Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 4, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Hs nắm được:

- Xã hội PKTQ được hình thành như thế nào.

- Tên gọi và thứ tự các triều đại PKTQ.

- Tổ chức bộ máy chính quyền.

- Những đặc điểm kinh tế, văn hóa của XHPK TQ.

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết lập bảng niên biểu và những nét cơ bản của các triều đại.

- Phân tích và hiểu giá trị của các chính sách XH, các thành tựu văn hóa của mỗi triều đại.

3. Thái độ: Thấy được TQ là một nước PK lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của Lịch sử Việt Nam.

II. Phương tiện dạy học:

 Giáo viên: - SGK, SGV, bảng phụ, lược đồ châu á.

 Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học .

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 4, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/09/2012
Ngày giảng: 12/09/2012	. 
 Tiết 4: Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Hs nắm được:
- Xã hội PKTQ được hình thành như thế nào.
- Tên gọi và thứ tự các triều đại PKTQ.
- Tổ chức bộ máy chính quyền.
- Những đặc điểm kinh tế, văn hóa của XHPK TQ.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết lập bảng niên biểu và những nét cơ bản của các triều đại.
- Phân tích và hiểu giá trị của các chính sách XH, các thành tựu văn hóa của mỗi triều đại.
3. Thái độ: Thấy được TQ là một nước PK lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của Lịch sử Việt Nam.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo viên: - SGK, SGV, bảng phụ, lược đồ châu á.
 Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học .
 III.Hoạt động dạy học:
 1. ổn định:
 2.Kiểm tra bài cũ: Phong trào cải cách tôn giáo và phong trào VHPH đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ? ( TL: Làm lung lay tận gốc chế độ PK ở châu Âu...)
 3. Bài mới:...Là một quốc gia ra đời sớm và phát triển nhanh, Trung Quốc đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực, thời kì phong kiến Trung Quốc ra đời sớm và kết thúc muộn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
 Hoạt động cá nhân, cả lớp.
GV: khái quát: đặc điểm chung để hình thành nên các quốc gia cổ đại Phương Đông (TQ) là đều được hình thành ở lưu vực các con sông lớn (TQ: Hoàng Hà).
GV: Cuối thời kì cổ đại, TQ đã có những tiến bộ gì trong sản xuất?
GV: Những tiến bộ trong sản xuất đã làm cho XH có những biến đổi gì?
- HS trả lời:
- XH: + địa chủ xuất hiện: quí tộc cũ, nông dân giàu có.
+ Nông dân bị phân hóa đ giàu: địa chủ.
đ giữ được ruộng: nông dân - tự canh.
đ mất ruộng: nông dân lĩnh canh (tá điền).
GV: Vậy, g/c địa chủ và nông dân tá điền được hình thành ntn ở TQ? (Hs trả lời, gv khái quát ghi như trên).
- Gv: sự xuất hiện 2giai cấp mới đ quan hệ sản xuất PK: đây là sự thay thế trong quan hệ bóc lột (cổ đại: quý tộc bóc lột nông dân công xã; PK: địa chủ bóc lột tá điền).
- Gv: như vậy từ thời nhà Tần – Hán XH PKTQ đã được hình thành. 
 Hoạt động cá nhân.
GV: Hãy nêu những chính sách đối nội của các vua thời Tần ?
GV: Kể tên một số công trình mà Tần Thuỷ Hoàng bắt nhân dân xây dựng .
- HS: dựa vào SGK để trả lời. 
- Hs quan sát h8: Tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ? Từ đó em có nhận xét gì?
GV: Chính sách đối ngoại của nhà Tần?
GV: Nhà Hán đã ban hành những chính sách gì?Tác dụng của những chính sách đó?
HS: Giảm tô, thuế, khuyến khích sản xuất...
GV:So sánh sự tồn tại của nhà Tần và nhà Hán.(Tần: 15 năm; Hán: 426năm).
GV: Vì sao nhà Hán tồn tại lâu hơn rất nhiều so với nhà Tần?
 Hoạt động nhóm, cá nhân.
GV?Nêu những cách đối nội của nhà Đường
-HS: Thực hiện chính sách, cải cách tiến bộ...
Nhà Đường đã có biện pháp gì để thúc đẩy nông nghiệp phát triển? Em hiểu thế nào là cs quân điền?
 Thảo luận nhóm
GV: Em có nhận xét gì về chính sách đối nội của nhà Đường?
GV: Nhà Đường đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?( Mở rộng bờ cõi...)
 HS: Sử dụng bản đồ cho hs thấy được những nước láng giềng mà TQ xâm chiếm.
 - Liên hệ đến Việt Nam. ( Nhà Đường đã đặt ách đô hộ lên đất nước ta như thế nào?)
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
* Kinh tế:
- Công cụ bằng sắt: đ diện tích gieo trồng mở rộng đ năng suất lao động phát triển.
* Xã Hội : Xuất hiện các giai cấp mới:
+ Quan lại, nông dân giàu -> Địa chủ .
+ nông dân lĩnh canh -> tá điền. đ Quan hệ sản xuất hình thành.
2. Xã hội Trung Quốc thời
Tần – Hán.
a. Thời Tần 
*Đối nội: - Xây dựng nhà nước chuyên chế (quyền lực tập trung vào tay vua) chia đất nước thành các quận huyện.
- Cử quan lại đến cai trị .
- Thông nhất chế độ đo lường, tiền tệ.
- Bắt lao dịch 
* Đối ngoại: xâm lược mở rộng chiến tranh xâm lược.
b. Thời Hán :
- Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc.
- Giảm tô thuế, sưu dịch. 
- Khuyến khích sản xuất.
=> Kinh tế phát triển, XH ổn định. 
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường.
* Đối nội: - bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện.
- cử người thân tín và thi cử chọn nhân tài 
- Nông nghiệp: giảm thuế, chính sách quân điền -> Nông nghiệp phát triển, đất nước phồn thịnh.
* Đối ngoại: tìm mọi cách để mở rộng bờ cõi -> lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn ị cường thịnh nhất Châu á.
4. Củng cố 
 Chế độ phong kiến ở TQ được xác lập vào thời gian nào? Những giai cấp chính trong xã hội?
 Sự thịnh cường của TQ thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?
( Kinh tế phát triển, XH ổn định , Bờ cõi được mở rộng )
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài cũ, Làm câu hỏi 1,2 (SGK). Chuẩn bị phần tiếp theo.

File đính kèm:

  • docgiao an lich su 7 tuan 4.doc
Giáo án liên quan