Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 4, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Nguyễn Thị Thu Quí

1. Mục tiêu:

a.Kiến thức:Giúp học sinh nắm được những nội dung chính sau:

-Sự hình thành xã hội PK ở Trung Quốc.

-Tên gọi thứ tự các triều đại Trung Quốc.

-Những đặc điểm kinh tế văn hoá của xã hội PK Trung Quốc.

-Trung Quốc là quốc gia PK điển hình ở phương Đông, đồng thời là nước láng giềng của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam.

* Mục tiêu về kiến thức của tiết 4 (Mục 1,2,3): Nắm được sự hình thành xã hội PK Trung Quốc, các chế độ chính trị xã hội PK Trung Quốc thời Tần, Hán, Đường

b. Kĩ năng:HS biết lập bảng niên biểu các triều đại PK Trung Quốc, bước đầu vận dụng phương pháp phân tích để hiểu giá trị của các chính sách xã hội những thành tựu văn hoá của mỗi triều đại.

c.Thái độ:Giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác khu vực giữa các nước láng giềng.

2/ Chuẩn bị:

a.GV:Bản đồ Trung Quốc hoặc bản đồ châu Á, các tài liệu tranh ảnh về Vạn Lý Trường Thành, bảng phụ.

b. HS:chuẩn bị bảng phụ, quan sát các hình SGK, chuẩn bị các câu hỏi.

3.Phương pháp dạy học: Kể chuyện, diễn giảng, trực quan, thảo luận nhóm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 4, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Nguyễn Thị Thu Quí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tiết 4
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Bài 4:
1. Mục tiêu:
a.Kiến thức:Giúp học sinh nắm được những nội dung chính sau:
-Sự hình thành xã hội PK ở Trung Quốc.
-Tên gọi thứ tự các triều đại Trung Quốc.
-Những đặc điểm kinh tế văn hoá của xã hội PK Trung Quốc.
-Trung Quốc là quốc gia PK điển hình ở phương Đông, đồng thời là nước láng giềng của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam.
* Mục tiêu về kiến thức của tiết 4 (Mục 1,2,3): Nắm được sự hình thành xã hội PK Trung Quốc, các chế độ chính trị xã hội PK Trung Quốc thời Tần, Hán, Đường
b. Kĩ năng:HS biết lập bảng niên biểu các triều đại PK Trung Quốc, bước đầu vận dụng phương pháp phân tích để hiểu giá trị của các chính sách xã hội những thành tựu văn hoá của mỗi triều đại.
c.Thái độ:Giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác khu vực giữa các nước láng giềng.
2/ Chuẩn bị:
a.GV:Bản đồ Trung Quốc hoặc bản đồ châu Á, các tài liệu tranh ảnh về Vạn Lý Trường Thành, bảng phụ.
b. HS:chuẩn bị bảng phụ, quan sát các hình SGK, chuẩn bị các câu hỏi.
3.Phương pháp dạy học: Kể chuyện, diễn giảng, trực quan, thảo luận nhóm.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức :Kiểm diện
4.2 Kiểm tra bài cũ:
*Câu 1(10đ):
a/TN(3đ):Nội dung chính của phong trào văn hoá Phục hưng là:
A.Lên án giáo hội, đả phá trật tự PK.
B.Coi thần thánh là nhân vật trung tâm.
C.Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên.
D.Thành lập tôn giáo mới.
(chọn A,C)
b/Tự luận(7đ):Nêu nội dung và tác dụng của phong trào văn hoá Phục hưng?
[TL:Nội dung: Lên án chế độ PK và giáo hội, đả phá trật tự PK, đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên (3,5đ)
Tác dụng:Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống PK, là cuộc cách mạng vĩ đại mở đường cho sự phát triển văn hoá châu Aâu và văn hoá nhân loại. (3,5đ)]
*Câu 2(10đ):
a/TN(3đ):Phong trào cải cách tôn giáo diễn ra đầu tiên ở nước nào?
A.Anh
B.Pháp
C.Đức 
D.Ý
(chọn C)
b/Tự luận(7đ):Nêu nội dung của phong trào cải cách tôn giáo ?
[TL: Phủ nhận vai tro øthống trị của giáo hội,đòi bãi bỏ những lễ nghi phiền toái (2,5đ)
-Đòi quay về với giáo lý Ki-tô nguyên thủy (2,5đ)
-Lập tôn giáo mới đó là đạo Ki-tô và đạo Tin Lành (2đ)]
4.3 Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Giới thiệu bài:Trung Quốc có quá trình phát triển lịch sử lâu đời ở phương Đông, là nơi có chế độ PK hình thành sớm nhất ở châu Á nói riêng và phương Đông nói chung 
.HS đọc đoạn “đầu..lao động tăng”
-Cho HS nhắc lại kiến thức cũ:Nhà nước cổ đại Trung Quốc hình thành trên hai con sông lớn :Hoàng Hà và Trường Giang từ 2000 năm TCN qua các triều đại Hạ,Thương, Chu
HS quan sát bản đồ Trung Quốc.
? Nêu những biểu hiện tiến bộ của sản xuất?
*GV chốt lại: công cụ sắt ra đời => kĩ thuật canh tác mới, giao thông vận tải và thủy lợi phát triển =>năng suất lao động tăng.
? Kinh tế phát triển => xã hội có những thay đổi gì?
? Địa chủ và nông dân được hình thành như thế nào?
HS:Từ những quan lại có nhiều ruộng đất, quyền lực.Còn nông dân xuất thân từ những người bị mất ruộng phải nhận ruộng của địa chủ để canh tác và nộp tô thuế cho địa chủ.
¦ HS thảo luận nhóm:Vẽ sơ đồ quan hệ sản xuất PK.
Các nhóm trình bày, GV nhận xét tuyên dương
-GV treo bảng phụ (Sơ đồ đã vẽ sẵn)
HS quan sát sơ đồ
SƠ ĐỒ QUAN HỆ SẢN XUẤT PHONG KIẾN
QUAN LẠI QUÝ TỘC, ND GIÀU
ĐỊA CHỦ
NÔNG DÂN LĨNH CANH (TÁ ĐIỀN)
NÔNG DÂN
GV phân tích thêm:ND có 3 bộ phận
+ND giàu ->địa chủ
+ND giữ được ruộng ->ND tự canh.
+ND mất ruộng ->ND lĩnh canh
Quan hệ sản xuất PK cũng chỉ làsự thay thếø hình thức bóc lột . Thời cổ đại quý tộc bóc lột nông dân công xã, thời PK địa chủ bóc lột nông dân lĩnh canh.
Thảo luận nhóm: Quan sát bảng niên đại Trung Quốc để phân theo từng thời đại
-Nhóm 1,2 tìm thời cổ đại
-Nhóm 3,4 tìm thời PK.
Gv nhận xét bổ sung: Cổ đại gồm:Hạ, Thương, Chu, Xuân Thu, Chiến Quốc.
PK gồm TầnThanh.
(ngũ đại gồm:Tề, Tấn, Tần, Sở, Tống )
GV giới thiệu sơ lược về Tần Thủy Hoàng thâu tóm các nước nhỏ thống nhất đất nước lên làm vua(Tần Doanh Chính) lập ra nhà Tần
? Chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Tần như thế nào ?
HS đọc đoạn nhưng ..nhà Tần
GV kể chuyện: Ông bắt dân xây vạn Lý Trường Thành dài 6700 km, xây lăng mộ vua Tần dưới hầm sâu 30m trên phủ lớp đất dày 4m, chiều dài hầm 90m, rộng 60m có hệ thống thoát nước, hầm dựng lại cảnh sống xa hoa của bậc đế vương.
? Nêu chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Hán?
? Tác dụng của các chính sách đó?
HS:Kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
=>Bản chất của Trung Quốc là bành trướng lãnh thổ
Ý nghĩa:thống nhất lãnh thổ chấm dứt chiến tranh loạn lạc kéo dài, tạo điều kiện cho chế độ PK được xác lập. 
GV diễn giảng:Thời vua Đường Thái Tông tổ chức bộ máy hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, tuyển chọn quan lại bằng hình thức thi cử -> thể hiện chính sách trọng người tài.
-Đối nội?
Cho HS giải thích “chế độ quân điền”.
Liên hệ giáo dục:Việt Nam trong giai đoạn này cũng bị xâm lược. Ngày nay chúng ta quan hệ hợp tác với Trung Quốc nhưng vẫn phải đề phòng vủng biên giới Việt Trung, phải bảo vệ biên giới của tổ quốc.
ỉSơ kết bài học: Xã hội PK Trung Quốc hình thành từ thời nhà Tần sau đó đến thời Hán, Đường lần lượt thống nhất đất nước, ổn định xã hội phát triển kinh tế, mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc xâm lược từ bắc chí nam.
1/Sự hình thành xã hội PK ở Trung Quốc:
 - Nhà nước ở Trung Quốc sớm (2000 TCN) ở vùng đồng bằng Hoa Bắc.
-Xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ III TCN, thời Tần.
 + Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ.
 + Nhiều nông dân mất ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi gọi là địa tô. Xã hội phong kiến được xác lập.
(HS vẽ sơ đồ vào tập)
2/ Xã hội Trung Quốc thời Tần, Hán:
a.Thời Tần
- Đối nội:
 + Tổ chức bộ máy nhà nước: chia đất nước thành quận huyện, cử quan lại trực tiếp cai trị; thi hành chế độ cai trị rất hà khắc
 + Kinh tế: ban hành chế độ đo lường, tiền tệ thống nhất
- Đối ngoại :gây chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ về phía bắc, phía nam.
b.Thời Hán:
- Đối nội:
 + Xoá bỏ luật pháp nhà Tần
 + Giảm tô thuế, sưu dịch, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang 
 + Kinh tế phát triển, xã hội ổn định
- Đối ngoại:xâm lược Triều Tiên và các nước phía nam.
3/ Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường:
*Đối nội: Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện
-Cử người thân tín cai quản các địa phương
-Mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
 -Thi hành nhiều biện pháp giảm tô lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân
-Thực hiện chế độ quân điền, do đó sản xuất phát triển. Kinh tế thời Đường phồn thịnh
-Đối ngoại:mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc xâm lược.
4.4 Củng cố và luỵên tập:
*TN:Nhà Đường củng cố bộ máy nhà nước bằng biện pháp nào?
A.Cử người thân cai quản các địa phương
B.Mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài
C.Tăng cường thu tô thuế
D.Thống nhất đo lường, tiền tệ
(chọn A &B)
*Tự luận:Nêu điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của nhà Tần, Hán, Đường?
(Đều mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc xâm lược)
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Về học bài và làm bài tập
-Chuẩn bị xem mục 4,5,6( bài 4 tiếp theo)
-soạn chính sách cai trị của thời Tống, Nguyên
-Nêu thành tựu KHKT,văn hoá của Trung Quốc thời PK.
5.RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBAI 4 TRUNG QUOC THOI PHONG KIEN.doc