối với nộng dân công xã.
 + Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành : Sự bóc lột của địa chủ với nông dân.
* Giáo viên kể chuyện về việc thành lập nhà Trần -> kẳng định là công cuộc thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc -> lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Tần Thuỷ Hoàng >
-Em hãy nêu những chính sách đối nội của nhà Tần ?
* Gọi học sinh đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 11->Giáo viên nhấn mạnh sự chuyê quyền của Tần Thuỷ Hoàng ó Mâu thuẫn xã hội lên gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra dẫn tới sự ra đời nhà Tây Hán (Hán Cao Tổ )
- Em hãy nêu các chính sách của nhà Tây Hán lúc này?
* Giáo viên giới thiệu sự ra đời của nhà Đường.
- Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường ? ( Chọn quan lại bằng thi cử thể hiện chính sách coi trọng người tài, mở cữa cho các từng lớp khác có thể tham gia vào bộ máy chính trị )
- Thế nào là chế độ quân điền ? (Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân )
 + Đàn ông 18 tuổi trở lên : 100 mẫu.
 + người già cả , bệnh tật : 40 mẫu .
 + Đàn bà goá : 30 mẫu .
Giáo viên giải thích :
 + Tô : Thuế ruộng ( nộp bằng lúa )
 + Dung : Thuế thân ( lao dịch )
 + Điệu : Thuế hộ khẩu ( vải lụa)
- Những chính sách trên có tác dụng gì ?
1: Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc
a. Những chuyến biến về kinh tế:
Từ thế kỉ V Tcn người Trung Quốc biết sử dụng công cụ bằng sắt , dùng trâu bò làm sức kéo -> Diện tích gieo trồng mở rộng , năng suất tăng.
b Những chuyến biến về xã hội:
 - Xã hội có sự biến đổi :
 +Giai cấp địa chủ xuất hiện: Gồm quan lại và nông dân có nhiều ruộng đất có quyền lực
 +Nông dân bị phân hoá : Nông dân mất ruộng đất phải nhận ruộng đất cuả Điạ Chủ để sản xuất gọi là nông dân lĩnh canh ( tá điền )
=> Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
2 :Xã hội Trung Quốc thời Tần Hán. 
* Nhà Tần. thời Tần xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành 
- Chia đất nước thành các quận huyện.
- Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất.
- Bành trướng lãnh thổ xuống phía bắc và nam.
* Nhà Tây Hán 
- Xoá bỏ pháp luật của nhà Tần
- Giảm tô thuế, sưu dịch
- Khuyến khích phát triển nông nghiệp
Vì vây kinh tế được phát triển, xã hội ônr định 
ó Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền được xây dựng.
3: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
* Đối nội.
- Bộ máy nhà nước được cũng có từ trung ương đến địa phương .
- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử.
- Giảm tô thuế và thực hiện chế độ quân điền.
=> Tạo điều kiện cho sản xuất phát triển , xã hội ổn định.
* Đối ngoại .
- Thực hiện chiến tranh xâm lược -> lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
Vì vậy thời Đường Trung Quốc trở thành nuớc phong kiến phồn thịnh nhất Châu Á.
 4 . Củng Cố :
Nhờ có công cụ bằng sắt , sản xuất phát triển , xã hội có nhiều biến đổi -> chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành .
Dưới thời Đường , kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh, xã hội ổn định .
 5. Dăn Dò : Học bài theo câu hỏi 1 ,2 Sgk trang 12.
Soạn tiếp bài 4 phần 4 , 5 , 6 .
Nhà Tần – sách lịch sử thế giới trung đại – quyển 1 – nhà xuất bản giáo dục năm 1978.
Việc soân thảo bộ luật nhà Đường – Sgv trang 31.
IV.Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an lich su 7 tuan 2 tiet 4.doc