Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 39, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT:

 - Giúp HS nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kì chủ động tiến công giải phóng đất nước.

 - Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa.

 2. TT:

 - Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.

 - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc.

 - Bồi dưỡng cho HS tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.

 3. RLKN: Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 39, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21
Tiết: 39
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN 1418- 1427 (TIẾP THEO)
S: 01/01/2013 
G:07/01/2013 
II GIẢI PHÓNG NGHỆ AN –TÂN BÌNH- THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC
( 1424- 1426)
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT:
	- Giúp HS nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kì chủ động tiến công giải phóng đất nước. 
	- Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa.
	2. TT:
	- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.
	- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc.
	- Bồi dưỡng cho HS tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.
	3. RLKN: Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập 
	2. Bài cũ: ( 5 phút)
	- Nói sự hiểu biết của em về Lê Lợi và Nguyễn Trãi ?
	- Trình bày những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ?
	3. Bài mới:
	a, Giới thiệu: ( 2 phút) Cuộc khới nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn đầu vì lực lượng còn non yếu, bị quân Minh tấn công phái rút lên núi Chí Linh 3 lần với nhiều khó khăn gian khổ. Lê Lợi tạm hoà với quân Minh. Thời kì hoà hoãn đã hết quân Minh lại đem quân tấn công. Lê lợi và nghĩa quân sẽ đối phó như thế nào, bài học hôm nay cho ta biết điều đó.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
*HĐ1: Giải phóng Nghệ An (năm 1424) : ( 15 phút)
- KT: Biết kế hoạch của Nguyễn Chích có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển lực lượng, thoát khỏi khó khăn
- KN:Tường thuật diễn biến.
- Trước tình hình quân Minh tấn công, quân ta đã đối phó như thế nào ?
- Cho HS đọc in nghiêng SGK → phân tích (Nguyễn Chích).
- Kế hoạch của Nguyễn Chích như thế nào ? Nhận xét ? Quân ta tiến hành thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích như thế nào ?
- Diễn biến ?
- GV trình bày trên lược đồ .
- Kết quả trận đánh này như thế nào ? 
*HĐ2:Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (1425)
 ( 6 phút) 
- KT:Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn
-RKN: Tường thuật diễn biến.
- Sau khi giải phóng Nghệ An, 8/1425 quân ta đã làm gì ? Diễn biến ? (tường thuật lược đồ)
Kết quả ?
- Như vậy từ 10/1424 → 8/1425 chúng ta thực hiện kế hoạch Nguyễn Chích như thế nào ?
*HĐ 3:Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối 1426): ( 10 phút)
- KT:Kế hoạch, diễn biến cuộc tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động.
- RKN: Tường thuật diễn biến.
- GD: lòng yêu nước.
- Sau chiến thắng trên, nghĩa quân lúc này có quyết định như thế nào ?
- Bắt đầu thời gian nào nghĩa quân tấn công ?
HS đọc in nghiêng SGK→ tường thuật trên lược đồ – kết hợp SGK 7 cũ phân tích thêm 
- Nhiệm vụ của 3 đạo quân khi tiến ra Bắc là gì? 
- Em hãy nhận xét về kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi ?(qua lược đồ)
- Thái độ của nhân dân như thế nào ?
- Kết quả ?
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424) :
- Kế hoạch của Nguyễn Chích : Rời núi rừng Thanh Hóa chuyển quân vào Nghệ An .là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đất ấy quay ra đánh Đông Đô.
- Tiến hành : 12/10/1424 nghĩa quân tấn công đồn Đa Căng → Trà Lân → Khả Lưu 
Þ giải phóng phần lớn Nghệ An .
 Buộc địch phải rút vào thành cố thủ
- Lê lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An. Đánh và giải phóng Diễn Châu, Thanh Hóa.
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (1425) :
- 8/1425: Trần Nguyên Hãn,Lê Ngân  chỉ huy quân ta tấn công vào Tân Bình (Quảng Bình) và Thuận Hoá (Huế).
→ giải phóng từ Thanh Hoá trở vào.đến đèo Hải Vân.
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối 1426) :
- Diễn biến : 
 + 9/1426:Lê Lợi. nghĩa quân tiến ra Bắc chia làm 3 đạo Tây Bắc
 Hạ lưu sông Nhị
 Tiến thẳng Đông Quan 
 + Nhiệm vụ : 
 . Giải phóng đất đai.
 . Thành lập chính quyền mới .
 . Chặn quân tiếp viện .
Þ được sự ủng hộ tích cực của nhân dân.
- Kết quả : quân ta chiến thắng nhiều trận lớn→ buộc địch rút vào thành Đông Quan cố thủ→ .Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công
	4. Củng cố : ( 5 phút)
	- Bài tập: 1,2,3,4 ./ vở bài tập LS NXBGD
- Nêu nội dung kế hoạch Nguyễn Chích ? Quân ta tiến hành thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích ra sao ?
- Trình bày diễn biến và nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn khi tiến quân ra Bắc ? Kết quả.
- Nêu những tấm gương về sự ủng hộ của nhân dân ta khi tiến quân ra Bắc.
	5. Dặn dò: (2 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
	- Chuẩn bị bài : Xem và soạn bài 19 (phần III ) SGK . (Soạn bài theo câu hỏi SGK )
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctuan21tiet 39.doc